AUKUS - một cải tổ về an ninh quốc tế và sự ra đời của các liên minh khu vực

VOV.VN - Mặc dù không can thiệp trực tiếp vào mục đích và phạm vi địa lý ảnh hưởng của NATO, AUKUS đã gây ra những bất đồng lớn giữa các thành viên NATO châu Âu, có khả năng thúc đẩy những thay đổi không mong muốn về các vấn đề an ninh và liên minh tiềm năng ở cấp độ châu Âu và toàn cầu.

Bài toán nhiều biến số

Đối với châu Âu, hệ lụy có thể không xảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, không thể bỏ qua việc 2 trong số các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) quan trọng nhất về mặt quân sự là Mỹ và Anh đã quyết định tham gia hiệp ước an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Cho đến nay, Pháp là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi Australia hủy hợp đồng trị giá 38,6 tỷ euro đóng 12 tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu diesel để có được tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, Anh.

Mỹ đang xa lánh Pháp mà quên mất rằng nước này là một trong những đồng minh lâu đời nhất của Mỹ và là một trong những thành viên NATO có khả năng quân sự nhất tại lục địa châu Âu. Pháp cũng là một tác nhân quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực ảnh hưởng của AUKUS, vì có khoảng 1,6 triệu công dân Pháp sinh sống trong khu vực đó.

AUKUS bắt đầu với một thất bại ngoại giao nghiêm trọng - không bao gồm Pháp trong thỏa thuận. Mặc dù vẫn chưa quá muộn để khắc phục, vì các tàu ngầm đã hứa với người Australia sẽ mất gần một thập kỷ hoặc hơn để chế tạo, có rất ít triển vọng Mỹ sẽ xem xét bổ sung thêm Pháp, và cũng có rất ít động lực để Pháp gia nhập khối 3 nước đã “đâm vào lưng” họ.

Hiệp ước này cũng có thể làm xấu đi mối quan hệ vốn đã rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu, Anh và châu Âu. Đây là một con dao hai lưỡi - có lợi cho Trung Quốc vì nó đang gieo rắc mối bất hòa giữa các cường quốc, và nó cũng là một động lực cho Pháp, và có thể là cả Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

Mặc dù đã có những thỏa thuận giữa Anh và Pháp, chẳng hạn như Hiệp ước Lancaster House, cách cả hai nước tiến hành theo đuổi chính sách đối ngoại của mình ở cấp độ châu lục và riêng lẻ, sẽ quyết định mức độ mạnh hay mềm đối với cả EU và NATO. Sự rạn nứt có thể mở ra cánh cửa cho ý tưởng về quyền tự chủ lớn hơn của châu Âu. Đức đang bận tâm đến cuộc tổng tuyển cử của mình, cho phép Pháp tận dụng điều này để thực hiện một vai trò đối kháng hơn nhằm thúc đẩy độc lập hơn nữa của EU.

Về mặt quân sự, AUKUS không trực tiếp gây ra mối đe dọa đối với Trung Quốc hoặc khu vực. Tuy nhiên, nó báo hiệu một trò chơi rất chiến lược giữa tất cả các bên tham gia. Hiệp ước đã tác động tích cực đến Anh, nước sau Brexit, đã coi AUKUS này là một chiến thắng nhỏ trước châu Âu. Vương quốc Anh cuối cùng đã tự thoát khỏi sự kiềm tỏa của EU.

AUKUS cũng đã củng cố chính sách toàn cầu mà Anh theo đuổi kể từ khi rời EU và giành lại vị trí của mình trong các vấn đề quốc tế. Đối với Anh, sự hỗ trợ của chính quyền Biden cũng có nghĩa là Mỹ đã quyết định đứng về phía Anh chứ không phải với châu Âu khi bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một nhược điểm dễ bị bỏ qua hơn của hiệp ước này là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, mặc dù không có khả năng Australia sẽ sớm bắt đầu phát triển ý tưởng về vũ khí hạt nhân.

Cho đến nay, quy luật là bất kỳ quốc gia nào có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng là người nắm giữ vũ khí hạt nhân. Việc cho phép Australia, một quốc gia phi hạt nhân, sở hữu những chiếc tàu ngầm như vậy là một kẽ hở lớn khiến các nước như Iran mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Trung Quốc hoặc Nga; hoặc các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác như Ấn Độ, Pakistan hay Triều Tiên quyết định chế tạo tàu ngầm đẩy bằng năng lượng hạt nhân.

Liên minh khu vực

Theo tờ báo Na Uy Today hôm 27/9, Frank Bakke-Jensen - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Na Uy đã tuyên bố, ngày 1/10 sẽ ký một thỏa thuận hợp tác quân sự với Thụy Điển và Đan Mạch, thừa nhận một cuộc khủng hoảng chính sách an ninh nghiêm trọng ở khu vực Bắc Âu sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước Bắc Âu. Sự hợp tác này bao gồm trao đổi thông tin và lập kế hoạch chung. Tầm nhìn thỏa thuận là chuẩn bị sẵn sàng để phối hợp hành động trong thời bình, và nếu có xung đột xảy ra.

