Quốc tế tiếp tục lên án hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhiều học giả quốc tế cho rằng, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là phi lý và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Liên tiếp những ngày qua, báo chí và các chuyên gia quốc tế đã đưa ra những luận cứ khẳng định, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan và điều tàu bảo vệ tới Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế, cho thấy tham vọng của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền phi lý với vùng biển này.

Trong bài viết được đăng trên trang mạng Agoravox của Pháp hôm 23/6, ông Andre Bouny, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxine Việt Nam nói rằng, những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn phi lý và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

 

Tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam

Tác giả nhấn mạnh “chiến lược bành trướng” của Trung Quốc thể hiện qua việc Bắc Kinh dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong các năm 1956 và 1974. Bài viết cũng đặc biệt đề cập tới một tấm bản đồ của Trung Quốc, vẽ vào cuối đời nhà Thanh (1644-1912) và được xuất bản vào năm 1904, trong đó xác định khu vực cực Nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam không bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Chính vì thế, theo tác giả, những gì xảy ra “là không thể tưởng tượng được” khi tháng 6/2012, Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho đấu thầu thăm dò và khai thác tại 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo ông Bouny, chắc chắn đây không phải là một khu vực có tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Vì thế hầu như không có công ty nước ngoài nào tham gia đấu thầu.

Tác giả bài viết cũng đăng một loạt hình ảnh cho thấy, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay như tấm bản đồ Trung Quốc được vẽ từ đời nhà Thanh, giấy khai sinh của công dân Việt Nam được cấp tại Hoàng Sa năm 1940, hồ sơ kỹ thuật xây dựng hệ thống đèn biển tại Hoàng Sa, cuốn Biên niên của Nha khí tượng Đông Dương năm 1940 do Phủ toàn quyền Đông Dương xuất bản năm 1942…

Cũng trong ngày 23/6, báo Deutsche Welle của Đức đăng bài nhận định, việc Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực là nhằm tạo tiền lệ cho yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Trả lời phỏng vấn báo này, tiến sĩ Ian Storey, thành viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), có trụ sở tại Singapore khẳng định, việc triển khai các giàn khoan nói lên quyết tâm của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Trung Quốc có thể triển khai thêm các giàn khoan trong tương lai. Bởi theo ông, Trung Quốc muốn khẳng định cái gọi là "quyền lịch sử" đối với nguồn tài nguyên biển như dầu mỏ, khí đốt và ngư nghiệp bên trong “đường lưỡi bò”, vốn bị các chuyên gia pháp lý quốc tế coi là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của quốc tế, Trung Quốc vẫn liên tục có những động thái làm gia tăng căng thẳng hay đưa ra những luận cứ phi lý nhằm xác lập chủ quyền đối với Biển Đông. Những ngày qua, nhiều báo đài của Trung Quốc đã ra sức tuyên truyền về việc một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam phát hành bản đồ dọc chính thức khổ lớn đầu tiên của nước này, khác với thông lệ xưa nay bản đồ Trung Quốc thường có hình ngang.

Trong đó, tấm bản đồ ngang nhiên thể hiện cả “đường lưỡi bò” phi lý liếm gần trọn Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Đây được xem là một bước đi mới của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Nguy hiểm hơn, theo truyền thông Trung Quốc, bản đồ này sẽ được phân phối cho các trường tiểu học và trung học nước này. Tiến sĩ Christopher Roberts thuộc Đại học New South Wales, Australia khẳng định, vài thập niên gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã "cấy" vào đầu người dân niềm tin là Biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này”.

Trong khi đó, chuyên gia Richard Bitzinger thuộc Đại học Nanyang (Singapore) bày tỏ lo ngại rằng, một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại Biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là nước này sẽ tiếp tục không chịu thỏa hiệp. Chính vì thế, thời gian vừa qua, giới học giả quốc tế liên tục nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế khi cho rằng, luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ phản ứng trước việc Trung Quốc điều 4 giàn khoan vào Biển Đông
Mỹ phản ứng trước việc Trung Quốc điều 4 giàn khoan vào Biển Đông

VOV.VN - Cả Tổng thống Mỹ lẫn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề các giàn khoan mới của Trung Quốc.

Mỹ phản ứng trước việc Trung Quốc điều 4 giàn khoan vào Biển Đông

Mỹ phản ứng trước việc Trung Quốc điều 4 giàn khoan vào Biển Đông

VOV.VN - Cả Tổng thống Mỹ lẫn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề các giàn khoan mới của Trung Quốc.

Tự thiêu ở Mỹ phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981
Tự thiêu ở Mỹ phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981

VOV.VN - Tờ giấy để lại tại hiện trường cho thấy, hành động tự thiêu có thể là để phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tự thiêu ở Mỹ phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981

Tự thiêu ở Mỹ phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981

VOV.VN - Tờ giấy để lại tại hiện trường cho thấy, hành động tự thiêu có thể là để phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Gần 80.000 bài báo trên truyền thông quốc tế lên án Trung Quốc
Gần 80.000 bài báo trên truyền thông quốc tế lên án Trung Quốc

Điểm chung của các bài viết là cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Gần 80.000 bài báo trên truyền thông quốc tế lên án Trung Quốc

Gần 80.000 bài báo trên truyền thông quốc tế lên án Trung Quốc

Điểm chung của các bài viết là cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc ngày càng gia tăng đối đầu chủ  động trên Biển Đông
Trung Quốc ngày càng gia tăng đối đầu chủ động trên Biển Đông

VOV.VN - Trong khi tiếp tục đưa các giàn khoan xuống Biển Đông, Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trung Quốc ngày càng gia tăng đối đầu chủ  động trên Biển Đông

Trung Quốc ngày càng gia tăng đối đầu chủ động trên Biển Đông

VOV.VN - Trong khi tiếp tục đưa các giàn khoan xuống Biển Đông, Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra có thể vượt tầm kiểm soát
Căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra có thể vượt tầm kiểm soát

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra có thể vượt tầm kiểm soát

Căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra có thể vượt tầm kiểm soát

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc bị chỉ trích ngay tại “sân nhà”
Trung Quốc bị chỉ trích ngay tại “sân nhà”

VOV.VN - Phát biểu trong ngày 21/6, cựu Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Hadley đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối ngoại của Trung Quốc và thẳng thắn lên án những hành động uy hiếp của nước này.

Trung Quốc bị chỉ trích ngay tại “sân nhà”

Trung Quốc bị chỉ trích ngay tại “sân nhà”

VOV.VN - Phát biểu trong ngày 21/6, cựu Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Hadley đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối ngoại của Trung Quốc và thẳng thắn lên án những hành động uy hiếp của nước này.

Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa
Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa

VOV.VN - Tấm bản đồ này xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được phân phối cho các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc.

Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa

VOV.VN - Tấm bản đồ này xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được phân phối cho các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc.

Trung Quốc điều thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông
Trung Quốc điều thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông

VOV.VN - Một chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc đã gọi đây là “động thái chiến lược”.

Trung Quốc điều thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông

Trung Quốc điều thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông

VOV.VN - Một chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc đã gọi đây là “động thái chiến lược”.

Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về  Biển  Đông
Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông

VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Nga kêu gọi Nga và cộng đồng quốc tế tiếp tục góp tiếng nói phản đối hành động sai trái của Trung Quốc.

Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về  Biển  Đông

Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông

VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Nga kêu gọi Nga và cộng đồng quốc tế tiếp tục góp tiếng nói phản đối hành động sai trái của Trung Quốc.