Trung Quốc xác lập thế trận ngoại giao đa phương, đa diện

VOV.VN - Quốc gia Đông Bắc Á này đã có nhiều nước cờ tầm nước lớn, nhưng ở nhiều nơi họ vẫn rơi vào thế… không được đón chào.

Năm 2013 là năm đầu tiên Trung Quốc triển khai công tác ngoại giao theo tinh thần Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong năm qua, Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã thực hiện 7 chuyến công du nước ngoài, tới thăm 22 quốc gia, tiếp đón 64 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước đến thăm, ký kết gần 800 hiệp văn kiện hợp tác với các nước.

  >> Xem thêm: Thế trận khôn khéo của Trung Quốc ở châu Phi

Trong thời gian qua Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh sang châu Phi, xác lập thế đứng vững chắc về kinh tế, chính trị và ngoại giao tại Lục địa Đen (ảnh: (ảnh: Miles Cole)


Tất cả những hoạt động trên đã xác lập nên cục diện ngoại giao đa diện cho nhiệm kỳ mới của thế hệ lãnh đạo thứ 5 ở Trung Quốc.

Tránh đối kháng với Nga, Mỹ

Năm 2013, quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn có bước phát triển đáng chú ý. Xử lý quan hệ với nước lớn được Bắc Kinh xác định là ưu tiên hàng đầu, trong đó theo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thì xử lý quan hệ với Nga là ưu tiên số một.

Trong năm qua, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Nga có bước phát triển mới. Sau khi nhậm chức, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Nga cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên. Chỉ trong vòng 10 tháng qua, nguyên thủ 2 nước đã 5 lần gặp nhau ở các diễn đàn khác nhau. Thông qua các cuộc gặp, hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, văn hoá, quân sự, hợp tác giữa các địa phương... Đặc biệt, lãnh đạo hai nước cam kết ủng hộ và tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển và chế độ chính trị mỗi nước, ủng hộ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cốt lõi của nhau.

  >> Đọc thêm: Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ ‘chưa từng có tiền lệ’

Trong quan hệ với Mỹ, cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Obama hồi tháng 6 đã mở ra cục diện mới trong quan hệ song phương với việc xác lập mô hình "quan hệ nước lớn kiểu mới". Trong năm qua, ngoài 2 cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước, còn có chuyến thăm Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, hai bên tổ chức vòng 5 Đối thoại kinh tế chính trị chiến lược, vòng 4 đối thoại cấp cao văn hoá, triển khai đàm phán Hiệp định đầu tư song phương...

Bộ Ngoại giao Trung  tổ chức họp báo giới thiệu thành quả ngoại giao TQ năm 2013 ngày 25/12/2013 (ảnh: Tân Hoa xã)


Tất cả những yếu tố trên cho thấy hai bên đang tích cực triển khai quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế số 1 và số 2 thế giới theo nguyên tắc: không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi.

Theo Giáo sư Viện quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh Diệp Chí Thành, "Mỹ và Trung Quốc đang đi trên con đường hợp tác cùng có lợi, quan tâm đến lợi ích của nhau, tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau. Đây là con đường tất yếu mà quan hệ giữa các nước lớn cần phải đi qua".

Xử trí quan hệ với các nước láng giềng

Trong năm 2013, Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động thể hiện sự coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lần lượt đến thăm 10 nước, tiếp đón lãnh đạo 21 nước láng giềng đến thăm. Trong đó, Ấn Độ là nước láng giềng đầu tiên mà Thủ tướng Lý Khắc Cường đến thăm sau khi trở thành người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc.

Cũng trong năm 2013, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới thăm Bắc Kinh, đánh dấu lần đầu tiên trong vòng 60 năm qua Thủ tướng hai nước tới thăm lẫn nhau trong cùng 1 năm. Ngoài ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn thực hiện chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á, trong khi Thủ tướng 3 nước láng giềng là Nga, Ấn Độ và Mông Cổ hầu như đến thăm Trung Quốc trong cùng một thời điểm. Đây là điều hiếm có trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc.

  >> Đọc thêm: Ván bài Ấn Độ của Trung Quốc

Trong các chuyến thăm và cuộc gặp với lãnh đạo các nước láng giềng, Trung Quốc chủ động đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác như: Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Hành lang kinh tế Trung Quốc - Ấn Độ- Myanmar- Bangladesh, Bản nâng cấp Khu mậu dịch mại tự do Trung Quốc - ASEAN, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á...

Hiện còn quá sớm để đánh giá hiệu quả thực tế của các sáng kiến trên, song thông qua việc đề xướng những sáng kiến này cho thấy Trung Quốc thể hiện tính chủ động trong quan hệ với các nước láng giềng, muốn thắt chặt quan hệ kinh tế thương mại thông qua các thiết chế hợp tác khác nhau.

