Liệu kho dự trữ của Mỹ và đồng minh có đủ lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga để lại?

VOV.VN - Các quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới nhận thấy rằng giải phóng các kho dầu dự trữ chiến lược - một trong những công cụ chính để ngăn chặn giá dầu tăng cao, sẽ không đủ để xoa dịu các thị trường thiếu nguồn cung từ Nga.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gồm 31 thành viên, đại diện cho các nước công nghiệp phát triển, đã thống nhất giải phóng 60 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược của các nước hôm 1/3 trong bối cảnh đang diễn ra chiến sự Nga – Ukraine. 

Đây là lần đầu tiên kể từ sau năm 2011, các nước thành viên IEA nhất trí về việc mở kho dự trữ dầu, và là lần thứ 4 kể từ sau khi cơ chế này được thiết lập vào năm 1974. Lượng dầu giải phóng lần này thấp hơn lượng tiêu thụ trong một ngày của toàn thế giới.

Mỹ chuẩn bị đợt mở kho dự trữ dầu lớn nhất trong lịch sử

Theo các nguồn thạo tin, Mỹ đang xem xét một đợt giải phóng kho dầu dự trữ khác, lên tới 180 triệu thùng từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) trong vài tháng tới, nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát và thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ.

Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ đánh dấu lần thứ 3 Mỹ mở nguồn dự trữ dầu chiến lược trong vòng 6 tháng qua, đồng thời là đợt giải phóng lớn nhất trong lịch sử gần 50 năm qua của SPR.

Tuy nhiên, các thỏa thuận được công bố cho đến nay đã không thể ngăn chặn đà tăng chóng mặt của giá dầu. Bên cạnh đó, nguồn cung dầu mỏ trên thế giới còn gặp phải những khó khăn như sự hữu hạn trong nguồn dự trữ khẩn cấp để giải quyết vấn đề dài hạn, bắt nguồn từ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhu cầu tiêu dùng lớn và năng lực hạn chế của các nhà sản xuất.

“Trong lịch sử, các đợt giải phóng kho dầu dự trữ từ SPR đã tạm thời khiến giá dầu giảm và sau đó lại tăng cao hơn do thị trường không đủ nguồn cung. Có khả năng giá dầu sẽ tăng sau đợt giảm ban đầu và SPR có thể phải được nạp lại với giá dầu thậm chí còn cao hơn”, Josh Young, Giám đốc đầu tư của Bison Interest, cho biết.

Một số quốc gia tiêu thụ dầu, trong đó có Mỹ, đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga liên quan đến việc nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, khiến thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng bởi nhu cầu nhiên liệu tăng trở lại và việc sản xuất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bị giới hạn.

IEA ước tính 3 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, tương đương hơn 1/3 lượng dầu xuất khẩu mỗi ngày của nước này, sẽ bị bỏ không khi Moscow chịu các lệnh trừng phạt và bên mua từ chối mua dầu. 

Trong khi đó, việc giải phóng kho dầu dữ trữ liên tục sẽ càng gây ảnh hưởng đến nguồn cung của thế giới. “Mỗi lần mở kho dầu dự trữ đều có thể tác động giảm dần đối với thị trường dầu mỏ”, John Paisie, Chủ tịch công ty tư vấn về năng lượng Stratas Advisors có trụ sở tại Houston, nói.

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden sẽ đưa ra tuyên bố trong ngày 31/3 về hành động mở kho dầu dự trữ của chính quyền.

Theo Reuters, thông tin này đã đẩy giá dầu giảm hơn 4% vào cuối ngày 30/3, nhưng cũng vấp phải sự hoài nghi của một số nhà phân tích.

Vào tháng 11/2021, Mỹ cũng đã cam kết giải phóng 50 triệu thùng dầu từ SPR trong một động thái phối hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng không thể ngăn giá dầu tăng lên hơn 100 USD/thùng.

Kho dự trữ dầu nhà nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, với hầu hết các thành viên đều thuộc IEA, đạt 1,48 tỷ thùng dầu vào cuối năm 2021, giảm hơn 100 triệu thùng so với mức cao nhất vào năm 2017.

Một phân tích của Reuters về dữ liệu của IEA cho thấy, dự trữ dầu do chính phủ kiểm soát giữa các quốc gia thành viên đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2005, ngay cả trước khi IEA giải phóng 60 triệu thùng dầu hôm 1/3.

