Pháp sẵn sàng nối lại hợp đồng bán tàu ngầm cho Australia

VOV.VN - Trong nỗ lực khởi động lại chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc gặp với Thủ tướng Australia Anthony Albanese bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 và khẳng định sẵn sàng nối lại hợp đồng bán tàu ngầm nếu Australia có nhu cầu.

Trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề cập đến thương vụ bán 12 tàu ngầm trị giá 56 tỷ euro đã bị huỷ bỏ cách đây hơn 1 năm dưới thời cựu Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ông Macron cho biết phía Pháp sẵn sàng nối lại thương vụ này nếu chính phủ Australia hiện nay mong muốn nhưng cũng nhấn mạnh tôn trọng chủ quyền và lựa chọn của Australia.

Nhà lãnh đạo Pháp nhắc lại quan điểm không bán tàu ngầm hạt nhân cho các đối tác nước ngoài, nhưng khẳng định các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Pháp sẽ được sản xuất tại Australia và bắt đầu bàn giao vào năm 2030, nhanh hơn rất nhiều so với các tàu ngầm hạt nhân mà Mỹ chỉ có thể thực hiện sớm nhất là năm 2050. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh hiện nay của Australia tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhất là trước sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese nhấn mạnh Pháp là đối tác an ninh quan trọng đối với các vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời cho biết cả hai nước đều mong muốn tăng cường cam kết và hợp tác trong các vấn đề quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, ông Albanese cho biết Australia hiện chưa thay đổi chiến lược về tàu ngầm.

Quan hệ Pháp - Australia đang được hâm nóng trở lại sau những rạn nứt nghiêm trọng do chính phủ tiền nhiệm tại Australia bất ngờ đơn phương huỷ bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp để mua các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vào tháng 9/2021.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt ưu tiên khởi động chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và quan hệ lạnh nhạt với Australia. Ông Macron xác định Australia và Ấn Độ là những trụ cột chính để gia tăng sự hiện diện và bảo vệ lợi ích tại khu vực chiếm tới 93% vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.

Người đứng đầu nước Pháp cũng nhận định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang trở thành điểm nóng tranh chấp quốc tế, nổi bật là sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Pháp sẽ theo đuổi chiến lược cân bằng, bảo vệ sự tự do và chủ quyền, đảm bảo tự do hàng hải, tăng cường trao đổi văn hóa, kinh tế, phát triển công nghệ và phản đối các hình thức bá quyền.

Ngay sau Hội nghị G20, Tổng thống Pháp Macron sẽ là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Thái Lan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS
Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS

VOV.VN - Nhật Bản là tuy không phải là một thành viên của AUKUS, song lại muốn hợp tác với cơ chế này trong một số dự án về công nghệ quốc phòng.

Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS

Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS

VOV.VN - Nhật Bản là tuy không phải là một thành viên của AUKUS, song lại muốn hợp tác với cơ chế này trong một số dự án về công nghệ quốc phòng.

AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực
AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực

VOV.VN - Australia đã đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh vừa được thành lập vào tháng 9/2021.

AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực

AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực

VOV.VN - Australia đã đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh vừa được thành lập vào tháng 9/2021.

“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS
“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

VOV.VN - Indonesia đã có sự phản ứng rất thận trọng trước sự ra đời của AUKUS. Indonesia lo ngại về sức mạnh của Australia, dè chừng yếu tố Trung Quốc, mong muốn có sự tự chủ chiến lược…

“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

VOV.VN - Indonesia đã có sự phản ứng rất thận trọng trước sự ra đời của AUKUS. Indonesia lo ngại về sức mạnh của Australia, dè chừng yếu tố Trung Quốc, mong muốn có sự tự chủ chiến lược…

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS
New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

VOV.VN - AUKUS là một cơ chế an ninh mới được thành lập vào tháng 9/2021 với 3 thành viên là Australia, Anh và Mỹ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng giữa ba quốc gia này.

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

VOV.VN - AUKUS là một cơ chế an ninh mới được thành lập vào tháng 9/2021 với 3 thành viên là Australia, Anh và Mỹ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng giữa ba quốc gia này.

Australia thúc đẩy hợp tác về công nghệ tiên tiến với các thành viên AUKUS và Bộ Tứ
Australia thúc đẩy hợp tác về công nghệ tiên tiến với các thành viên AUKUS và Bộ Tứ

VOV.VN - Đẩy mạnh hợp tác với AUKUS và nhóm Bộ Tứ là một trong những biện pháp nhằm đưa nền kinh tế Australia phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm công nghệ của khu vực.

Australia thúc đẩy hợp tác về công nghệ tiên tiến với các thành viên AUKUS và Bộ Tứ

Australia thúc đẩy hợp tác về công nghệ tiên tiến với các thành viên AUKUS và Bộ Tứ

VOV.VN - Đẩy mạnh hợp tác với AUKUS và nhóm Bộ Tứ là một trong những biện pháp nhằm đưa nền kinh tế Australia phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm công nghệ của khu vực.