Người đầu tiên khỏi HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới

Với việc làm trên, ông Timothy R. Brown mong muốn sẽ có nhiều bệnh nhân HIV được chữa khỏi bệnh bằng sự tiến bộ của y học.  

Người đàn ông đầu tiên và duy nhất khỏi bệnh AIDS nói rằng, ông đang gây dựng một quỹ tài trợ nhằm chữa trị cho những người bị bệnh như mình.

Tuyên bố về trường hợp khỏi AIDS đầu tiên trên thế giới được công bố tại Hội nghị quốc tế AIDS lần thứ XX (tháng 6/2011). Tuy nhiên, thời điểm đó vẫn còn 1 số nghi ngại nhất định rằng, virus HIV vẫn ẩn náu đâu đó trong cơ thể ông. Lần xuất hiện mới nhất này tại Hội nghị  tế AIDS  lần thứ XIX, diễn ra tại Washington,Timothy R. Brown đã khẳng định: “Mặc cho những gì bạn có thể đã nghe nói gần đây, tôi đã chữa khỏi bệnh AIDS. Tôi đã chữa khỏi và sẽ vẫn chữa khỏi”.

Nữ diễn viên Sharon Stone bắt tay Timothy Ray Brown,ngưởi đàn ông chữa khỏi bệnh AIDS, tại sự kiện “Annual Kiehl’s Since 1851 Life Ride For amfAR” lần thứ 3, diễn rangày 20/07/2012, tại Whasington, DC (Ảnh: Internet)

Lời tuyên bố này nhằm vào một báo cáo gần đây cho rằng virus HIV có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Đó là báo cáo của các nhà nghiên cứu ở California về dấu vết virus HIV tìm thấy trong các mô của Brown nhưng các chuyên gia điều trị cho ông khẳng định những dấu vết đó không có sự sống và không thể tái tạo.

Đây cũng là bước chuyển lớn lao của bệnh nhân chữa khỏi AIDS đầu tiên, từ việc giấu danh tính dưới cái tên “bệnh nhân Berlin”, đến việc xuất hiện trước các phương tiện truyền thông và giờ đây là kêu gọi thành lập nên quỹ Timothy Ray Brown nhằm thu hút tài trợ cho nghiên cứu chữa trị bệnh AIDS.

Timothy R. Brown cho biết: “Tôi không lựa chọn trở thành bệnh nhân Berlin. Tôi chỉ là một người đã tham gia vào một phương pháp điều trị tiên tiến nhằm chữa khỏi bệnh AIDS. Giờ, tôi lựa chọn dâng hiến cuộc sống của tôi, cơ thể tôi và câu chuyện của tôi để tìm cách chữa AIDS cho tất cả mọi người, những người đã và sẽ bị căn bệnh này trước khi phương pháp điều trị được tìm thấy”.

Trên thực tế, Timothy là bệnh nhân duy nhất sống sót sau ca mổ gấy ghép tế bào gốc từ tuỷ xương trong số 10 bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật này. 9 người còn lại đã không thể chống lại được căn bệnh ung thư. Và cho đến nay, mặc dù virus HIV biến mất khỏi cơ thể Timothy nhưng bệnh máu trắng vẫn hành hạ. Timothy Brown đã phải trải qua cuộc cấy ghép “thập tử nhất sinh” lần thứ2 và đã bị một số tổn thương thần kinh khiến cho việc đi lại khá khó khăn.

Timothy R. Brown trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo công bố thành lập quỹ Timothy Ray Brown vào ngày 24/07/2012, tại Washington, DC (Ảnh: Internet)

JasonWarriner, Giám đốc TT Y tế Terrence Higgins Trust, cho biết: “Timothy cũng không khuyên bất cứ ai nên thử cách điều trị ông đã từng trải qua để nuôi hy vọng được chữa khỏi HIV. “Tôi bị bệnh máu trắng và ghép tế bào gốc là cách duy nhất để tôi sống sót. Tôi còn phải phẫu thuật1 lần nữa và hy vọng sẽ không có kết cục tồi tệ. Đã rất nhiều lần tôi cảm thấy như có thể chết đi, tôi đã ước như vậy. Nhưng tôi đã sống sót. Tôi có 1 ý chí sống mãnh liệt và đó là lý do tại sao tôi vẫn còn ở đây”.

“Các kỹ thuật cấy ghép mà Timothy Ray Brown đã trải qua là vô cùng phức tạp và đe dọa tính mạng. Nó chỉ được thực hiện trong những tình huống đặc biệt. Đó không phải là “cách chữa trị” mà chúng ta đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nó khiến cho chúng ta tin rằng HIV là có thể chữa được”.

Được biết, ông Timothy phát hiện mình dương tính với HIV vào năm 1995, khi đang sống ở thủ đô Berlin (Đức).

Ông Brown đã phải liên tục uống thuốc để cầm cự với “căn bệnh thế kỷ” và 10 năm sau đó, ông bắt đầu cảm thấy cơ thể suy yếu trầm trọng. Kết quả xét nghiệm sinh thiết tủy sống vào năm 2006 cho thấy ông bị bệnh ung thư bạch cầu.

Sau khi tham gia các đợt hóa trị, Brown được bác sĩ chuyên khoa ung thư Gero Huetter đề nghị ghép tủy sống để thay thế tủy bị mất do hóa trị. Vì theo vị bác sĩ này biết, cứ trong 100 người, phần lớn là ở Bắc Âu, thì có một người có khả năng kháng HIV cao nhờ vào một đột biến gien. Hay nói cách khác, các tế bào của họ thiếu các ngõ để HIV thâm nhập vào.

Vào năm 2007, ông Brown được ghép tủy sống từ một người có đột biến gien kháng HIV. Ông cũng ngưng dùng thuốc cầm HIV. Và mặc dù bệnh ung thư bạch cầu vẫn còn, nhưng HIV thì “biến mất”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên