Trận động đất lịch sử Nepal: Hơn 7.000 người thiệt mạng
VOV.VN -Hiện vẫn còn hàng nghìn người mất tích trong thảm họa động đất ở Nepal. Người dân Baltimore vui mừng với phán quyết của tòa án...
Theo số liệu thống kê mới nhất do Bộ Nội vụ Nepal cập nhật tính đến ngày hôm nay (3/5), số người thiệt mạng trong trận động đất lớn nhất trong vòng 80 năm qua tại Nepal đã lên tới 7.040 người và số người bị thương vượt qua con số 14.000 người. Hiện vẫn còn hàng nghìn người mất tích.
Liên Hợp Quốc cho biết, 7 di sản văn hóa thế giới ở thung lũng Kathmandu đã bị tàn phá ở nhiều mức độ khác nhau trong khi chính phủ Nepal cho biết có đến 90% công trình trong các khu di sản và di tích lịch sử, trong đó có những ngôi đền hàng trăm năm tuổi, đã bị phá hủy.
Trong lúc này, nỗ lực cứu trợ từ cộng đồng quốc tế vẫn liên tục đổ về Nepal.
>> Xem thêm: Nepal: Cuộc sống dần trở lại bình thường sau động đất
Trước đó, giới chức Libya ngày 27/4 cho biết, các tay súng IS đã cắt cổ 5 nhà báo làm việc cho một đài truyền hình Libya tại miền Đông nước này.
Các nhà báo trên đã mất tích từ tháng 8/2014 khi họ rời thành phố Tobruk phía Đông Libya đến Benghazi sau khi đưa tin sự kiện các thành viên Quốc hội nhậm chức.
Trong một diễn biến trước đó, sau khi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) công bố đoạn video hành quyết ít nhất 30 người Kito giáo Ethiopia tại Libya, Liên minh châu Âu ngày 20/4 đã lên án hành động tàn ác này, cho rằng đây là một nỗ lực vô đạo đức nhằm tạo sự chia rẽ về tôn giáo.
Chuyến bay MH17 đã bị rơi ở vùng chiến sự miền Đông Ukraine, làm toàn bộ 298 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó 2/3 là công dân Hà Lan. Hiện nguyên nhân của thảm họa hàng không này vẫn chưa được xác định.
>> Xem thêm: Hà Lan thông báo về tiến triển trong điều tra vụ tai nạn máy bay MH17
Theo phán quyết của tòa án bang Maryland, 6 nhân viên cảnh sát có liên quan tới vụ việc trên đã chính thức bị kết tội với nhiều tội danh như giết người cấp độ 2, hành hung người bất hợp pháp, cũng như bắt người bất hợp pháp.
Cũng theo bản luận tội trên, những nhân viên cảnh sát này đã không cung cấp những hỗ trợ về mặt y tế cần thiết cho Freddie Gray mặc dù Gray đã yêu cầu sự giúp đỡ ít nhất là 2 lần. Hiện 5 trong số 6 nhân viên cánh sát nói trên đã bị bắt giữ để tiếp tục phục vụ quá trình điều tra.
>> Xem thêm: Làn sóng biểu tình từ Baltimore lan rộng khắp nước Mỹ
Thủ tướng Nhật Bản Abe và phu nhân trong buổi tiếp tân tại Bảo tàng quốc gia Nhật- Mỹ ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 01/5/2015. (Ảnh Reuters)
Trong bài phát biểu lịch sử trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ca ngợi một chương mới trong liên minh Nhật-Mỹ với những định hướng quan trọng về hợp tác quốc phòng, đồng thời khẳng định Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đảm nhận một vai trò lớn hơn trong duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản cũng gửi một thông điệp mạnh mẽ về những tranh chấp biển hiện nay tại châu Á khi nêu rõ các nước cần thương lượng để giải quyết bất đồng, thay vì sử dụng vũ lực hoặc ép buộc để thúc đẩy yêu sách của mình. Hãng Reuters trích dẫn một số nguồn tin cho biết Nhật Bản sẵn sàng xem xét khả năng tuần tra chung trên không với Mỹ tại Biển Đông.
>> Xem thêm: Đồng minh Nhật-Mỹ là "Tấm gương" chung cho cả thế giới
Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN chụp ảnh nhóm tại Hội nghị cấp cao Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur tại Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh AP)
Hội nghị đã bàn thảo 8 nội dung, trong đó có một số điểm nhấn quan trọng như ASEAN tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cấp khu vực và quốc gia nhằm đảm bảo hình thành Cộng đồng ASEAN (AEC) đúng thời hạn vào cuối năm 2015, tích cực chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau 2015.
Cũng trong ngày 26/4, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, đã diễn ra các hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-an ninh ASEAN (APSC) và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) để chuẩn bị cho Hội nghi Cấp cao ASEAN lần thứ 26.
Tại Hội nghị AMM, các bộ trưởng ngoại giao đã trao đổi sâu rộng về tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, nhất là về các thách thức đang nổi lên đe dọa tới hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về Biển Đông, các Bộ trưởng bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn các bãi đá ở Biển Đông; cho rằng những hành động này đã làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy giảm lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực.
Trong bối cảnh đó, các Bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và tiếng nói chung, phát huy vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực; tăng cường trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).
Tại châu Âu, các lãnh đạo công đoàn Montenegro kêu gọi biểu tình chống thất nghiệp với sự hưởng ứng của công nhân, người thất nghiệp và sinh viên. Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở Montenegro đã lên đến 15%, cao nhất trong khu vực và đáng báo động là khoảng 1/3 số này là người tốt nghiệp đại học dưới 30 tuổi.
Không khí tại Mỹ căng thẳng hơn do biểu tình nhân ngày Quốc tế Lao động năm nay được kết hợp với phong trào phản đối vụ một thanh niên da đen tử vong tại thành phố Baltimore khi đang bị cảnh sát giam giữ. Sau mấy ngày bạo động vừa qua, chính quyền Baltimore đã ban bố lệnh giới nghiêm, trong khi biểu tình bắt đầu lan ra nhiều nơi khác.
8. Theo thông báo của Hoàng gia Anh, Công nương xứ Cambridge Kate Middleton đã hạ sinh bé gái vào lúc 8h34 phút (giờ địa phương). Tiểu công chúa nặng khoảng 3,36kg. Hiện cả hai mẹ con Công nương đều khỏe mạnh.
Đây là công chúa đầu tiên của Hoàng gia Anh trong vòng 25 năm trở lại đây, người đứng vị trí thứ 4 trong danh sách kế vị ngai vàng, sau anh trai George, người cha William và ông nội Charles.
>> Xem thêm: Hoàng tử Anh và Công nương chia sẻ hình ảnh đầu tiên về tiểu Công chúa