Ông Trump từng bán vũ khí cho Kiev và hy vọng của Ukraine

VOV.VN - Nhiều người Ukraine thậm chí phớt lờ những tuyên bố tiêu cực của ông Trump gần đây mà thay vào đó tập trung vào việc ông là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên trực tiếp bán vũ khí sát thương cho Ukraine trong nhiệm kỳ đầu.

Ukraine đặt hy vọng vào ông Trump?

Khi Ukraine chuẩn bị cho tương lai không chắc chắn của một tổng thống Mỹ mới, giới chức nước này đang nghĩ cách để thuyết phục ông Donald Trump rằng một Ukraine mạnh mẽ sẽ có ích với các mục tiêu chính trị của ông, đồng thời bày tỏ sự lạc quan thận trọng về việc ông Trump sẽ hành động nhanh hơn và quyết đoán hơn Tổng thống Joe Biden.

Kiev hy vọng sẽ thuyết phục ông Trump rằng việc hỗ trợ Ukraine không phải "làm từ thiện" mà là một cơ hội kinh tế và địa chiến lược xứng đáng với cái giá bỏ ra để tăng cường và đảm bảo vị thế cũng như các lợi ích của Mỹ. Ukraine cho rằng, bằng cách chấp nhận hướng tiếp cận kiểu giao dịch của ông Trump trong ngoại giao, trong đó có việc trao cho các công ty Mỹ những cơ hội làm ăn sinh lời, Tổng thống đắc cử sẽ giúp Kiev đẩy lùi các bước tiến công của Moscow.

Những hy vọng rằng ông Trump sẽ giúp chấm dứt xung đột theo cách mà Kiev cho là công bằng vẫn tồn tại giữa các quan chức Ukraine bất chấp quan điểm của ông Trump và nhiều người trong vòng tròn thân cận của ông rằng cuộc xung đột đang khiến Mỹ tốn quá nhiều tiền và cần phải nhanh chóng kết thúc. Những tuyên bố như vậy đã làm dấy lên nỗi lo ngại rằng ông Trump sẽ đột ngột cắt giảm sự hỗ trợ của Mỹ cho quân đội Ukraine và thúc đẩy họ nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.

Tuy nhiên, các quan chức Ukraine cũng nói về sự thất vọng của họ trước những trì hoãn hỗ trợ của chính quyền Tổng thống Biden. Nhiều người Ukraine thậm chí phớt lờ những tuyên bố tiêu cực của ông Trump gần đây mà thay vào đó tập trung vào việc ông là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên trực tiếp bán vũ khí sát thương cho Ukraine.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Ukraine đã nhận được tên lửa Javelin - vũ khí chống tăng vác vai mà chính quyền ông Obama từ lâu đã từ chối cung cấp. Đây là vũ khí được cho là góp phần ngăn cản Nga chiếm được Kiev vào đầu năm 2022.

"Các vũ khí đầu tiên mà Ukraine nhận được từ Mỹ đến từ một tổng thống ghét Ukraine", cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho hay. Ông Kuleba nhận định, bất chấp sự khó đoán của ông Trump, nhiệm kỳ tổng thống của ông có thể mở ra một kỷ nguyên thay đổi tích cực cho Ukraine.

Theo ông Kuleba, để giành được sự ủng hộ của ông Trump trong thời gian này, Kiev sẽ cần tạo ra "những tình huống tương tự để việc ủng hộ Ukraine sẽ trở thành một tính toán sức mạnh của ông Trump. Nếu mục tiêu của ông ấy là thể hiện sức mạnh và cuối cùng nói rằng: 'Tôi giỏi hơn ông Biden, ông Biden đã thất bại và tôi đã kết thúc cuộc xung đột này' thì việc bán đứng Ukraine không phải là một cách để tiến lên”.

