Thế giới 7 ngày:

Trung Quốc chuyển hướng ngoại giao công chúng

VOV.VN -Chủ tịch Trung Quốc tham gia Lễ Khai mạc Thế vận hội Sochi, tình hình Ukraine tiếp tục bất ổn, Thái Lan bế tắc...

Toàn cảnh Lễ Khai mạc Olympic Sochi tại sân vận động Fisht (Ảnh Getty Images)

Ngày 7/2 Thế vận hội mùa đông 2014 đã được khai mạc công phu và hoành tráng tại sân vận động Fisht Olympic, thành phố Sochi (Nga). Đã có khoảng 3.000 vận động viên, 13.000 phóng viên và gần 120.000 du khách tham dự lễ khai mạc Olympic Sochi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của hơn 40 nguyên thủ quốc gia.

Trước đó, vấn đề an ninh tại Olympic Sochi được nước chủ nhà Nga và các nước châu Âu rất chú trọng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rất nghiêm ngặt do lo ngại khủng bố.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia một hội nghị qua video với chỉ huy tàu hải quân Nga và Trung Quốc tại Bocharov Ruchei ở Sochi, Nga (Ảnh AP)

Chiều tối 7/2, ngay trước giờ khai mạc Olympic Sochi, các vị nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao của nhiều quốc gia có vận động viên tham gia đã đến Sochi và tham dự một bữa tiệc chiêu đãi của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.

Phát biểu tại bữa tiệc chiêu đãi, Tổng thống Putin nồng nhiệt chào mừng các vị khách quý và khẳng định: “Khai mạc Đại hội thể thao mùa đông lần thứ 22 với những cuộc đua tài phía trước không chỉ là ngày hội lớn của thể thao. Đây còn là biểu trưng của sự thống nhất, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau của hàng triệu người trên hành tinh...."

Một trong những nguyên thủ đến Sochi được dư luận quan tâm là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tham dự vào sự kiện thể thao lớn được tổ chức tại nước ngoài. Hơn thế nữa đây cũng là lần đầu tiên Olympic Mùa đông được tổ chức tại Nga, do vậy chuyến thăm này càng có ý nghĩa đối với phong trào Olympic quốc tế. Với động thái này, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang chú trọng ngoại giao công chúng, chứng tỏ cho thế giới thấy Trung Quốc quan tâm đến các hoạt động thể thao cũng như các hoạt động công chúng khác.


Thành viên nhóm cực đoan người Ukraine thực hành các kỹ năng chiến đấu trên Quảng trường Độc lập tại Kiev, Ukraine, ngày 2/2/2014 (Ảnh AP)

Ukraine đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng, mà nguyên nhân là do Tổng thống nước này Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận liên kết và thương mại với Liên minh châu Âu (EU). Ngày 8/2, bầu không khí căng thẳng tiếp tục bao phủ lên thủ đô Kiev của Ukraine với cuộc biểu tình “mặt đối mặt” của những người ủng hộ và phản đối chính phủ.

Biểu tình đã kéo dài hơn 2 tháng qua tại Ukraine khi chính phủ quyết định từ chối ký thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu vào tháng 11/2013. Biểu tình bạo lực lan rộng khiến bất ổn chính trị tại Ukraine leo thang nhanh chóng. Những người phản đối Tổng thống Yanukovich vẫn đang dựng rào chắn bao vây nhiều cơ quan chính phủ tại thủ đô Kiev và nhiều thành phố khác tại Ukraine.

Giới phân tích cho rằng, chỉ có sự thỏa hiệp giữa các bên trong việc thành lập chính phủ mới giúp tháo gỡ bế tắc chính trị hiện nay ở Ukraine. 


Cảnh sát chống bạo động sử dụng vòi rồng để giải tán người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống lại sự kiểm duyệt internet ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/2/2014 (Ảnh Reuters)

Ngày 8/2, bạo động đã nổ ra tại quảng trường Taksim ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ khi hàng trăm người biểu tình đã đổ ra các đường phố để phản đối luật thắt chặt kiểm soát internet tại nước này.

Biểu tình nổ ra sau khi chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan ban hành quyết định thắt chặt kiểm soát internet, theo đó tăng quyền cho nhà chức trách nhằm ngăn chặn các website vi phạm quyền riêng tư mà không cần có quyết định của tòa án.

Phe đối lập ngay lập tức đã lên tiếng phản đối cho rằng đây là kế hoạch của chính phủ nhằm dập tắt dư luận liên quan đến vụ bê bối tham nhũng tại nước này. Thủ tướng Erdogan đã phủ nhận các cáo buộc của phe đối lập, cho rằng, quy định mới sẽ  góp phần giúp cho mạng internet an toàn và tự do hơn.


Những người ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ ông Assad và quân đội tại thị trấn Ghzlaniah gần Damascus ngày 8/2/2014 (Ảnh Reuters)

Ngày 7/2, Chính phủ và phe đối lập tại Syria đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 3 ngày để có thể sơ tán hàng trăm dân thường khỏi thành phố Homs và chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới những người dân quyết định ở lại. 

