Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng EU - Nga

VOV.VN - Tiếp sau Ukraine, Armenia, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều cuộc giằng co căng thẳng khác giữa hai khối này.

Armenia - Lịch sử lặp lại của Ukraine

Sau khi Armenia tuyên bố tham gia Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan, Liên minh châu Âu lập tức lên tiếng cảnh báo Armenia đã tự ngăn cản cơ hội ký kết một thỏa thuận nhằm thiết lập khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu.

Cuộc chiến giằng co căng thẳng giữa hai EU và Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu (Ảnh minh họa, nguồn economist.com)

Động thái này diễn ra không lâu sau khi Nga có động thái tương tự khi gây sức ép với Ukraine trước việc nước này tuyên bố gia nhập Liên minh châu Âu, cho thấy đang có một cuộc cạnh tranh gay gắt để lôi kéo thành viên giữa Liên minh châu Âu và Liên minh Hải quan mà Nga đứng đầu. Điều đó đang đẩy các nước có ý định hội nhập kinh tế - thương mại với hai khu vực này vào thế khó như “giữa hai dòng nước”.

Sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Armenia Serzh Sarkisian và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 3/9 tại Moscow, hai bên đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu rõ “Cộng hòa Armenia quyết định gia nhập Liên minh Hải quan và tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đạt được điều này”.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, Litva - nước hiện là Chủ tịch Liên minh châu Âu đã tuyên bố, với quyết định này, Armenia tự ngăn cản cơ hội ký kết một thỏa thuận nhằm thiết lập khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu, vốn được dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Vilnius trong khuôn khổ chương trình “Đối tác phương Đông”.

Ngoại trưởng Litva, ông Linas Linkevicius lý giải, mặc dù Liên minh châu Âu tôn trọng quyết định của Armenia, song Armenia không thể cùng một lúc tham gia hai hệ thống do chúng không tương thích với nhau.

Với lý lẽ mà Liên minh châu Âu đưa ra rằng “hai hệ thống không tương thích với nhau”, không khó nhận ra đây là cách thức gây sức ép để buộc Armenia phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là tham gia khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu, hoặc là tham gia Liên minh Hải quan với Nga.

Giằng co căng thẳng về lợi ích

Trước Armenia, Ukraine cũng phải chịu sức ép tương tự khi thể hiện ý định muốn gia nhập Liên minh châu Âu. Ngay lập tức, Nga đã đưa ra cảnh báo “Ukraine cần cân nhắc kỹ lưỡng trước quyết định của mình”, đồng thời còn hiện thực hóa lời cảnh báo này bằng việc áp đặt kiểm soát hải quan nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine tại cửa khẩu, gây thiệt hại nhiều tỉ USD cho Ukraine.

Mặc dù khi đó, Nga cũng đưa lời giải thích tương tự như Liên minh châu Âu, rằng Nga lo ngại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn tái nhập từ Ukraina, song dư luận đều nhận thấy, thực chất đây là “đòn kinh tế” mà Nga đưa ra nhằm ép Ukraina xem xét lại quyết định để gia nhập Liên minh Hải quan, thay vì gia nhập Liên minh châu Âu.

Những động thái từ phía Nga và Liên minh châu Âu cho thấy một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai bên nhằm lôi kéo thêm thành viên mới, nhất là với những nước thuộc không gian Xô Viết trước đây. Với Nga, Liên minh Hải quan được coi là một phần kế hoạch để đưa các nước thuộc Liên Xô trước đây trở về khu vực ảnh hưởng của mình. Ngoài ra, việc quy tụ càng nhiều thành viên sẽ mang lại nhiều cơ hội để Nga triển khai các dự án kinh tế - thương mại có thể đối trọng với Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu cũng rất muốn tận dụng thời điểm mà các nước cộng hòa Liên Xô cũ đang nỗ lực để củng cố quyền tự chủ sau khi thoát khỏi ảnh hưởng của đế chế Nga trước đây để áp đặt tầm ảnh hưởng mới của mình.

