Thượng nghị sỹ Cộng hòa đầu tiên thách thức kết quả bầu cử, nhen nhóm hy vọng cho Trump

VOV.VN - Thượng nghị sỹ Cộng hòa Josh Hawley, bang Missouri, hôm qua (30/12) thông báo sẽ phản đối việc xác nhận chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu đại cử tri của ông Joe Biden tại phiên họp Quốc hội vào ngày 6/1/2021.

Thượng nghị sỹ đầu tiên thách thức kết quả bầu cử

Trong thông báo đưa ra ngày 30/12, thượng nghị sĩ Hawley nói: "Tôi không thể bỏ phiếu xác nhận vào ngày 6/1 tới mà không nêu ra một thực tế là một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân thủ luật bầu cử”.

 “Ít nhất, quốc hội nên điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử và thực hiện các biện pháp để đảm bảo tính toàn vẹn bầu cử. Nhưng quốc hội đến nay chưa hành động", ông Hawley nhấn mạnh.

Với tuyên bố nêu trên, ông Josh Hawley đã trở thành thượng nghị sỹ đầu tiên công khai thách thức kết quả bầu cử tại Quốc hội. Trước đó, Hạ nghị sỹ Cộng hòa bang Alabama Mo Brooks đã công khai thách thức kết quả bầu cử ở 5 bang gồm Arizona, Pennsylvania, Nevada, Georgia và Wisconsin với cáo buộc “gian lận hoặc có hành vi đánh cắp cuộc bầu cử”.

Tuyên bố của ông Josh Hawley được coi là diễn biến đáng chú ý bởi đến thời điểm hiện tại chỉ có các nghị sỹ mới có quyền thách thức kết quả bầu cử. Sự hợp tác của một số nghị sỹ tại Hạ viện và Thượng viện sẽ thắp lên hy vọng cho Tổng thống Trump. Các đồng minh thân cận nhất của ông Trump tại Hạ viện từng tuyên bố sẽ phản đối nỗ lực của Quốc hội xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, nhưng trước đó họ vẫn chưa thể thuyết phục được bất cứ thành viên ở Thượng viện nào tham gia nỗ lực này.

Theo Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri được ban hành vào năm 1887, quy trình thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn cần được đệ trình dưới dạng văn bản, có chữ ký của một thành viên Hạ viện và một thành viên Thượng viện. Đề nghị thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri ở quốc hội sẽ được Thượng viện và Hạ viện xem xét riêng rẽ. Chỉ khi lưỡng viện cùng nhất trí kết quả bỏ phiếu mới bị loại bỏ. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 19 đến nay, Quốc hội Mỹ chưa từng hủy bỏ kết quả bỏ phiếu đại cử tri.

Phe Cộng hòa rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Trong nội bộ đảng Cộng hòa, thông báo của ông Hawley dường như không nhận được nhiều sự tán thành. Thượng nghị sỹ Mitch McConnell – lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện kêu gọi các nhà lập pháp của đảng này không tham gia vào nỗ lực của nhóm hạ nghị sỹ nhằm thách thức kết quả bầu cử.

Theo giới phân tích, các lãnh đạo của đảng Cộng hòa hy vọng sẽ bảo vệ các thành viên của họ, đặc biệt là những người sẽ tham gia tái tranh cử trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2022, tránh khỏi một cuộc bỏ phiếu đầy bất định mà đòi hỏi họ phải công khai ủng hộ hoặc phản đối kết quả bầu cử.

Tuy nhiên, ông Hawley ám chỉ rằng, các thượng nghị sỹ khác có thể sớm tham gia vào nỗ lực của ông. “Văn phòng của nhiều thượng nghị sỹ đã liên hệ với văn phòng của tôi và nói họ rất quan tâm. Nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc họ sẽ tham gia quá trình thách thức thức bầu cử không? Tôi vẫn chưa biết rõ”, ông Hawley nói.