Ukraine coi việc chính quyền Tổng thống Biden duy trì hướng tiếp cận hạn chế trong viện trợ đã làm tổn hại uy tín của Mỹ với vai trò là một nhà đảm bảo an ninh toàn cầu. Họ cũng ngày càng thất vọng khi ông Biden thể hiện sự ủng hộ cho Ukraine một cách công khai nhưng khi cần đưa ra quyết định với những vũ khí chủ chốt thì đội ngũ của ông lại đi theo quan điểm bảo thủ và thể hiện những lo ngại về sự đáp trả của Nga.

Trong những tuần gần đây, Ukraine bắt đầu nói về một kỷ nguyên mới cho chính sách Ukraine của Mỹ, liên quan đến "hòa bình qua sức mạnh". Họ hy vọng, thông điệp này sẽ được ông Trump hưởng ứng.

Cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine - ông Mykhailo Podolyak cho biết việc giải thích cho ông Trump về lợi ích chính trị của việc hỗ trợ Ukraine sẽ phụ thuộc vào Kiev.

"Chúng tôi cần cung cấp cho các đại diện của chính quyền ông Trump và bản thân ông ấy những thông tin toàn diện nhất về logic của quá trình này", ông Mykhailo Podolyak cho hay.

Nỗ lực thuyết phục chính quyền Mỹ mới của Ukraine

Dù vậy, đã có nhiều điều thay đổi kể từ khi ông Trump đồng ý cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine. Xung quanh ông Trump hiện nay là đội ngũ toàn toàn mới, trong đó có Phó Tổng thống đắc cử JD Vance - người từng là một thượng nghị sĩ bỏ phiếu phản đối sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine hay tỷ phú Elon Musk, người từng cung cấp các thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine nhưng sau đó đã đặt ra những nghi ngờ về vai trò của Washington trong cuộc xung đột này.

Giữa bối cảnh cuộc xung đột toàn diện vẫn diễn ra ác liệt ở Ukraine trong gần 3 năm qua. Kiev đang yêu cầu tư cách thành viên trong NATO còn Moscow, đáp trả các quyết định gần đây của Tổng thống Biden về việc nới lỏng một số hạn chế quân sự đối với Ukraine, đã gia tăng các mối đe dọa tăng cường và mở rộng giao tranh.

Các nhà quan sát cho biết phần lớn khả năng của Ukraine trong việc thay đổi quan điểm của ông Trump về các bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào khả năng cá nhân của ông Zelensky.

"Rất nhiều thứ sẽ đổ lên vai ông Zelensky. Ông ấy sẽ phải đảm nhận vai trò trở thành người đối thoại cá nhân với ông Trump. Tại thời điểm này, tôi không chắc có bất kỳ ai có thể làm những gì cần thiết ngoại trừ ông ấy", Scott Cullinane, người đứng đầu các vấn đề chính phủ của Razom, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ hỗ trợ Ukraine, cho biết.

Tổng thống Zelensky dường như đã chấp nhận thực tế này. Ông đã điện đàm ngay lập tức cho ông Trump sau khi ứng viên đảng Cộng hòa giành chiến thắng vào đầu tháng này. Đây là cuộc đối thoại diễn ra sau cuộc gặp hồi tháng 9 mà ông Zelensky trình bày kế hoạch chiến thắng của mình cho ông Trump.

Ukraine đang định vị các nguồn dự trữ của nước này là những cơ hội kinh doanh hiệu quả với Mỹ. Kiev chỉ ra các kho khí đốt tự nhiên của mình - lớn nhất ở châu Âu và sự hiện diện của các khoáng sản, bao gồm cả lithium có khả năng thay đổi cuộc chơi đối với ngành công nghiệp vi mạch và ô tô điện - điều mà ông Elon Musk và doanh nghiệp ô tô điện của ông có thể quan tâm.

Volodymyr Vasiuk, một chuyên gia trong ngành công nghiệp Ukraine, người tư vấn cho quốc hội Ukraine về các vấn đề kinh tế, cho biết: "Kiểm soát lithium chính là kiểm soát nền kinh tế tương lai". Ông nhận định, Ukraine nên tận dụng cách tiếp cận kiểu giao dịch của ông Trump đối với các vấn đề đối ngoại và định vị bản thân để tiến hành các thỏa thuận với công ty Mỹ nhằm khai thác nguồn dự trữ của mình, nhất là lithium. Nguồn tài nguyên này nằm ở miền trung Ukraine, cách xa các tiến tuyến hiện tại.