Đặc biệt, vào tháng 10 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tổ chức Hội nghị toạ đàm về công tác ngoại giao láng giềng. Hội nghị đã rút ra 4 cụm từ "thân, thành, huệ, dung". "Thân" tức là thân thiện, "thành" tức là chân thành, "huệ" có nghĩa là cùng có lợi, còn "dung" tức là bao dung độ lượng. Dư luận báo chí Trung Quốc cho rằng đây sẽ là phương châm mới của Trung Quốc trong xử lý quan hệ với các nước láng giềng trong thời gian tới. Hy vọng Trung Quốc sẽ thực hiện đúng như vậy.

Tham gia các sự vụ quốc tế

Không thể phủ nhận, trong năm qua Trung Quốc đã chủ động tham gia giải quyết nhiều vấn đề nóng trên thế giới và trong khu vực, thể hiện được vai trò và tiếng nói ngày càng quan trọng trong các sự vụ quốc tế.

Sau 3 lần phủ quyết dự thảo Nghị quyết về vấn đề Syria, cuối cùng Trung Quốc cùng với Nga đã đạt được nhất trí với Mỹ các các nước khác về việc thông qua Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoá giải nguy cơ diễn ra một cuộc xung đột quân sự nhằm vào quốc gia Tây Á này.

Cùng với đó, Trung Quốc và các quốc gia trong Nhóm P5 +1 đã đạt được thoả thuận mang tính lịch sử với Iran về việc hạn chế chương trình hạt nhân của quốc gia vùng Vịnh. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy đàm phán về giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, lần đầu tiên đưa tàu chiến tham gia nhiệm vụ giải trừ vũ khí hoá học của Syria... Thông qua những hoạt động trên, Trung Quốc ngày càng thể hiện vai trò nước lớn, phát huy vai trò trong xử lý các vấn đề quốc tế.

Tranh chấp chủ quyền, va chạm với nhiều nước

Mặc dù đạt được nhiều thành công, nhưng trong năm qua ngoại giao Trung Quốc tiếp tục có nhiều những tồn tại hạn chế.

Hội thảo “Khởi điểm mới, quan niệm mới, thực tế mới - TQ và thế giới năm 2013”


Điều đầu tiên cần đề cập là diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật. Trong năm qua, quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản luôn trong tình trạng căng thẳng cao độ. Cục diện quan hệ song phương có lúc tiến sát giới hạn của một cuộc xung đột cục bộ khi Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc đi vào vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

  >> Đọc thêm: Tướng Nhật phân tích ý đồ của Trung Quốc ở Hoa Đông

Ngược lại, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông bao phủ cả quần đảo tranh chấp, đồng thời tuyên bố sẽ "áp dụng những biện pháp hiệu quả" để thực hiện giám sát trong khu vực này. Căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền và nghi kỵ về chiến lược khiến lãnh đạo hai cường quốc kinh tế số 2 và số 3 thế giới chưa thể gặp nhau kể từ khi hai nước hình thành Ban lãnh đạo mới. Giới chức quốc phòng và ngoại giao hai nước thường xuyên có những tuyên bố chỉ trích lẫn nhau. Hoạt động tuyên truyền chỉ trích lẫn nhau giữa các phương tiện truyền thông hai nước càng kích thích thêm tâm lý nghi kỵ và bài xích lẫn nhau giữa một bộ phận nhân dân hai nước.

Đối với quan hệ Trung - Mỹ, mặc dù lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí xác lập khung quan hệ "nước lớn kiểu mới" với nội hàm không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng. Tuy nhiên, trên thực thế, va chạm và cọ xát chiến lược vẫn thường xuyên diễn ra với xu hướng ngày càng phức tạp, thể hiện rõ nét thông qua vụ đối đầu nguy hiểm giữa tàu chiến Mỹ với tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông ngày 5/12 vừa qua.

  >> Đọc thêm: Lãnh đạo Mỹ-Trung tranh luận nảy lửa về ADIZ

Mặc dù giữa Trung Quốc và ASEAN cam kết tăng cường quan hệ kinh tế thương mại, nhất trí triển khai tham vấn về xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý cao hơn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), song thực tế tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước trong khu vực vẫn có những diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines có lúc gia tăng căng thẳng liên quan tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham. Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động trên thực địa nhằm đòi hỏi "chủ quyền", trong khi Philippines cũng áp dụng nhiều biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý là việc Tổng thống Philippines huỷ chuyến thăm Trung Quốc và dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN tổ chức tại Nam Ninh, đồng thời tiếp tục thúc đẩy kiện Trung Quốc ra Toà trọng tài quốc tế về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Khép lại năm 2013 với những thành công nhưng cũng còn nhiều hạn chế, lãnh đạo Trung Quốc khẳng định trong năm 2014 sẽ triển khai một nền ngoại giao tích cực, chủ động tham dự các diễn đàn quốc tế, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định trên thế giới.

Phát biểu tại Hội thảo ngoại giao với chủ đề "Khởi điểm mới, quan niệm mới, thực tế mới - Trung Quốc và thế giới năm 2013" tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16/12 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định "Trung Quốc sẽ gắn kết chặt chẽ với thế giới, tiếp tục trở thành chỗ dựa quan trọng cho sự phát triển của thế giới, cung cấp động lực mới cho sự phát triển phồn vinh của thế giới, tiếp tục phát huy vai trò nước lớn có trách nhiệm, đóng góp ngày càng lớn hơn cho hoà bình và ổn định của thế giới".

Thực tế, cộng đồng quốc tế cũng đặt nhiều kỳ vọng vào sự đóng góp của Trung Quốc đối với hoà bình và ổn định trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế đóng góp của Trung Quốc đến đâu, Trung Quốc sẽ triển khai hoạt động ngoại giao như thế nào trong năm tới - tất cả những câu hỏi trên cần được kiểm chứng bằng thời gian./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Mỹ  bày tỏ “lo ngại” về tuyên bố Khu vực ADIZ của Trung Quốc
Mỹ bày tỏ “lo ngại” về tuyên bố Khu vực ADIZ của Trung Quốc

VOV.VN - Đó là phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/12 tại Bắc Kinh.

Mỹ  bày tỏ “lo ngại” về tuyên bố Khu vực ADIZ của Trung Quốc

Mỹ bày tỏ “lo ngại” về tuyên bố Khu vực ADIZ của Trung Quốc

VOV.VN - Đó là phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/12 tại Bắc Kinh.

Lãnh đạo Mỹ-Trung tranh luận nảy lửa về ADIZ
Lãnh đạo Mỹ-Trung tranh luận nảy lửa về ADIZ

VOV.VN - Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kéo dài tới hơn 5 tiếng đồng hồ.

Lãnh đạo Mỹ-Trung tranh luận nảy lửa về ADIZ

Lãnh đạo Mỹ-Trung tranh luận nảy lửa về ADIZ

VOV.VN - Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kéo dài tới hơn 5 tiếng đồng hồ.

Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?
Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?

(VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới.

Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?

Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?

(VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới.

Tướng Nhật  phân tích ý đồ của Trung Quốc ở Hoa Đông
Tướng Nhật phân tích ý đồ của Trung Quốc ở Hoa Đông

VOV.VN - Cựu tướng không quân Nhật phân tích về ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong việc lập vùng nhận dạng phòng không.

Tướng Nhật  phân tích ý đồ của Trung Quốc ở Hoa Đông

Tướng Nhật phân tích ý đồ của Trung Quốc ở Hoa Đông

VOV.VN - Cựu tướng không quân Nhật phân tích về ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong việc lập vùng nhận dạng phòng không.

Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ
Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ

VOV.VN - Sau khi Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản là ‘vu khống’, Nhật đã yêu cầu Trung Quốc nhìn nhận một cách ‘nghiêm túc’.

Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ

Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ

VOV.VN - Sau khi Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản là ‘vu khống’, Nhật đã yêu cầu Trung Quốc nhìn nhận một cách ‘nghiêm túc’.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Ông Hagel: Hành động của tàu Trung Quốc là 'vô trách nhiệm'
Ông Hagel: Hành động của tàu Trung Quốc là 'vô trách nhiệm'

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng, 2 nước cần phải có “một số cơ chế cần thiết” để xoa dịu căng thẳng khi nó xảy ra.

Ông Hagel: Hành động của tàu Trung Quốc là 'vô trách nhiệm'

Ông Hagel: Hành động của tàu Trung Quốc là 'vô trách nhiệm'

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng, 2 nước cần phải có “một số cơ chế cần thiết” để xoa dịu căng thẳng khi nó xảy ra.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc
Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc
‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên
Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên

VOV.VN - Việc Triều Tiên bất ngờ hành quyết ông Jang đã khiến cho chiến lược kinh tế của Trung Quốc với Triều Tiên có nhiều xáo trộn.

Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên

Vụ xử tử làm đảo lộn đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên

VOV.VN - Việc Triều Tiên bất ngờ hành quyết ông Jang đã khiến cho chiến lược kinh tế của Trung Quốc với Triều Tiên có nhiều xáo trộn.

Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Bắc Á: Hòa Hàn, ép Nhật
Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Bắc Á: Hòa Hàn, ép Nhật

VOV.VN - Trung Quốc một mặt muốn khẳng định chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một mặt lo ngại Seoul và Tokyo xích lại gần nhau.

Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Bắc Á: Hòa Hàn, ép Nhật

Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Bắc Á: Hòa Hàn, ép Nhật

VOV.VN - Trung Quốc một mặt muốn khẳng định chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một mặt lo ngại Seoul và Tokyo xích lại gần nhau.

Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni
Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni

VOV.VN - Lần đầu trong 7 năm qua, 1 thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản viếng thăm đền thờ binh sĩ Nhật Bản chết trong Thế chiến 2.

Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni

Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni

VOV.VN - Lần đầu trong 7 năm qua, 1 thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản viếng thăm đền thờ binh sĩ Nhật Bản chết trong Thế chiến 2.