Thế giới 24h: Trung, Hàn bắt tay vì tham vọng hạt nhân của Triều Tiên

VOV.VN - Sau lời kêu gọi của bà Park Geun-hye, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẵn sàng phối hợp với Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

1. Reuters đưa tin, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lên tiếng kêu gọi mở rộng quy mô và sức mạnh kho vũ khí hạt nhân của nước này, một tuần sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch. 

Lãnh đạo Triều Tiên cũng “đặt ra những nhiệm vụ quan trọng phải được thực hiện để củng cố lực lượng hạt nhân”; đồng thời kêu gọi tiến hành “thử nghiệm bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn trong tương lai”. 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lên tiếng kêu gọi mở rộng quy mô và sức mạnh kho vũ khí hạt nhân của nước này. (ảnh: AP).

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sáng 13/1 hối thúc cộng đồng quốc tế (đặc biệt là Trung Quốc) đảm bảo rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc nhất vì đã tiến hành thử hạt nhân. 

Tổng thống Hàn Quốc gọi vụ thử hạt nhân mới nhất của Hàn Quốc là sự khiêu khích lớn và là “thách thức không thể chấp nhận” cho hòa bình và an ninh quốc tế.

Khi được hỏi về lời kêu gọi của bà Park, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 13/1 cho biết, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để có các biện pháp thích hợp sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên

Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh, “trách nhiệm chung của Trung Quốc và Hàn Quốc” là bảo vệ hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. 

Trước đó, Hạ viện Mỹ tối 12/1, tức rạng sáng 13/1 đã thông qua các biện pháp nhằm siết chặt trừng phạt Triều Tiên nhằm phản hứng với vụ thử bom H.

Các biện pháp trừng phạt Triều Tiên được thông qua với đa số tuyệt đối, với 418 phiếu thuận và 2 phiếu chống, yêu cầu Tổng thống Mỹ tiến hành các biện phát trừng phạt bất cứ cá nhân, tổ chức nào có các giao dịch với Triều Tiên liên quan đến các hoạt động mua bán vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hành hóa xa xỉ, các hoạt đông rửa tiền, lạm dụng quyền con người. 

2. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí, Frank Rose ngày 12/1 tuyên bố, các nước đồng minh trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) không thể đồng ý với đề nghị của Nga về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa vì mối đe dọa từ Triều Tiên. 

Hình ảnh cắt ra từ clilp của Triều Tiên, ghi lại cảnh phóng tên lửa từ tàu ngầm, được cho là diễn ra vào cuối tháng 12/2015. 

Quan chức này nhấn mạnh Triều Tiên sở hữu số lượng lớn tên lửa đạn đạo và thường xuyên tiến hành các vụ thử tên lửa. Các tên lửa đạn đạo này có thể với tới Hàn Quốc, phần lớn lãnh thổ Nhật Bản và có khả năng tấn công nước Mỹ. 

Việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch (bom H) tuần trước, động thái cho thấy sự tiến bộ trong khả năng tấn công Nhật Bản và Mỹ của Bình Nhưỡng, đã khiến Mỹ quyết tâm tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Nga luôn phản đối.

3. Đúng 21h đêm 12/1 giờ Mỹ, (tức 9h sáng 13/1 theo giờ Hà Nội) Tổng thống Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng.

Trong Thông điệp Liên bang đặc biệt này, thay vì đề ra những chính sách mà chính phủ Mỹ cần phải làm theo cách thức truyền thống, Tổng thống Obama đã phác họa một bức tranh toàn cảnh mà nước Mỹ phải đối mặt trong dài hạn cũng như khẳng định các di sản của mình.  

Tổng thống Obama kết thúc bài thông điệp liên bang sau khoảng 1 giờ. (Ảnh: AFP).
 Thông điệp Liên bang cuối cùng trên cương vị Tổng thống, ông Obama tuyên bố không muốn nói về năm tới mà muốn tập trung vào năm năm, mười năm tới và xa hơn nữa, hay nói cách khác, muốn hướng tới tương lai của nước Mỹ

Theo đó, ông Obama tập trung trình bày các biện pháp giải quyết tình trạng chênh lệch về thu nhập cũng như sử dụng khoa học công nghệ để đối phó với biến đổi khí hậu cũng như duy trì an ninh quốc gia trong khi không để sa lầy vào các cuộc xung đột ở các nước xa xôi trên thế giới. 

Tổng thống Mỹ cũng dành nhiều thời gian nói về việc cải thiện chính sách trong nước. Ông kêu gọi người dân Mỹ và các thành viên Quốc hội cần tránh việc gây chia rẽ và phải “tìm cách thay đổi nước Mỹ để hướng tới những điều tốt đẹp hơn”.

“Tôi tin tưởng vào sự thay đổi bởi tôi tin vào các bạn”, ông Obama nhấn mạnh trong phần kết thúc Thông điệp Liên bang của mình và nhận được tiếng vỗ tay chào mừng của những thành viên Quốc hội Mỹ.