Tổng cộng, Ukraine có đủ lithium để sản xuất 15 triệu pin ô tô điện, mặc dù một trong những địa điểm này đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga và một địa điểm khác nằm gần tuyến đầu, ông Vasiuk tiết lộ.

Thông điệp này đã đến được một số thành viên trong đảng Cộng hòa. Phát biểu trên Fox News tuần trước, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham của Nam Carolina, người đã nhiều lần đến thăm Ukraine trong suốt cuộc xung đột, đã mô tả Ukraine là nơi có hàng nghìn tỷ USD khoáng sản đất hiếm.

“Ukraine sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với chúng ta chứ không phải với Nga. Vì vậy, lợi ích của chúng ta là đảm bảo rằng Nga không tiếp quản nơi này”, ông Graham nhận định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lầu Năm Góc nói không có dấu hiệu lính Triều Tiên di chuyển vào Ukraine
Lầu Năm Góc nói không có dấu hiệu lính Triều Tiên di chuyển vào Ukraine

VOV.VN - Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh ngày 25/11 cho biết, Mỹ không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện của quân đội Triều Tiên tại các mặt trận ở Ukraine.

Lầu Năm Góc nói không có dấu hiệu lính Triều Tiên di chuyển vào Ukraine

Lầu Năm Góc nói không có dấu hiệu lính Triều Tiên di chuyển vào Ukraine

VOV.VN - Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh ngày 25/11 cho biết, Mỹ không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện của quân đội Triều Tiên tại các mặt trận ở Ukraine.

Nga nêu cảnh báo đỏ trước động thái mang tính bước ngoặt của Mỹ ở Ukraine
Nga nêu cảnh báo đỏ trước động thái mang tính bước ngoặt của Mỹ ở Ukraine

VOV.VN - Mỹ hôm qua (25/11) chính thức xác nhận đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Đây được xem là sự thay đổi mang tính bước ngoặt của Washington và có thể khiến xung đột leo thang nhanh chóng. Trước sự thay đổi này, Nga đã lập tức đưa ra cảnh báo đỏ.

Nga nêu cảnh báo đỏ trước động thái mang tính bước ngoặt của Mỹ ở Ukraine

Nga nêu cảnh báo đỏ trước động thái mang tính bước ngoặt của Mỹ ở Ukraine

VOV.VN - Mỹ hôm qua (25/11) chính thức xác nhận đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Đây được xem là sự thay đổi mang tính bước ngoặt của Washington và có thể khiến xung đột leo thang nhanh chóng. Trước sự thay đổi này, Nga đã lập tức đưa ra cảnh báo đỏ.

Tiết lộ vũ khí mới của Nga “một mũi tên trúng hai đích” khiến Ukraine điêu đứng
Tiết lộ vũ khí mới của Nga “một mũi tên trúng hai đích” khiến Ukraine điêu đứng

VOV.VN - UAV Gerbera giá rẻ của Nga đang đặt ra thách thức mới cho quân đội Ukraine. Bất chấp những hạn chế về công nghệ, UAV này đã đạt được các mục tiêu của mình là làm cạn kiệt các nguồn lực phòng không của Ukraine và thu thập thông tin tình báo có giá trị.

Tiết lộ vũ khí mới của Nga “một mũi tên trúng hai đích” khiến Ukraine điêu đứng

Tiết lộ vũ khí mới của Nga “một mũi tên trúng hai đích” khiến Ukraine điêu đứng

VOV.VN - UAV Gerbera giá rẻ của Nga đang đặt ra thách thức mới cho quân đội Ukraine. Bất chấp những hạn chế về công nghệ, UAV này đã đạt được các mục tiêu của mình là làm cạn kiệt các nguồn lực phòng không của Ukraine và thu thập thông tin tình báo có giá trị.