Thách thức bộn bề của Hy Lạp sau tổng tuyển cử

VOV.VN - Nhà cải cách Kyriakos Mitsotakis đã được trao cho một nhiệm kỳ Thủ tướng 4 năm nữa. Tuy nhiên, việc phải cần tới 2 vòng bỏ phiếu mới có thể giành chiến thắng cho thấy, đảng Dân chủ mới (ND) cũng như Thủ tướng Kyriakos sẽ phải đối diện với vô vàn thách thức cả đối nội và đối ngoại trong chặng đường tới đây.

Theo kết quả chính thức sau khi kiểm đếm 95% tổng số phiếu bầu của cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2 tại Hy Lạp, đảng Dân chủ mới (ND) đã giành chiến thắng với gần 41% số phiếu, cách biệt hơn 20 điểm so với đảng đối lập đứng thứ 2. Như vậy, đảng Dân chủ mới đã bảo đảm được thế đa số ở Quốc hội khi nắm 158 trong tổng số 300 ghế. Điều này đồng nghĩa cử tri đã trao cho nhà cải cách Kyriakos Mitsotakis một nhiệm kỳ Thủ tướng 4 năm nữa.

Tuy nhiên, việc phải cần tới 2 vòng bỏ phiếu mới có thể giành chiến thắng cho thấy, đảng Dân chủ mới (ND) cũng như Thủ tướng Kyriakos sẽ phải đối diện với vô vàn thách thức cả đối nội và đối ngoại trong chặng đường tới đây.

Kỳ vọng của cử tri Hy Lạp vào chính quyền Thủ tướng Kyriakos

Nếu nhìn vào kết quả kiểm phiếu, rõ ràng đảng Dân chủ mới đã giành chiến thắng thuyết phục trước phe đối lập với cách biệt rất lớn. Số phiếu mà đảng này giành được cũng cho thấy họ có một lực lượng cử tri trung thành khá lớn (chiếm hơn 40% số cử tri đi bỏ phiếu). Con số này là một sự khẳng định niềm tin và sự ghi nhận đối với Thủ tướng Kyriakos trong 4 năm qua, đồng thời cho thấy ông đã vượt qua được các làn sóng chỉ trích liên quan đến vụ bê bối nghe lén các chính trị gia, nhà báo và quan chức cấp cao và liên quan đến chính sách nhập cư cứng rắn vừa qua bao gồm cả thảm kịch chìm tàu khiến hàng trăm người di cư thiệt mạng ở vùng biển phía Nam Hy Lạp vài ngày trước cuộc bầu cử.

Cuộc bầu cử quốc hội lần thứ hai cũng là một bước đi có tính toán của Thủ tướng Kyriakos khi quyết định không thành lập chính phủ liên minh sau chiến thắng áp đảo ở vòng 1 nhưng không đủ số ghế trong Quốc hội. Theo luật bầu cử của Hy Lạp, đảng chiến thắng sẽ được nhận thêm 50 ghế trong số 300 ghế tại Quốc hội, với những lợi thế vượt trội trong vòng 1 và số phiếu áp đảo của người dân dành cho đảng của ông, chiến thắng gần như là điều chắc chắn khi Thủ tướng Kyriakos tiếp tục duy trì các mục tiêu đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Sau hơn một thập kỷ, Hy Lạp đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010, khiến cho nước này đối mặt với tình trạng đặc biệt khó khăn, với một thời gian dài phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm lương hưu và dịch vụ công, thất nghiệp tăng cao. Người dân kỳ vọng Thủ tướng Kyriakos sẽ tiếp tục chèo lái con thuyền và có những cải cách tích cực hơn nữa để thúc đẩy một giai đoạn phát triển mới của Hy Lạp đặc biệt về kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân và là cơ hội để củng cố vị thế trên trường quốc tế của nước này. 

Phép thử độ tín nhiệm của cử tri

Việc phải tổ chức vòng 2 có lẽ cũng nằm trong tính toán của Thủ tướng Kyriakos. Ngoài mục đích muốn trở thành đảng giành chiến thắng để có thể thêm tối đa 50 ghế thưởng theo luật bầu cử mới của Hy Lạp, vòng 2 còn là một phép thử nghiêm khắc về độ tín nhiệm của cử tri đối với chính quyền Thủ tướng Kyriakos sau những chỉ trích, sóng gió trước đó. Để khẳng định niềm tin đối với những người ủng hộ, cách tốt nhất là Thủ tướng Kyriakos sẽ phải thực hiện những lời hứa khi tranh cử của mình.