Mặc dù bị phủ nhận, có thông tin cho thấy, Pháp đang yêu cầu tăng cường quân đội EU. Thực tế là tại nhiều nước EU, người ta lo lắng về an ninh và khó chịu với lối hành xử của Mỹ tại NATO. NATO là một liên minh rất hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, vai trò của NATO đã trở nên không còn phù hợp, đặc biệt, khi hầu hết các nước thuộc khối Warsaw gia nhập EU hoặc NATO, hay giữ khoảng cách với Nga.

Mỹ cũng nhận ra rằng NATO chỉ là gánh nặng của nền kinh tế Mỹ, và đã hạ thấp đáng kể ý nghĩa của khối này. NATO trở thành một liên minh thương mại, chính trị hoặc ngoại giao. Trên thực tế, Mỹ đã và đang sử dụng NATO chỉ cho các mục đích chính trị. Vào thời điểm tấn công Iraq, Mỹ đã sử dụng cơ sở này để hợp thức hóa cuộc chiến Iraq. Mặc dù, lý do được đưa ra là giả vì không có vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Sau đó, Thủ tướng Anh phải xin lỗi công khai về tin giả.

Không chỉ một lần, NATO đã được sử dụng hết lần này đến lần khác chỉ cho các mục đích chính trị, như đối với cuộc chiến ở Libya, Syria, Afghanistan, v.v. Đã bỏ ra 2.000 tỷ USD, 20 năm, và tất cả vũ khí và thiết bị chiến tranh có thể, nhưng không thể kiểm soát một tấc đất nào của Afghanistan, Mỹ đã quyết định chấm dứt chiến tranh một cách tuyệt vọng.

Mỹ đã trực tiếp đàm phán hòa bình với Taliban mà không có sự tham gia của NATO hay chính phủ bù nhìn Afghanistan. Thỏa thuận đạt được giữa Taliban và Mỹ tháng 2/2020 tại Doha không có bất kỳ vai trò nào của NATO. Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan mà không thông báo cho các đồng minh cũng đã khiến NATO cảm thấy bị xúc phạm. Mỹ đã nhiều lần bỏ rơi các đồng minh của mình. Mặt khác, nỗ lực chiến tranh của Mỹ ngày càng tốn kém tiền bạc, chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp đến NATO.

Đã có thời gian EU là đối tác thương mại lớn của Mỹ, nhưng hiện nay, nhiều nước EU đang có xu hướng nghiêng về Trung Quốc hơn trong các hoạt động kinh tế. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là đối tác thương mại lớn nhất, là nước tạo ra nhiều việc làm nhất cho một số nước EU. Một số nước EU phụ thuộc vào Nga về năng lượng. Vì vậy, vai trò của Mỹ đã bị giảm và cạnh tranh cởi mở đang chiếm ưu thế trên thị trường về mọi mặt.

Việc mỗi quốc gia duy trì quân đội riêng cũng có thể không khả thi. Đặc biệt, một số quốc gia châu Âu có thể không đủ khả năng chi trả cho các khoản chi tiêu quốc phòng một cách hợp lý. Lập một liên minh khu vực như Thụy Điển-Na Uy-Đan Mạch là cách tiếp cận hoàn toàn đúng đắn, có thể không vi phạm NATO. Các quốc gia khác cũng có thể thành lập một số loại liên minh khu vực trong khi vẫn giữ nguyên NATO. Các liên minh khu vực đang xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần đầu tiên đề cập đến thỏa thuận AUKUS
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần đầu tiên đề cập đến thỏa thuận AUKUS

VOV.VN - Phát biểu tại Đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc - EU lần thứ 11 tổ chức hôm qua (28/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần đầu tiên đưa ra các đánh giá về thỏa thuận AUKUS.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần đầu tiên đề cập đến thỏa thuận AUKUS

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần đầu tiên đề cập đến thỏa thuận AUKUS

VOV.VN - Phát biểu tại Đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc - EU lần thứ 11 tổ chức hôm qua (28/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần đầu tiên đưa ra các đánh giá về thỏa thuận AUKUS.

Sau AUKUS, Mỹ sẽ làm gì tiếp theo?
Sau AUKUS, Mỹ sẽ làm gì tiếp theo?

VOV.VN - Tuyên bố về AUKUS có lẽ chỉ là khởi đầu, chứ không phải là kết thúc, để Mỹ cải thiện các cam kết về kinh tế và quân sự với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sau AUKUS, Mỹ sẽ làm gì tiếp theo?

Sau AUKUS, Mỹ sẽ làm gì tiếp theo?

VOV.VN - Tuyên bố về AUKUS có lẽ chỉ là khởi đầu, chứ không phải là kết thúc, để Mỹ cải thiện các cam kết về kinh tế và quân sự với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS
Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?
Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.