Chính vì vậy, việc chỉ được phép lựa chọn hoặc theo đuổi chính sách hội nhập với châu Âu, hoặc gia nhập Liên minh Hải quan khiến các nước rơi vào hoàn cảnh “đứng giữa hai dòng nước”, và việc đưa ra quyết định không hề đơn giản.

Về phía Liên minh châu Âu, một không gian kinh tế rộng lớn gồm những nền kinh tế thuộc hàng phát triển nhất thế giới của Lục địa già thật sự là mục tiêu hấp dẫn. Trong khi đó, Nga lại có lợi thế về mối quan hệ hợp tác truyền thống – vốn là điểm mạnh trong các dự án hợp tác song phương.

Cho đến thời điểm này, Ukraine đã đưa ra lựa chọn khá dứt khoát là “nếu phải lựa chọn, sẽ lựa chọn Liên minh châu Âu”. Ngược lại, Armenia lại tỏ ra chắc chắn khi xích lại gần Nga - một kết quả cân xứng cho hai bên. Thế nhưng, trong chặng đường hội nhập phía trước, chắc chắn thế giới sẽ còn phải chứng kiến nhiều cuộc giằng co căng thẳng khác giữa hai khối này, và người đau đầu nhất chỉ là người ở giữa, để lợi ích quốc gia không trở thành “con bài mặc cả” trong tay các cường quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất thành lập Ủy ban An ninh và Chính trị EU-Nga
Đề xuất thành lập Ủy ban An ninh và Chính trị EU-Nga

Ngày 5/6, Đức và Nga đã đề xuất thành lập Ủy ban An ninh và Chính trị Liên minh châu Âu (EU) - Nga nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng và xung đột trong khu vực.

Đề xuất thành lập Ủy ban An ninh và Chính trị EU-Nga

Đề xuất thành lập Ủy ban An ninh và Chính trị EU-Nga

Ngày 5/6, Đức và Nga đã đề xuất thành lập Ủy ban An ninh và Chính trị Liên minh châu Âu (EU) - Nga nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng và xung đột trong khu vực.

Tổng thống Nga thăm Armenia
Tổng thống Nga thăm Armenia

Nga luôn là đối tác hàng đầu của Armenia. Hiện nay gần 1.200 công ty, doanh nghiệp của Armenia có vốn đầu từ từ Nga

Tổng thống Nga thăm Armenia

Tổng thống Nga thăm Armenia

Nga luôn là đối tác hàng đầu của Armenia. Hiện nay gần 1.200 công ty, doanh nghiệp của Armenia có vốn đầu từ từ Nga

Nga hợp tác với Armenia về vấn đề hạt nhân
Nga hợp tác với Armenia về vấn đề hạt nhân

Năng lượng hạt nhân là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong mối quan hệ giữa hai nước

Nga hợp tác với Armenia về vấn đề hạt nhân

Nga hợp tác với Armenia về vấn đề hạt nhân

Năng lượng hạt nhân là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong mối quan hệ giữa hai nước

Ukraine hy vọng đẩy nhanh việc ký thoả thuận đối tác với EU
Ukraine hy vọng đẩy nhanh việc ký thoả thuận đối tác với EU

(VOV) - Ukraine hy vọng đẩy nhanh tiến trình ký thoả thuận hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).

Ukraine hy vọng đẩy nhanh việc ký thoả thuận đối tác với EU

Ukraine hy vọng đẩy nhanh việc ký thoả thuận đối tác với EU

(VOV) - Ukraine hy vọng đẩy nhanh tiến trình ký thoả thuận hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).

Nga bác bỏ việc cấm nhập khẩu từ Ukraine
Nga bác bỏ việc cấm nhập khẩu từ Ukraine

VOV.VN - Trước đó, cơ quan hải quan Nga đã đưa các doanh nghiệp xuất khẩu của Ukraine vào danh sách “những nhà cung cấp không đáng tin cậy”.

