Tuyên bố Bali Thượng đỉnh G20: Đồng thuận về mong mỏi hòa bình

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh G20 khép lại với Tuyên bố Bali sau hai ngày họp, khẳng định sự đồng thuận của các quốc gia về nhiều vấn đề nóng của thế giới bất chấp những lo ngại về chia rẽ liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Những kế hoạch và đề xuất trong Tuyên bố Bali được cho sẽ là nền tảng cơ bản giải quyết những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt.

Nỗ lực đồng thuận bất chấp khủng hoảng Ukraine nan giải

Bất chấp khẩu hiệu lạc quan của Hội nghị thượng đỉnh “Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn”, đảm bảo đạt được đồng thuận là một thách thức xuyên suốt không chỉ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 nói riêng mà cả năm chủ tịch G20 nói chung của Indonesia trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh địa chính trị gia tăng, chia rẽ giữa các quốc gia thành viên G20 do xung đột Nga-Ukraine. Hàng loạt hội nghị G20 trong năm bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính, khí hậu G20 đều không ra được Tuyên bố chung.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, điểm khó đồng thuận nhất để các nước nhất trí với Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 phải kể đến là vấn đề xung đột Ukraine khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo thừa nhận đây là nội dung được tranh luận nhiều nhất trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20, nhưng cuối cùng các nước cũng đạt được đồng thuận. Tuyên bố ghi rõ hầu hết các nước thành viên lên án mạnh mẽ cuộc xung đột tại Ukraine, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân và làm trầm trọng thêm những vấn đề yếu kém của nền kinh tế toàn cầu.

Mong mỏi hòa bình

Tổng thống Pháp Emanuel Macron cho rằng G20 đã gửi đi một thông điệp rõ ràng về không muốn chiến tranh và cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế.

“G20 không muốn chiến tranh, không muốn vũ khí hạt nhân. Và trên hết, G20 là một cơ quan hợp tác kinh tế, với tất cả các thành viên của G20 tôn trọng luật pháp quốc tế."

Tuyên bố chung cũng thể hiện quan điểm toàn diện của các nước thành viên, với người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh bản Tuyên bố chung tại G20 là một kết quả tốt, khi “sự khác biệt trong cách tiếp cận và quan điểm về cuộc xung đột Ukraine đã được ghi nhận và ghi lại trong tuyên bố cuối cùng”. Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định, Tuyên bố Bali là sự đồng thuận của các quốc gia, đồng thời đánh giá cao về sự linh hoạt của các nhà lãnh đạo cho phép đạt được thỏa thuận về tuyên bố.

"Chúng ta không có lựa chọn nào khác, hợp tác là cần thiết để cứu thế giới. G20 không chỉ có trách nhiệm đối với người dân của chúng ta mà còn với người dân thế giới. Thế giới không được chia rẽ và chúng ta không để thế giới rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh khác".

Có thể nói để thu hẹp bất đồng, hướng tới sự đồng thuận là sự nỗ lực không nhỏ của các quốc gia thành viên cũng như nước chủ nhà Indonesia. Với tư cách là Chủ tịch G20, Indonesia tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên tập trung vào chương trình nghị sự của mình, bao gồm lĩnh vực y tế, chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển đổi năng lượng… những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia cũng khởi đầu cho một loạt nhiệm kỳ chủ tịch của các quốc gia đang phát triển. Năm 2023, G20 sẽ do Ấn Độ Chủ tịch, tiếp sau là Brazil và sau đó nữa là Nam Phi. Vì vậy, đảm nhiệm vai trò thành công G20 của Indonesia cũng là thời điểm khởi đầu, mang tính thời đại của các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả các quốc gia ngoài G20, đóng góp tiếng nói quan trọng cho các vấn đề toàn cầu.

Cụ thể hóa

Những vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của Indonesia đã được các nước G20 cụ thể hóa bằng những hành động và kế hoạch cụ thể. Thứ nhất củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Theo đó, loại bỏ các rào cản, đặc biệt là đối với thực phẩm và phân bón, là cần thiết để đảm bảo không gián đoạn chuỗi an ninh lương thực toàn cầu. Trong ngắn hạn nhất, các nước ủng hộ tiếp tục gia hạn Thỏa thuận ngũ cốc trên Biển Đen được đánh giá hiệu quả trong việc xử lý cuộc khủng hoảng vừa qua.

