Quân đội Trung Quốc tập trận bảo vệ giàn khoan gần Vịnh Bắc Bộ
VOV.VN - Trong cuộc tập trận này một hạm đội của Trung Quốc đã được thành lập chỉ vào giờ sau khi nhận lệnh từ bộ tư lệnh Hải quân.
v
Trang web của quân đội Trung Quốc ngày 24/8 cho biết cuộc tập trận này diễn ra tại vùng biển gần Vịnh Bắc Bộ với sự tham gia của hàng chục tàu của 10 đơn vị quân đội và dân sự cũng như một số máy bay của đơn vị không quân thuộc hạm đội Biển Nam của nước này.
Trang web này cũng cho biết trong cuộc tập trận này một hạm đội của Trung Quốc đã được thành lập chỉ vào giờ sau khi nhận lệnh từ bộ tư lệnh Hải quân.
Hạm đội này có nhiệm vụ đối phó với một số tàu cá có vũ trang khả nghi đang xâm nhập vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Các tàu trong hạm đội đã ngăn chặn những tàu cá nói trên và bắt giữ 20 thuyền viên và một phóng viên trên những tàu cá đó.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5 vừa qua.
Tại thời điểm đó các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành ngăn chặn hành động sai trái này của phía Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan của mình ra khỏi khu vực nói trên.
Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc đã hung hăng cố ý va chạm và dùng vòi rồng tấn công các tàu cá Việt Nam.
Sau đó, vào giữa tháng 7, Trung Quốc đột ngột rút giàn khoan ra khỏi khu vực này trước thời hạn mà nước này dự tính tới gần 1 tháng và tuyên bố đã hoàn tất việc thăm dò dầu khí tại đây.
Các quan chức cho hay, trong những ngày gần đây, nhóm an ninh quốc gia của ông Obama đã tích cực tính toán việc mở rộng chiến dịch không kích IS ở Iraq sang nước Syria láng giềng.
Có khả năng các cuộc không kích sẽ tập trung vào ban lãnh đạo IS và các vị trí xung quanh thành phố Raqqa phía trong thành trì của IS ở miền bắc Syria, cũng như các khu vực vùng biên đóng vai trò là bàn đạp cho lực lượng Hồi giáo cực đoan đánh chiếm 1/3 lãnh thổ Iraq.
Trước thông tin trên, Tổng thống Ukraine President Poroshenko ngày (28/8) đã quyết định hủy bỏ chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và lập tức cho triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Ủy ban quốc phòng và An ninh Ukraine nhằm quyết định các bước đi tiếp theo để đối phó với bất ổn tại miền Đông nước này.
Tổng thống Poroshenko nói: “Tôi đã quyết định hủy chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp việc chúng tôi đã lên kế hoạch về 7 cuộc gặp song phương quan trọng tại đây. Công việc của Tổng thống Ukraine là phải ở lại Kiev để điều hành đất nước.”
Tuy nhiên, Nga đã ngay lập tức phủ nhận mọi thông tin trên. Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã phủ nhận mọi thông tin trên. Ông Peskov chỉ ra rằng các cáo buộc tương tự được đưa ra nhiều lần và Nga luôn bác bỏ, khẳng định thông tin đó không phù hợp với thực tế.
BBC đưa tin, ngày 25/8, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Francois Hollande và được yêu cầu thành lập nội các mới.
Chính trường Pháp đang dậy sóng sau khi Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg lên tiếng chỉ trích chính sách kinh tế của Chính phủ nước này.
Trước tuyên bố từ chức của Thủ tướng Valls, Tổng thống Hollande đã đề nghị ông Valls thành lập một nội các mới phù hợp với “đường lối phát triển đất nước của ông Hollande”.
Thủ tướng Valls cáo buộc Bộ trưởng Kinh tế Montebourg đã “vượt ranh giới” sau khi ông Montebourg phản đối mạnh mẽ các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” do chính sách này đã kim hãm sự phát triển của nước Pháp.
Trong một cuộc họp của Đảng Xã hội tại miền Đông nước Pháp, ông Montebourg cho rằng đã đến lúc để nước Pháp cần phải có “phản ứng tỉnh táo và chính xác” trước “nỗi ám ảnh quá mức của phe bảo thủ ở Đức”
Ngày 23/8, trên tờ Le Monde, ông Montebourg cho rằng nước Đức đang bị mắc kẹt trong chính sách “thắt lưng buộc bụng” đang áp dụng trên toàn châu Âu.