Dữ liệu của chính phủ chỉ ra rằng, dầu dự trữ từ SPR của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002.

Có nên tiếp tục giải phóng kho dự trữ dầu?

Một số nhà phân tích đã kêu gọi các nước giải phóng nhiều dầu hơn nữa từ nguồn dự trữ. Ngân hàng JP Morgan đề xuất IEA có thể cam kết giải phóng 50 triệu thùng dầu dự trữ mỗi tháng hoặc nhiều hơn trong những tháng còn lại của năm 2022.

Neil Atkinson, nhà phân tích dầu mỏ và là cựu quan chức cấp cao của IEA, cho biết, chỉ những đợt mở kho dầu dự trữ lớn mới đủ để tạo ra sự khác biệt trong thị trường dầu trên toàn cầu với nhu cầu 100 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, về lâu dài, chìa khóa để tái cân bằng thị trường dầu là tăng cường sản xuất thương mại, chứ không phải giảm dự trữ dầu. 

“Dự trữ dầu chiến lược là vấn đề có giới hạn nhưng dòng dầu thương mại thì không. Việc sản xuất dừng lại là một vấn đề lớn hơn so với các kho dữ trữ có thể giải quyết theo thời gian”, Kevin Book, nhà phân tích chính sách năng lượng của nhóm nghiên cứu ClearView Energy Partners ở Washington, cho biết.

Mặc dù vậy, việc tăng cường sản xuất dầu có thể sẽ diễn ra chậm.

Sự bùng nổ về đá phiến dầu đã tăng gấp đôi sản lượng dầu của Mỹ kể từ những năm 2000. Tuy nhiên, sau khi sản lượng dầu giảm trong đại dịch Covid-19, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu ròng vào năm 2022 trước khi trở lại là quốc gia xuất khẩu ròng vào năm 2023.

Trong khi đó, các nhà sản xuất OPEC và đồng minh bao gồm Nga (OPEC+), đã cắt giảm sản lượng dầu sau khi nhu cầu sụt giảm do Covidd-19, có khả năng sẽ theo đuổi kế hoạch tăng sản lượng khiêm tốn trong những tháng tới, theo các nguồn thạo tin.

Các kho dự trữ dầu đã giúp hạn chế sự gián đoạn nguồn cung trong quá khứ. Đợt giải phóng 60 triệu thùng dầu trước đó do IEA điều phối trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Libya năm 2011, đã giảm giá 10 USD/thùng dầu xuống còn khoảng 105 USD/thùng. Lần giải phóng 60 triệu thùng dầu vào năm 2005 sau cơn bão Katrina đã giảm giá 3 USD/thùng dầu xuống còn 62 USD/thùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức nói tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng euro
Đức nói tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng euro

VOV.VN - Người phát ngôn của chính phủ Đức nói Tổng thống Putin chưa hối thúc Đức thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và đề xuất phương án quy đổi từ euro khi điện đàm với Thủ tướng Scholz.

Đức nói tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng euro

Đức nói tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng euro

VOV.VN - Người phát ngôn của chính phủ Đức nói Tổng thống Putin chưa hối thúc Đức thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và đề xuất phương án quy đổi từ euro khi điện đàm với Thủ tướng Scholz.

Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp
Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp

VOV.VN - Ba Lan sẽ tiến hành những động thái nhằm chấm dứt nhập khẩu tất cả dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022 trong khi Đức phát đi cảnh báo sớm về nguồn cung khí tự nhiên, đồng thời kêu gọi người tiêu thụ tiết kiệm năng lượng giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp

Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp

VOV.VN - Ba Lan sẽ tiến hành những động thái nhằm chấm dứt nhập khẩu tất cả dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022 trong khi Đức phát đi cảnh báo sớm về nguồn cung khí tự nhiên, đồng thời kêu gọi người tiêu thụ tiết kiệm năng lượng giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho châu Âu
Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho châu Âu

VOV.VN - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, Moscow sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí, nếu các nước châu Âu từ chối tuân thủ yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp.

Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho châu Âu

Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho châu Âu

VOV.VN - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, Moscow sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí, nếu các nước châu Âu từ chối tuân thủ yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp.