Thế giới 24h: Ông Ban Ki-moon bị Israel cáo buộc khuyến khích khủng bố

VOV.VN - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn cáo buộc rằng, Liên Hợp Quốc từ lâu nay đã “mất tính trung lập”.

1. AFP đưa tin, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua đã lên tiếng cáo buộc Tổng thư ký Liên Hợp Quốc “khuyến khích khủng bố” sau khi ông Ban Ki-moon nói về sự thất vọng của người Palestine vì sự chiếm đóng của Israel; đồng thời cho rằng, sự phản kháng của người Palestine là lẽ tự nhiên.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có bình luận gây tranh cãi về Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. (Ảnh: Getty)

Tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon lên án sự hiện diện của người Do Thái tại Judea và Samaria (thuộc khu Bờ Tây) và cho rằng, các cuộc tấn công chống người Israel là kết quả của "tâm trạng thất vọng của người Palestine”.

Đáp trả nhận định này của ông Ban Ki-moon, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng, “Ý kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khuyến khích khủng bố và không thể biện minh cho khủng bố. Những kẻ tấn công không muốn xây dựng một nhà nước mà muốn phá hủy Israel và giết người Do Thái, không vì hòa bình hay nhân quyền”. 

Ông Netanyahu còn nói thêm rằng, Liên Hợp Quốc từ lâu nay đã mất tính trung lập và tuyên bố của Tổng thư ký Ban Ki-moon “không giúp cải thiện tình hình”.

Mới đây, Israel đã thông qua việc xây dựng 153 ngôi nhà mới tại “khu định cư bất hợp pháp” ở Bờ Tây. Người Palestine bức xúc việc Israel đang xây dựng các khu định cư trên vùng lãnh thổ mà họ tuyên bố sẽ là nhà nước Palestine tương lai. Trước đó, cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine do Mỹ hậu thuẫn đã đổ vỡ vào năm 2014.

“Thổ Nhĩ Kỳ cần Israel”

VOV.VN - Đây là tuyên bố do TT Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đưa ra ngày 2/1 trong bối cảnh 2 nước đang hướng đến thỏa thuận bình thường hóa các mối quan hệ.

2. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom kém tại tỉnh Homs, miền Trung Syria hôm qua.

Theo Reuters, trong một tuyên bố trên mạng internet, nhóm cực đoan này tuyên bố, các chiến binh của nhóm đã lái xe ô tô chở đầy thuốc nổ tới một trạm kiểm soát an ninh tại huyện Al-Zahra, tỉnh Homs, Syria và cho nổ tung mình.

Hiện trường vụ đánh bom ở Al-Zahra, Homs, miền trung Syria. (Ảnh: Reuters)

Tỉnh trưởng tỉnh Homs Talal al-Barazi cho biết, hai vụ nổ xảy ra chỉ cách nhau khoảng ít phút tại khu vực Al-Zahra. Mục tiêu của những kẻ tấn công  là nhằm vào trạm kiểm soát quân đội Syria. 

Theo ông al-Barazi, hai kẻ đánh bom dừng xe tại trạm kiểm soát của quân đội. Một tên đã thoát ra khỏi xe trước khi tên còn lại bên trong cho nổ tung mình. Lợi dụng tình hình bất ổn do hậu quả của vụ nổ thử nhất và đám đông đang tụ tập, kẻ đánh bom liều chết ở bên ngoài đã kích hoạt số thuốc nổ mang trên người.

Chính quyền tỉnh Homs cho biết, vụ đánh bom kép đã làm ít nhất 24 người thiệt mạng. Trong khi đó, truyền thông Syria khẳng định con số người chết là 22, ngoài ra còn có hơn 100 người bị thương. Tuy nhiên, Đài quan sát Nhân quyền Syria cho rằng, số người chết trong vụ tấn công là 29, trong đó có 15 thành viên của lực lượng quân Chính phủ Syria.

3. Phát biểu khi đang ở thăm Athens, Hy Lạp, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon cho rằng, nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang được hưởng những nguồn lợi tài chính từ việc bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian dài, đồng thời bày tỏ hy vọng các hoạt động thương mại bất hợp pháp này sẽ sớm chấm dứt.

Một cơ sở lọc dầu từng bị IS chiếm giữ tại Syria. (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép những kẻ cực đoan di chuyển từ châu Âu tới Syria và Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đối mặt nhiều cáo buộc buôn bán dầu lậu với IS và cho phép bọn khủng bố tự do đi lại ở biên giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi máy bay Su-24 của Nga hôm 24/11, gần biên giới Syria để bảo vệ nguồn cung cấp dầu từ IS.

Tuy nhiên phía Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận tất cả những cáo buộc này. Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước  bác bỏ cáo buộc về sự can dự của các quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với IS, nhưng phía Mỹ cũng thừa nhận, dầu của IS đang được buôn lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ thông qua những kẻ trung gian.

Mối quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều căng thẳng sau vụ hải quân Israel tấn công vào tàu cứu trợ tới Gaza năm 2010, làm 10 nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ  thiệt mạng.

Quan chức hai nước đã có cuộc gặp vào tháng 12/2015 để cải thiện quan hệ, làm dấy lên hy vọng về những bước tiến trong các cuộc đàm phán nhập khẩu khí đốt của Israel. Tuy nhiên, những cáo buộc mới của Israel có thể hủy hoại bước tiến đầu tiên trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai nước gần đây.

4. Mỹ ngày 27/1 tuyên bố, dự định thăm đảo Ba Bình của lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu là “cực kỳ vô ích” và không giúp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Trước đó, Reuters dẫn tuyên bố từ văn phòng của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu cho biết, ông sẽ đến thăm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 28/1 để chúc Tết những người dân sống trên đảo.

Kế hoạch thăm đảo Ba Bình của ông Mã Anh Cửu bị chỉ trích dữ dội. (Ảnh: AP)

Dự định thăm đảo Ba Bình của ông Mã Anh Cửu diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang lo ngại về những diễn biến leo thang căng thẳng ở Biển Đông và khiến cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Đài Loan chỉ trích dữ dội.

“Chúng tôi rất thất vọng về kế hoạch thăm đảo Ba Bình của ông Mã Anh Cửu. Hành động này là cực kỳ vô ích và không giúp gì cho việc tìm ra một giải pháp hòa bình ở Biển Đông”, người phát ngôn cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Đài Loan Sonia Urbom tuyên bố.

Bà Urbom nhấn mạnh, Mỹ muốn Đài Loan cùng các bên tham gia tranh chấp ở Biển Đông cần hạ nhiệt căng thẳng thay vì khiến tình hình leo thang.

Trong khi đó, trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 27/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố, Washington và Bắc Kinh cần phải tìm ra biện pháp để hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông.

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã tiến hành cải tạo phi pháp 7 bãi đá thành các đảo nhân tạo và rầm rộ xây dựng các công trình trên đó. Hành động này của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia tại châu Á cảm thấy lo ngại và khiến Mỹ chỉ trích dữ dội.

5. Chính phủ Trung Quốc hôm nay (27/1) đã công bố Sách trắng hạt nhân lần đầu tiên của nước này, trong đó đề cập chi tiết các chính sách và biện pháp thúc đẩy việc dự phòng khẩn cấp hạt nhân, cũng như nêu bật các giải pháp an ninh hạt nhân “hợp lý, phù hợp và cân bằng”.

Trung Quốc khởi xướng lĩnh vực hạt nhân của nước này từ năm 1950. (Ảnh: Getty)

Theo văn phòng thông tin Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc sẽ ưu tiên đảm bảo việc sử dụng và phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Sách Trắng về hạt nhân của Trung Quốc cũng nêu bật những dấu mốc kể từ khi Trung Quốc khởi xướng lĩnh vực hạt nhân của nước này vào năm 1950, nhấn mạnh, các cơ sở và hoạt động hạt nhân của Trung Quốc từ lâu đã được đặt trong trạng thái an toàn và ổn định.

Trung Quốc cũng đã phê chuẩn các công nghệ tiên tiến nhất và tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất nhằm đảm bảo cho sự an toàn và phát triển hiệu quả điện hạt nhân, thành tố quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã có 27 lò phản ứng hạt nhân, với tổng công suất lắp đặt 25,5 Gigawatts đang hoạt động và 25 lò phản ứng hạt nhân có tổng công suất lắp đặt 27, 51 Gigawatts đang được xây dựng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h: Cuộc sống nhiều nơi đảo lộn vì rét cóng và tuyết dày
Thế giới 24h: Cuộc sống nhiều nơi đảo lộn vì rét cóng và tuyết dày

VOV.VN - Không chỉ châu Mỹ mà nhiều nơi ở châu Á đang hứng chịu cái rét cóng và tuyết dày nghiêm trọng gây đảo lộn cuộc sống và giao thông.