Nhiều quan chức Pháp cũng lên tiếng ủng hộ ông Montebourg, trong đó có Bộ trưởng Giáo dục Benoit Hamon và Bộ trưởng Văn hóa Aurelie Filippetti.
Ông Hamon lên tiếng yêu cầu cần phải chấm dứt việc áp đặt đường lối phát triển của cả châu Âu của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ngay trước khi ông Valls tuyên bố từ chức, trên đài phát thanh Europe 1, ông Montebourg cho biết ông không hối tiếc về phát biểu của mình bởi những lời chỉ trích này “không phải vì tức giận”.
Tổng thống Abbas nói: “Chúng tôi hi vọng, lệnh ngừng bắn sẽ diễn ra đồng thời với việc thực hiện các yêu cầu và đáp ứng các nhu cầu của người dân Palestine ở Dải Gaza. Đó là cung cấp lương thực, thuốc chữa bệnh và bắt đầu tái thiết tất cả những gì đã bị phá hủy do các hành động gây hấn. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc hỗ trợ càng sớm càng tốt”.
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hoan nghênh thỏa thuận vừa nêu nhằm chấm dứt 50 ngày giao tranh ở Gaza, đồng thời cảnh báo Israel và các nhóm vũ trang Palestine rằng, mọi vi phạm lệnh ngừng bắn sẽ là hành động thiếu trách nhiệm.
Trong một tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Israel và phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas của Palestine đạt được thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn nhằm chấm dứt 50 ngày giao tranh ác liệt, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết, Palestine hoàn toàn có thể tránh được những tổn thất về người và của trong cuộc chiến vừa qua tại Dải Gaza nếu như Hamas không kiên quyết yêu cầu thảo luận về các đề xuất của nhóm này trước khi ký thỏa thuận ngừng bắn với Israel.
Thông báo đưa ra trong bối cảnh, dịch sốt Ebola tiếp tục diễn biến nghiêm trọng. Tối 24/8, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo đã xác nhận sự xuất hiện của virus Ebola tại khu vực Tây Bắc, song chủng Ebola này lại khác với dịch bệnh đang hoành hành tại Tây Phi.
Một cuộc họp Bộ trưởng Y tế các nước châu Phi dưới sự chủ trì của Tổ chức Y tế thế giới, dự kiến diễn ra từ ngày 1-5/9 tới tại Benin cũng đã bị hoãn do dịch bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 20/8 đã có ít nhất 1.427 người tử vong trên tổng số hơn 2.600 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó Sierra Leone là 392 trường hợp tử vong./.
AP đưa tin, ngày 26/8, một bản báo cáo độc lập đã công bố thông tin khoảng 1.400 trẻ em đã bị xâm hại tình dục tại thị trấn Rotterdam, miền Bắc nước Anh. Bản báo cáo đã chỉ trích “sự thất bại của cả một tập thể” chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn các vụ đánh đập, hãm hiếp và buôn bán những trẻ em khoảng 11 tuổi trong suốt 16 năm.
Tác giả của báo cáo này, bà Alexis Jay đã thống kê các hành vi xâm hại trẻ em nghiêm trọng từ năm 1997 đến 2013 ở Rotterdam, một thị trấn có 250.000 dân. Bản báo cáo được đưa ra sau khi hàng loạt những kẻ “yêu râu xanh” bị kết án cũng như việc bản báo cáo mang tính đột phá trong vấn đề này của tờ Times of London được công bố.
Những thủ phạm của các vụ hãm hiếp chủ yếu có nguồn gốc từ cộng đồng người Palestine ở Anh. Bản báo cáo đã mô tả cụ thể việc những đứa trẻ bị bán sang các thị trấn và thành phố khác ở miền Bắc nước Anh, sau đó bị bắt cóc, đánh đập, đe dọa.
“Có những trường hợp mà một số trẻ đã bị phun xăng dọa đốt, bị đe dọa bằng súng, bị bắt phải chứng kiến cảnh cưỡng hiếp man rợ và bị dọa rằng chúng sẽ là người tiếp theo nếu dám nói cho bất kỳ ai”, giáo sư Jay cho biết./.