Ông Biden không cải cách quy tắc “filibuster” bất chấp sự đồng lòng của đảng Dân chủ?

VOV.VN - Nhà Trắng cho biết, sự lựa chọn hiện tại của Tổng thống Joe Biden là giữ nguyên thủ tục tranh luận không giới hạn tại Thượng viện (filibuster). Tuy nhiên, các nhà hoạt động không nghĩ rằng điều này có thể duy trì được lâu.

Biden – Tổng thống không thích thay đổi các quy tắc

Thuật ngữ “filibuster” dùng để chỉ việc thượng nghị sĩ Mỹ tranh luận không giới hạn về một dự luật để bày tỏ sự phản đối và cố gắng trì hoãn không cho nó được thông qua. Đây được coi là “vũ khí lập pháp” của thượng nghị sĩ Mỹ tại Quốc hội.

Theo Politico, Tổng thống Joe Biden mong muốn giữ nguyên thủ tục filibuster. Các nhà hoạt động đang ngày càng bối rối trước sự chần chừ của chính quyền ông Biden.

Với việc nhiều thành viên đảng Dân chủ ở Thượng viện sẵn sàng bãi bỏ hoặc sửa đổi quy định lập pháp, vốn thiết lập nguyên tắc đặc biệt là khi gần như mọi dự luật quan trọng chỉ được phép thông qua tại Thượng viện với tối thiểu 60 phiếu ủng hộ - quy định được biết đến với tên gọi "filibuster", Nhà Trắng hôm 8/3 tiếp tục đi lệch hướng về vấn đề này.

“Sở thích của Tổng thống Biden không phải là loại bỏ filibuster. Ông ấy không muốn thực hiện các thay đổi khác nhau đối với các quy tắc”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 8/3 đã nhắc lại quan điểm của ông Biden về việc duy trì quy tắc.

Tuyên bố của bà Psaki là sự tái khẳng định quan điểm từ lâu của Nhà Trắng. Tuy nhiên, tuyên bố này được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với sự cải cách filibuster. Ngày 7/3, Thượng nghị sĩ Joe Manchin, một trong những người ủng hộ việc loại bỏ filibuster, bày tỏ sự sẵn sàng thực hiện một số thay đổi đối với quy tắc này.

Việc Tổng thống Biden miễn cưỡng thay đổi quy tắc khiến ông xảy ra mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo dân quyền cũng như các thành viên đảng Dân chủ trong và ngoài Quốc hội. Họ nói rằng, ông Biden phải giải quyết vấn đề một cách trực tiếp thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố.

“Câu hỏi của tôi là làm thế nào Tổng thống Biden có thể đứng ngoài cuộc tranh luận, khi filibuster đang ngăn cản ông ấy giữ lời hứa với người dân Mỹ. Sớm muộn gì chính quyền cũng sẽ phải giải quyết việc này”, Aimee Allison, người đứng đầu tổ chức She the People nói.

Linh mục Al Sharpton cho biết, ông tôn trọng quan điểm của Tổng thống Biden về filibuster, nhưng ông hy vọng quy tắc “cổ hủ” sẽ được đưa ra trong cuộc họp thường kỳ giữa các nhóm dân quyền hàng đầu vào ngày 9/3.

“Chúng ta không thể vượt qua thời điểm này mà không có luật pháp. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề quyền bầu cử và nỗ lực cải cách cảnh sát, và filibuster là một trở ngại hữu hình để thực hiện cả hai điều”, ông Sharpton nói.

Tuyên bố của bà Psaki không loại trừ khả năng Tổng thống Biden ủng hộ cải cách filibuster, chỉ đơn thuần nói rằng “sở thích” của ông ấy là không làm điều đó. Một số quan chức cho rằng, Nhà Trắng chưa bao giờ nói rõ ràng rằng filibuster phải giữ nguyên, cũng như không nói rằng họ hoàn toàn muốn bãi bỏ nó.

Sự do dự của ông Biden

Các nhà hoạt động đã gặp gỡ ở Nhà Trắng để thảo luận về filibuster cũng không được yêu cầu giữ im lặng, ngay cả khi họ tăng cường các hành động gây áp lực. Thay vào đó, các quan chức chính quyền đã yêu cầu những người ủng hộ cho họ thời gian để tìm ra giải pháp theo các quy tắc hiện hành của Thượng viện để thông qua việc tăng lương tối thiểu, quyền bỏ phiếu, cải cách cảnh sát và các dự luật lớn khác mà ông Biden đã cam kết trong chiến dịch tranh cử.

Khi bà Psaki nhắc lại quan điểm của ông Biden vào hôm 8/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng đã đề cập đến việc Quốc hội thông qua gói cứu trợ nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19. “Hãy nhìn vào những gì chúng tôi đã có thể đạt được trong 6 tuần qua. Ông Biden sắp được thông qua một dự luật cứu trợ lịch sử nhằm giảm tỷ lệ nghèo ở trẻ em xuống một nửa và tạo ra 7 triệu việc làm”, bà Psaki nói.