Đầu tiên sẽ là loại bỏ xếp hạng nợ mà Hy Lạp đã nhận 13 năm trước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các cơ quan xếp hạng dự kiến sẽ cập nhật các đánh giá của họ về nền kinh tế Hy Lạp trong nửa cuối năm nay, với các công ty bao gồm Fitch Ratings và Standard & Poors hiện xếp nước này dưới mức đầu tư một bậc. Trong thời kỳ trước bầu cử, Thủ tướng Kyriakos đã kêu gọi người Hy Lạp ủng hộ để ông có thể cải cách đất nước. Khi đó, ông cam kết tăng lương trong khu vực công, cải thiện tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế để giúp nâng lương cho người lao động trong khu vực tư nhân. Ông cũng hứa sẽ nâng cấp đáng kể hệ thống chăm sóc sức khỏe và đẩy nhanh các quy trình trong các vụ kiện.

Thứ hai, Hy Lạp tiếp tục đấu tranh cho một đường lối chống nhập cư cứng rắn và kêu gọi EU ủng hộ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này.

Thứ ba, bên cạnh việc đưa Hy Lạp trở lại chính trường quốc tế, ông cũng thúc đẩy cải thiện hình ảnh sau những chỉ trích do các vụ bê bối liên quan đến việc nghe lén các chính trị gia, nhà báo và quan chức cấp cao cũng như các chính sách nhập cư, các cáo buộc hạ tầng yếu kém trong vụ tai nạn đường sắt hồi tháng 2 ở miền bắc Hy Lạp.

Dự kiến, Thủ tướng Kyriakos sẽ công bố nội các của mình trong những ngày tới. Mặc dù sẽ có những thay đổi về nhân sự cũng như đất nước vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ, cộng thêm tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine hay những căng thẳng, rạn nứt nội bộ, nhưng với việc giành được 158/300 ghế trong Quốc hội, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để đảng Dân chủ mới và Thủ tướng Kyriakos có thể dễ dàng thông qua các chính sách xây dựng đất nước mới trong 4 năm tới.

Giải quyết vấn đề nhập cư

Thảm kịch chìm tàu ngoài khơi Hy Lạp vừa qua khiến hàng trăm người thiệt mạng trên thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Từ 2014 đến nay, theo Cơ quan Di cư Quốc tế, có ít nhất khoảng 27.000 thuyền nhân bỏ mạng tại Địa Trung Hải. Năm 2023 này, nguy cơ số thuyền nhân chết ở Địa Trung Hải đang có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm đến nay, số người vượt biển đến Italy đã tăng khoảng 2,5 lần, ở mức 55.000 người so với 22.000 người cùng kỳ năm ngoái.

Chính sách di cư từ lâu cũng là vấn đề gây chia rẽ trong chính nội bộ của Hy Lạp cũng như Liên minh châu Âu. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis là người có đường lối cứng rắn đối với người di cư trong bối cảnh ông tìm cách xoay chuyển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, dường như đó là sự đánh đổi mà các cử tri và Liên minh châu Âu mong muốn. Trong chiến dịch vận động trước cuộc bầu cử, Thủ tướng Kyriakos cam kết sẽ mở rộng một bức tường dọc theo toàn bộ biên giới đất liền của Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ có thể kéo dài tới 192 km để đảm bảo an ninh biên giới và ngăn chặn dòng người di cư vào châu Âu. Ông cũng bày tỏ mong muốn được sự hỗ trợ từ EU về kế hoạch này bởi đó là lợi ích không chỉ của Hy Lạp mà còn của Liên minh châu Âu khi nước này là tuyến đầu ngăn chặn dòng người di cư vào EU.

Trong các cuộc bàn thảo gần đây, các quốc gia trong EU cũng đang tìm một tiếng nói chung để đảm bảo lợi ích của các bên cũng như ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng do khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine. Trong phát biểu gần đây của chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, bà gọi lực lượng thực thi biên giới của Hy Lạp là “lá chắn” của châu Âu. Điều này thể hiện rất rõ sự ủng hộ của những người đứng đầu EU trong cách tiếp cận cứng rắn hơn của Hy Lạp.

Thủ tướng Hy Lạp cũng cho rằng những người không đủ điều kiện xin quy chế tị nạn phải được trả về quốc gia của họ, tuy nhiên đây cũng là ý kiến nhận được nhiều trái chiều từ các quốc gia EU. Trong thời gian tới, Thủ tướng Hy Lạp sẽ cần phải có các điều chỉnh quy định về chính chính sách di cư của chính phủ Hy lạp nói riêng và thúc đẩy các cải cách tổng thể trong việc tiếp nhận người tị nạn trong toàn châu Âu, ví dụ nhưng cải thiện khả năng hợp tác giữa các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải với các quốc gia Liên Âu hay thiết lập một hành lang nhân đạo để hỗ trợ kịp thời người tị nạn để không rơi vào tay đối tượng buôn người.