Thế giới 24h: Cuộc sống nhiều nơi đảo lộn vì rét cóng và tuyết dày

Thế giới 24h: Cuộc sống nhiều nơi đảo lộn vì rét cóng và tuyết dày

VOV.VN - Không chỉ châu Mỹ mà nhiều nơi ở châu Á đang hứng chịu cái rét cóng và tuyết dày nghiêm trọng gây đảo lộn cuộc sống và giao thông.

Thế giới 24h: Biển Đông- Mối quan tâm của ông Kerry khi công du châu Á
Thế giới 24h: Biển Đông- Mối quan tâm của ông Kerry khi công du châu Á

VOV.VN - Trong chuyến công du, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ kêu gọi 10 nước ASEAN cần có quan điểm chung để đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Thế giới 24h: Biển Đông- Mối quan tâm của ông Kerry khi công du châu Á

Thế giới 24h: Biển Đông- Mối quan tâm của ông Kerry khi công du châu Á

VOV.VN - Trong chuyến công du, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ kêu gọi 10 nước ASEAN cần có quan điểm chung để đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Thế giới 24h: Nga, Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì cuộc chiến chống IS?
Thế giới 24h: Nga, Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì cuộc chiến chống IS?

VOV.VN - Trong cuộc họp ngày 20/1, Mỹ và phương Tây đã nêu ra chiến lược chống IS trong thời gian tới, đồng thời kêu gọi Nga cùng phối hợp vào cuộc chiến này.

Thế giới 24h: Nga, Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì cuộc chiến chống IS?

Thế giới 24h: Nga, Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì cuộc chiến chống IS?

VOV.VN - Trong cuộc họp ngày 20/1, Mỹ và phương Tây đã nêu ra chiến lược chống IS trong thời gian tới, đồng thời kêu gọi Nga cùng phối hợp vào cuộc chiến này.

Thế giới 24h: Mỹ quyết chiếm lại Mosul và Raqqa từ tay IS cuối 2016
Thế giới 24h: Mỹ quyết chiếm lại Mosul và Raqqa từ tay IS cuối 2016

VOV.VN- Đến cuối năm 2016, mục tiêu của Mỹ là làm suy yếu IS và chiếm lại được Mosul ở Iraq và Raqqa ở Syria.

Thế giới 24h: Mỹ quyết chiếm lại Mosul và Raqqa từ tay IS cuối 2016

Thế giới 24h: Mỹ quyết chiếm lại Mosul và Raqqa từ tay IS cuối 2016

VOV.VN- Đến cuối năm 2016, mục tiêu của Mỹ là làm suy yếu IS và chiếm lại được Mosul ở Iraq và Raqqa ở Syria.

Thế giới 24h: Giá rét hoành hành ở nhiều quốc gia
Thế giới 24h: Giá rét hoành hành ở nhiều quốc gia

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt giá rét được đánh giá là "tồi tệ nhất" trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Thế giới 24h: Giá rét hoành hành ở nhiều quốc gia

Thế giới 24h: Giá rét hoành hành ở nhiều quốc gia

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt giá rét được đánh giá là "tồi tệ nhất" trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Thế giới 24h: Lào muốn tránh nguy cơ quân sự hóa ở Biển Đông
Thế giới 24h: Lào muốn tránh nguy cơ quân sự hóa ở Biển Đông

VOV.VN- Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong ngày 25/1 tuyên bố Lào mong muốn “một ASEAN đoàn kết để tránh nguy cư quân sự hóa ở Biển Đông”.

Thế giới 24h: Lào muốn tránh nguy cơ quân sự hóa ở Biển Đông

Thế giới 24h: Lào muốn tránh nguy cơ quân sự hóa ở Biển Đông

VOV.VN- Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong ngày 25/1 tuyên bố Lào mong muốn “một ASEAN đoàn kết để tránh nguy cư quân sự hóa ở Biển Đông”.