Hiện tại, cuộc tranh luận về filibuster là “một vấn đề trừu tượng”, Eli Zupnick, người phát ngôn của nhóm chống lại quy tắc này nói. Tuy nhiên, khi các dự luật mở rộng quyền biểu quyết gặp phải sự ngăn cản của Thượng viện, ông Zupnick dự đoán rằng, chính quyền ông Biden sẽ thay đổi quyết định.  

“Tổng thống Biden và các thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện sẽ đứng trước sự lựa chọn khi các dự luật từ Hạ viện đến Thượng viện đều phải điều chỉnh. Họ sẽ phải lựa chọn giữa việc bảo vệ filibuster - một quy tắc đã cũ tại Thượng viện, hoặc đạt được thành công trong chương trình nghị sự của Tổng thống Biden”, ông Zupnick nói thêm.

Theo Politico, không chỉ các nhà hoạt động mới tranh luận về vấn đề này. Tuần trước, hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tina Smith và Amy Klobuchar cho biết, họ ủng hộ loại bỏ filibuster. Ngày 8/3, Hillary Clinton nói với Washington Post rằng, bà cảm thấy đảng Dân chủ cần phải loại bỏ quy tắc này, hơn 6 tháng sau khi cựu Tổng thống Barack Obama nói rằng, nó nên chấm dứt nếu đảng Cộng hòa sử dụng nó để ngăn chặn luật về quyền bầu cử.

“Tôi sẽ bỏ phiếu để loại bỏ filibuster. Tôi nghĩ rằng nó đã tồn tại lâu hơn tính hữu ích của nó”, bà Clinton nói.

Những người phản đối filibuster nhận thấy vấn đề đang trở nên gay gắt khi Thượng viện tiến hành cuộc cải cách quyền bỏ phiếu mà Hạ viện đã thông qua gần đây. Dự kiến ​​sẽ không có thành viên đảng Cộng hòa nào ở Thượng viện ủng hộ dự luật, bao gồm quyền đăng ký cử tri tự động, khôi phục quyền bỏ phiếu cho những người trước đây bị kết án trọng tội và nhiều quyền truy cập hơn vào thùng phiếu.

Hạ nghị sĩ Mondaire Jones cho biết, ông hiểu lý do tại sao Tổng thống Biden lại sử dụng “ngôn từ nhẹ nhàng” khi thảo luận về filibuster. Nhà lập pháp Mondaire Jones không thất vọng trước những tuyên bố mới nhất của chính quyền ông Biden hôm 8/3, nhưng ông nhấn mạnh rằng sự tán thành của tổng thống đối với cải cách có thể ảnh hưởng đáng kể đến những đảng viên Dân chủ ôn hòa tại Thượng viện.

“Những gì thư ký báo chí của Tổng thống Biden nói không nhất quán với kết luận rằng filibuster phải được cải cách hoặc bãi bỏ”, ông Jones nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Joe Biden hoan nghênh Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ
Tổng thống Joe Biden hoan nghênh Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/3 đã hoan nghênh việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD.

Tổng thống Joe Biden hoan nghênh Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ

Tổng thống Joe Biden hoan nghênh Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/3 đã hoan nghênh việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD.

Hồ sơ hạt nhân Iran: Tổng thống Biden đứng trước sức ép phải dỡ bỏ trừng phạt
Hồ sơ hạt nhân Iran: Tổng thống Biden đứng trước sức ép phải dỡ bỏ trừng phạt

VOV.VN - Dỡ bỏ hay không các lệnh trừng phạt chống Iran là một trong những thách thức lớn nhất mà Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt chỉ hơn 1 tháng sau khi nhậm chức.

Hồ sơ hạt nhân Iran: Tổng thống Biden đứng trước sức ép phải dỡ bỏ trừng phạt

Hồ sơ hạt nhân Iran: Tổng thống Biden đứng trước sức ép phải dỡ bỏ trừng phạt

VOV.VN - Dỡ bỏ hay không các lệnh trừng phạt chống Iran là một trong những thách thức lớn nhất mà Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt chỉ hơn 1 tháng sau khi nhậm chức.

Chính sách an ninh đối ngoại “cứng rắn” của ông Biden dần hé lộ?
Chính sách an ninh đối ngoại “cứng rắn” của ông Biden dần hé lộ?

VOV.VN - Chỉ sau chưa đến 60 ngày điều hành Nhà Trắng, chính sách an ninh đối ngoại của ông Biden đã hé lộ và được coi là “cứng rắn” với các đối thủ trên các khu vực trọng điểm như Trung Đông, châu Á và châu Âu.

Chính sách an ninh đối ngoại “cứng rắn” của ông Biden dần hé lộ?

Chính sách an ninh đối ngoại “cứng rắn” của ông Biden dần hé lộ?

VOV.VN - Chỉ sau chưa đến 60 ngày điều hành Nhà Trắng, chính sách an ninh đối ngoại của ông Biden đã hé lộ và được coi là “cứng rắn” với các đối thủ trên các khu vực trọng điểm như Trung Đông, châu Á và châu Âu.