Ngày 8/2, ngày thứ hai của lệnh ngừng bắn tạm thời đạt được giữa Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy, một đoàn xe cứu trợ nhân đạo quốc tế đã bị tấn công tại thành phố Homs, một trong những khu vực chiến sự ác liệt nhất ở miền Trung nước này. Mặc dù vậy, các hoạt động sơ tán dân thường khỏi khu vực này vẫn đang được triển khai.

Bất chấp điều kiện khó khăn và nguy hiểm hiện nay, Liên Hợp Quốc, Tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ và lực lượng Chính phủ Syria vẫn đang tiếp tục triển khai các hoạt động sơ tán dân thường khỏi thành phố Homs, do quân nổi dậy kiểm soát. Theo thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa quân đội Chính phủ và lực lượng nổi dậy, trong hai ngày qua, các xe buýt đã được phép vào Homs để sơ tán khoảng 3.000 người vẫn bị mắc kẹt ở đây.

Những người chống chính phủ Thái Lan vẫn tiếp tục biểu tình và ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Suthep Thaugsuban (Ảnh Getty Images)

Chiều 6/2, Tổng thư ký Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) Puchong Nutrawong công bố dữ liệu chính thức cuộc Tổng tuyển cử ngày 2/2/2014. Theo thống kê, có 20.530.359 cử tri đã bỏ phiếu thành công, chiếm tỷ lệ 47,72%. Trong tổng số phiếu đã bỏ bao gồm: 14.645.812 phiếu bầu cho các chính đảng và các ứng cử viên, 3.426.080 phiếu trắng và 2.458.461 phiếu không hợp lệ. Lượng phiếu bầu này được tính trên lượng cử tri tại 68/77 tỉnh thành của Thái Lan tổ chức bầu cử thành công hoàn toàn hoặc một phần mà không tính đến 9 tỉnh còn lại do không thể tổ chức được cuộc bỏ phiếu.

Cuộc tổng tuyển cử tại Thái Lan vừa kết thúc và được coi là thắng lợi tạm thời của đảng Vì nước Thái (Pheu Thai), cũng như chính phủ của bà Yingluck. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định cuộc bầu cử không thể thay đổi tình trạng rối ren của nước này khi cả chính phủ và phe đối lập vẫn tiếp tục chia rẽ và có khả năng bạo lực sẽ tiếp tục leo thang.

Dự kiến, Thái Lan sẽ phải tiến hành thêm một cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/2 tới để những cử tri chưa được đi bỏ phiếu sẽ có cơ hội thực hiện nghĩa vụ của mình. Thế nhưng, phe đối lập đã lên kế hoạch tiếp tục thực hiện các cuộc biểu tình và thu thập bằng chứng về tính chất "bất hợp pháp" của cuộc bầu cử./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Syria tiếp tục sơ tán dân khỏi khu vực chiến sự Homs
Syria tiếp tục sơ tán dân khỏi khu vực chiến sự Homs

VOV.VN -Bất chấp việc đoàn xe cứu trợ nhân đạo bị tấn công, hoạt động sơ tán dân thường khỏi Homs vẫn đang được triển khai.

Syria tiếp tục sơ tán dân khỏi khu vực chiến sự Homs

Syria tiếp tục sơ tán dân khỏi khu vực chiến sự Homs

VOV.VN -Bất chấp việc đoàn xe cứu trợ nhân đạo bị tấn công, hoạt động sơ tán dân thường khỏi Homs vẫn đang được triển khai.

Tổng thống Nga gặp lãnh đạo các nước bên lề Olympic Sochi
Tổng thống Nga gặp lãnh đạo các nước bên lề Olympic Sochi

VOV.VN -Ông Putin đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Kyrgyzstan để trao đổi về quan hệ hợp tác.

Tổng thống Nga gặp lãnh đạo các nước bên lề Olympic Sochi

Tổng thống Nga gặp lãnh đạo các nước bên lề Olympic Sochi

VOV.VN -Ông Putin đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Kyrgyzstan để trao đổi về quan hệ hợp tác.

Ukraine cần thỏa hiệp để tháo gỡ bế tắc chính trị
Ukraine cần thỏa hiệp để tháo gỡ bế tắc chính trị

VOV.VN -Ngoài thỏa hiệp, việc thành lập Chính phủ như thế nào sẽ là chìa khóa mở ra hướng giải quyết bế tắc chính trị hiện nay ở Ukraine.

Ukraine cần thỏa hiệp để tháo gỡ bế tắc chính trị

Ukraine cần thỏa hiệp để tháo gỡ bế tắc chính trị

VOV.VN -Ngoài thỏa hiệp, việc thành lập Chính phủ như thế nào sẽ là chìa khóa mở ra hướng giải quyết bế tắc chính trị hiện nay ở Ukraine.

Bạo động tại Thổ Nhĩ Kỳ phản đối luật kiểm soát internet
Bạo động tại Thổ Nhĩ Kỳ phản đối luật kiểm soát internet

VOV.VN -Cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán người biểu tình.

Bạo động tại Thổ Nhĩ Kỳ phản đối luật kiểm soát internet

Bạo động tại Thổ Nhĩ Kỳ phản đối luật kiểm soát internet

VOV.VN -Cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán người biểu tình.