Các nước cũng bày tỏ lo ngại về tình hình "nợ xấu" của một số quốc gia có thu nhập trung bình, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các chủ nợ phải chia sẻ gánh nặng một cách công bằng. Tại hội nghị cũng có nhiều tiếng nói kêu gọi Trung Quốc nên thúc đẩy các nỗ lực tái cơ cấu nợ cho các quốc gia gặp nhiều khó khăn. Nội dung này được đề cập trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Trung Quốc, với việc hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy đàm phán về vấn đề xóa nợ được đánh giá sẽ giúp thúc đẩy tiến triển về vấn đề này.

Trong biện pháp đối phó với các thách thức tài chính, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, G20 nhấn mạnh các ngân hàng trung ương G20 phải điều chỉnh một cách thích hợp tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời tái khẳng định cam kết tránh biến động tỷ giá quá mức. Các nhà lãnh đạo nhất trí theo đuổi các nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của Liên Hợp Quốc ở Ai Cập. Lễ ra mắt một Quỹ đối phó với các đại dịch tương lai, hiện đã nhận được đóng góp 1,4 tỷ USD được đánh giá là một trong những thành công của G20 năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ nhận chuyển giao chức vụ Chủ tịch G20 từ Indonesia
Ấn Độ nhận chuyển giao chức vụ Chủ tịch G20 từ Indonesia

VOV.VN - Ngày 16/11, Indonesia đã chuyển giao chức vụ Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho Ấn Độ. Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1/12 tới.

Ấn Độ nhận chuyển giao chức vụ Chủ tịch G20 từ Indonesia

Ấn Độ nhận chuyển giao chức vụ Chủ tịch G20 từ Indonesia

VOV.VN - Ngày 16/11, Indonesia đã chuyển giao chức vụ Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho Ấn Độ. Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1/12 tới.

Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga gặp gỡ bên lề Hội nghị G20
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga gặp gỡ bên lề Hội nghị G20

VOV.VN - Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Bali, Indonesia ngày 15/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi việc Nga tái khẳng định lập trường phản đối chiến tranh hạt nhân là “thái độ lý trí và có trách nhiệm”.

Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga gặp gỡ bên lề Hội nghị G20

Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga gặp gỡ bên lề Hội nghị G20

VOV.VN - Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Bali, Indonesia ngày 15/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi việc Nga tái khẳng định lập trường phản đối chiến tranh hạt nhân là “thái độ lý trí và có trách nhiệm”.

G20 ủng hộ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mới với Indonesia
G20 ủng hộ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mới với Indonesia

VOV.VN - Tại sự kiện Đối tác Đầu tư và Cơ sở hạ tầng toàn cầu (PGII) diễn ra bên lề Thượng đỉnh G20 ngày 15/11 ở Bali, lãnh đạo các nước đã cùng nhau tham dự công bố thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mới do Indonesia đề xuất.

G20 ủng hộ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mới với Indonesia

G20 ủng hộ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mới với Indonesia

VOV.VN - Tại sự kiện Đối tác Đầu tư và Cơ sở hạ tầng toàn cầu (PGII) diễn ra bên lề Thượng đỉnh G20 ngày 15/11 ở Bali, lãnh đạo các nước đã cùng nhau tham dự công bố thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mới do Indonesia đề xuất.

Tổng thống Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại Hội nghị G20
Tổng thống Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại Hội nghị G20

VOV.VN - Với chủ đề an ninh lương thực và năng lượng trong phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali (Indonesia) hôm nay (15/11), lãnh đạo các nước tiếp tục kêu gọi ngừng bắn và thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Ukraine.

Tổng thống Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại Hội nghị G20

Tổng thống Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại Hội nghị G20

VOV.VN - Với chủ đề an ninh lương thực và năng lượng trong phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali (Indonesia) hôm nay (15/11), lãnh đạo các nước tiếp tục kêu gọi ngừng bắn và thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Ukraine.