Mặt khác, để giải quyết bài toán này, với việc được người dân tín nhiệm bầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai, ông Kyriakos Mitsotakis cũng phải ưu tiên nhiều hơn về các giải pháp cải cách, phát triển kinh tế với mục tiêu hướng đến một chính phủ ổn định và hoạt động có hiệu quả. Đến tháng 8 năm ngoái, Hy Lạp mới được gỡ bỏ biện pháp giám sát tăng cường về tài chính kéo dài hơn một thập kỷ của EU bởi ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công. Do đó, vực dậy nền kinh tế vượt qua những khó khăn hiện nay cũng được cho là thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ mới của chính phủ Hy Lạp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Địa Trung Hải “dậy sóng”: Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ “cơm không lành, canh chẳng ngọt”
Địa Trung Hải “dậy sóng”: Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ “cơm không lành, canh chẳng ngọt”

VOV.VN - Bất chấp EU và NATO kêu gọi xoa dịu căng thẳng, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ quyết không nhượng bộ những gì được coi là chủ quyền kinh tế của đất nước.

Địa Trung Hải “dậy sóng”: Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ “cơm không lành, canh chẳng ngọt”

Địa Trung Hải “dậy sóng”: Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ “cơm không lành, canh chẳng ngọt”

VOV.VN - Bất chấp EU và NATO kêu gọi xoa dịu căng thẳng, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ quyết không nhượng bộ những gì được coi là chủ quyền kinh tế của đất nước.

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang: Tâm bão địa chính trị ở Đông Địa Trung Hải sẽ tan?
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang: Tâm bão địa chính trị ở Đông Địa Trung Hải sẽ tan?

VOV.VN - Động thái tích cực từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây liệu có giúp 2 nước tìm ra một tiếng nói chung nhằm giải quyết những căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải?

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang: Tâm bão địa chính trị ở Đông Địa Trung Hải sẽ tan?

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang: Tâm bão địa chính trị ở Đông Địa Trung Hải sẽ tan?

VOV.VN - Động thái tích cực từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây liệu có giúp 2 nước tìm ra một tiếng nói chung nhằm giải quyết những căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải?

Những điểm mới trong lập trường của các nước EU về vấn đề nhập cư
Những điểm mới trong lập trường của các nước EU về vấn đề nhập cư

VOV.VN -Các thoả thuận song phương và ba bên có thể là sự lựa chọn tình thế thay vì một giải pháp toàn EU cho vấn đề nhập cư ồ ạt vào châu Âu.

Những điểm mới trong lập trường của các nước EU về vấn đề nhập cư

Những điểm mới trong lập trường của các nước EU về vấn đề nhập cư

VOV.VN -Các thoả thuận song phương và ba bên có thể là sự lựa chọn tình thế thay vì một giải pháp toàn EU cho vấn đề nhập cư ồ ạt vào châu Âu.

Hy Lạp tham vọng thành nơi du lịch an toàn bậc nhất EU hậu Covid-19
Hy Lạp tham vọng thành nơi du lịch an toàn bậc nhất EU hậu Covid-19

VOV.VN - Sau thời gian nỗ lực kiểm soát Covid-19, Hy Lạp đặt ra tham vọng trở thành quốc gia du lịch an toàn bậc nhất châu Âu sau đại dịch này.

Hy Lạp tham vọng thành nơi du lịch an toàn bậc nhất EU hậu Covid-19

Hy Lạp tham vọng thành nơi du lịch an toàn bậc nhất EU hậu Covid-19

VOV.VN - Sau thời gian nỗ lực kiểm soát Covid-19, Hy Lạp đặt ra tham vọng trở thành quốc gia du lịch an toàn bậc nhất châu Âu sau đại dịch này.

EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”
EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”

VOV.VN- Lãnh đạo các nước Eurozone sẽ chiến đấu đến cùng để cứu một Hy Lạp “gần như đã phá sản hoàn toàn” trở lại khối.

EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”

EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”

VOV.VN- Lãnh đạo các nước Eurozone sẽ chiến đấu đến cùng để cứu một Hy Lạp “gần như đã phá sản hoàn toàn” trở lại khối.

Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay
Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

VOV.VN - Cho dù đi hay ở lại Eurozone, Hy Lạp và các thành viên EU vẫn rất cần nhau để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho cả 2 bên. 

Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

VOV.VN - Cho dù đi hay ở lại Eurozone, Hy Lạp và các thành viên EU vẫn rất cần nhau để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho cả 2 bên.