Alex Conant, một cựu chiến lược gia của đảng Cộng hòa cho biết: “Thay vì đoàn kết để phản đối chiến thắng của ông Biden, các nghị sỹ Cộng hòa lại gia tăng sự chia rẽ liên quan đến những hành động ở giai đoạn cuối nhiệm kỳ của ông Trump. Họ sẽ khó giành được thắng lợi về chính trị trong những cuộc chiến này”.

Sự phản đối nêu trên sẽ buộc Thượng viện phải tranh luận về các tuyên bố của ông Hawley trong tối đa 2 tiếng đồng hồ. Nhưng để Quốc hội chấp nhận thách thức của ông Hawley cần phải có sự nhất trí của Hạ viện. Đây là điều không có khả năng xảy ra do phe Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện.

Theo giới phân tích, nỗ lực của thượng nghị sỹ Hawley và nhóm hạ nghị sĩ Cộng hòa sẽ không làm thay đổi kết quả bầu cử mà chỉ có thể trì hoãn việc xác nhận chiến thắng của ông Biden. Chưa kể, điều đó sẽ đặt các thành viên đảng Cộng hòa vào tình thế khó khăn, hoặc thể hiện lòng trung thành với Tổng thống Trump hoặc công khai khẳng định chiến thắng của ông Biden.

Trước đó, nhiều thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã thể hiện sự sẵn sàng đi ngược lại với các yêu cầu của Tổng thống Trump trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ của ông, chẳng hạn như phản đối nâng mức hỗ trợ 2.000 USD cho mỗi người dân trong khuôn khổ gói cứu trợ Covid-19 mà ông Trump để nghị, hay phản đối việc Tổng thống phủ quyết dự luật quốc phòng.

Thách thức của ông Hawley không phải là điều chưa từng có tiền lệ. Vào năm 2000 và 2016, phe Dân chủ tại Hạ viện đã nỗ lực thách thức kết quả bầu cử Tổng thống, nhưng họ không nhận được sự ủng hộ tại Thượng viện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có đủ thẩm quyền để đảo ngược chiến thắng của ông Biden?
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có đủ thẩm quyền để đảo ngược chiến thắng của ông Biden?

VOV.VN - Vào ngày 6/1/2021, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn đó là chủ trì phiên họp của Quốc hội để xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bỏ phiếu đại cử tri.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có đủ thẩm quyền để đảo ngược chiến thắng của ông Biden?

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có đủ thẩm quyền để đảo ngược chiến thắng của ông Biden?

VOV.VN - Vào ngày 6/1/2021, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn đó là chủ trì phiên họp của Quốc hội để xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bỏ phiếu đại cử tri.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ đối mặt với thách thức về an ninh mạng
Bầu cử giữa kỳ Mỹ đối mặt với thách thức về an ninh mạng

VOV.VN - Tin tặc đã đột nhập hệ thống dữ liệu liên quan đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ hơn 160 lần, tương tự như bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ đối mặt với thách thức về an ninh mạng

Bầu cử giữa kỳ Mỹ đối mặt với thách thức về an ninh mạng

VOV.VN - Tin tặc đã đột nhập hệ thống dữ liệu liên quan đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ hơn 160 lần, tương tự như bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Tổng thống Trump ký ban hành đạo luật chi tiêu chính phủ và cứu trợ Covid-19
Tổng thống Trump ký ban hành đạo luật chi tiêu chính phủ và cứu trợ Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump đã ký gói ngân sách trị giá gần 2.300 tỷ USD, bao gồm 892 tỷ USD cho gói cứu trợ Covid-19 và 1.400 tỷ USD cho chi tiêu của chính phủ Mỹ.

Tổng thống Trump ký ban hành đạo luật chi tiêu chính phủ và cứu trợ Covid-19

Tổng thống Trump ký ban hành đạo luật chi tiêu chính phủ và cứu trợ Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump đã ký gói ngân sách trị giá gần 2.300 tỷ USD, bao gồm 892 tỷ USD cho gói cứu trợ Covid-19 và 1.400 tỷ USD cho chi tiêu của chính phủ Mỹ.