Nga bác bỏ việc cấm nhập khẩu từ Ukraine

Nga bác bỏ việc cấm nhập khẩu từ Ukraine

VOV.VN - Trước đó, cơ quan hải quan Nga đã đưa các doanh nghiệp xuất khẩu của Ukraine vào danh sách “những nhà cung cấp không đáng tin cậy”.

Ukraine muốn đàm phán với Nga về khí đốt
Ukraine muốn đàm phán với Nga về khí đốt

(VOV) -Ngày 4/3, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych có cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow.

Ukraine muốn đàm phán với Nga về khí đốt

Ukraine muốn đàm phán với Nga về khí đốt

(VOV) -Ngày 4/3, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych có cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow.

Ukraine thông qua kế hoạch  cải cách kinh tế
Ukraine thông qua kế hoạch cải cách kinh tế

(VOV) -Kế hoạch cải cách này sẽ tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp và tăng cường hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu.

Ukraine thông qua kế hoạch  cải cách kinh tế

Ukraine thông qua kế hoạch cải cách kinh tế

(VOV) -Kế hoạch cải cách này sẽ tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp và tăng cường hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu.

Nga cảnh báo Ukraine việc thành lập FTA với EU
Nga cảnh báo Ukraine việc thành lập FTA với EU

(VOV) - Nếu thành lập FTA với EU, Ukraine sẽ không thể gia nhập Liên minh thuế quan gồm Nga, Belarus, Kazakhstan.

Nga cảnh báo Ukraine việc thành lập FTA với EU

Nga cảnh báo Ukraine việc thành lập FTA với EU

(VOV) - Nếu thành lập FTA với EU, Ukraine sẽ không thể gia nhập Liên minh thuế quan gồm Nga, Belarus, Kazakhstan.

Ukraine tìm cách bớt lệ thuộc nguồn khí đốt của Nga
Ukraine tìm cách bớt lệ thuộc nguồn khí đốt của Nga

(VOV)- Ukraine đang tìm kiếm cơ hội tăng cường lượng khí đốt nhập khẩu từ châu Âu để thay thế lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vốn rất đắt đỏ.

Ukraine tìm cách bớt lệ thuộc nguồn khí đốt của Nga

Ukraine tìm cách bớt lệ thuộc nguồn khí đốt của Nga

(VOV)- Ukraine đang tìm kiếm cơ hội tăng cường lượng khí đốt nhập khẩu từ châu Âu để thay thế lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vốn rất đắt đỏ.

Mỹ và EU tham gia vụ tranh cãi phí nhập khẩu ô tô với Nga
Mỹ và EU tham gia vụ tranh cãi phí nhập khẩu ô tô với Nga

(VOV) - Liên minh châu Âu đã đưa cuộc tranh cãi với Nga về loại phí nhập khẩu ô tô ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Mỹ và EU tham gia vụ tranh cãi phí nhập khẩu ô tô với Nga

Mỹ và EU tham gia vụ tranh cãi phí nhập khẩu ô tô với Nga

(VOV) - Liên minh châu Âu đã đưa cuộc tranh cãi với Nga về loại phí nhập khẩu ô tô ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Azerbaijan và Armenia tìm giải pháp cải thiện quan hệ
Azerbaijan và Armenia tìm giải pháp cải thiện quan hệ

Ngày 3/7, đoàn đại biểu trí thức của hai nước Cộng hoà láng giềng vốn xung đột ngoại giao lâu nay là Azerbaijan và Armenia đã có cuộc gặp mặt đặc biệt để thảo luận về một hình thức mới cho việc thiết lập lại quan hệ

Azerbaijan và Armenia tìm giải pháp cải thiện quan hệ

Azerbaijan và Armenia tìm giải pháp cải thiện quan hệ

Ngày 3/7, đoàn đại biểu trí thức của hai nước Cộng hoà láng giềng vốn xung đột ngoại giao lâu nay là Azerbaijan và Armenia đã có cuộc gặp mặt đặc biệt để thảo luận về một hình thức mới cho việc thiết lập lại quan hệ