“Đó chính là lý do tôi có mặt tại đây với niềm tin lớn lao rằng nước Mỹ của chúng ta rất mạnh mẽ”, ông Obama khẳng định. 

4. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/1 đã kịch liệt lên án vụ khủng bố tại quảng trường cổ Sultanahmet ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu xác nhận, thủ phạm vụ tấn công liều chết là một tay súng thánh chiến thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Ned Price đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ nhất để nói về vụ tấn công trên. Gọi vụ tấn công là “tội ác ghê tởm”, người phát ngôn Nhà Trắng đã bày tỏ chia buồn với các nạn nhân và người nhà của họ. 

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa hiện trường vụ đánh bom ở Istabul. (ảnh: AP).

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cũng kịch liệt chỉ trích vụ tấn công, đồng thời tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đối phó với các nguy cơ khủng bố.

Trước đó, Liên minh châu Âu cũng bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân sau vụ đánh bom tại Istanbul. Tuyên bố của Liên minh châu Âu nêu rõ, khối này sẽ cùng Thổ Nhĩ Kỳ đoàn kết chống lại các dạng thức của khủng bố.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 12/1 cũng đã lên án vụ tấn công khủng bố tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó đa số nạn nhân là người Đức.

Hiện Cơ quan giải quyết khủng hoảng của Chính phủ Đức đã bắt tay vào công việc để giải quyết hậu quả vụ đánh bom. Ngoại trưởng Steinmeier xác nhận trong số các nạn nhân vụ đánh bom ở Istabul có 8 người Đức thuộc một nhóm du lịch từ thủ đô Berlin.

5. Tòa án Tối cao Philippines ngày 12/1 đã tuyên bố thỏa thuận quốc phòng đã ký giữa Mỹ và Philippines là hợp hiến, cho phép Mỹ đóng quân tại nước này. 

Tàu tuần tra BRP Artemio Ricarte của Phillipines trong cuộc tập trận chung Balikatan với Mỹ năm 2009 (Ảnh: US Navy).

Theo người phát ngôn Tòa án Tối cao Philippines, ông Theodore Te, quyết định được 10 trong số 15 thành viên tòa án tối cao Philippines thông qua.

Theo đó khẳng định, Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường, được ký giữa giới chức Mỹ và Philippines năm 2014 là một thỏa thuận hành chính. Do đó sẽ không cần phải trình lên Thượng viện Philippines thông qua. 

Quyết định trên của tòa án Philippines được xem là sự cổ vũ cho sự tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á trong thời gian tới. Giới chức Mỹ và Philippines đã ngay lập tức hoan nghênh quyết định trên của tòa án./.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa hiện trường vụ đánh bom ở Istabul. (ảnh: AP).

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa hiện trường vụ đánh bom ở Istabul. (ảnh: AP).

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa hiện trường vụ đánh bom ở Istabul. (ảnh: AP).

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa hiện trường vụ đánh bom ở Istabul. (ảnh: AP).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên
Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, trách nhiệm chung của 2 nước là bảo vệ hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên

Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, trách nhiệm chung của 2 nước là bảo vệ hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân
Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Ông Kim Jong Un cũng kêu gọi “thử nghiệm bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn trong tương lai”.

Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Ông Kim Jong Un cũng kêu gọi “thử nghiệm bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn trong tương lai”.

Triều Tiên rải truyền đơn yêu cầu Hàn Quốc ngừng chiến tranh tâm lý
Triều Tiên rải truyền đơn yêu cầu Hàn Quốc ngừng chiến tranh tâm lý

VOV.VN - Phần lớn các tờ truyền đơn do Triều Tiên phát tán mang nội dung chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc.

Triều Tiên rải truyền đơn yêu cầu Hàn Quốc ngừng chiến tranh tâm lý

Triều Tiên rải truyền đơn yêu cầu Hàn Quốc ngừng chiến tranh tâm lý

VOV.VN - Phần lớn các tờ truyền đơn do Triều Tiên phát tán mang nội dung chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc.

Thông điệp Obama: Kẻ nào dám tấn công Mỹ là tự tìm cách hủy hoại mình
Thông điệp Obama: Kẻ nào dám tấn công Mỹ là tự tìm cách hủy hoại mình

VOV.VN- Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định không kẻ nào dám tấn công Mỹ và đồng minh vì chúng hiểu đó chính là con đường tự hủy hoại bản thân.

Thông điệp Obama: Kẻ nào dám tấn công Mỹ là tự tìm cách hủy hoại mình

Thông điệp Obama: Kẻ nào dám tấn công Mỹ là tự tìm cách hủy hoại mình

VOV.VN- Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định không kẻ nào dám tấn công Mỹ và đồng minh vì chúng hiểu đó chính là con đường tự hủy hoại bản thân.

Obama gửi gắm điều gì trong thông điệp Liên bang cuối cùng?
Obama gửi gắm điều gì trong thông điệp Liên bang cuối cùng?

VOV.VN- Trong Thông điệp Liên bang 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những gì mình đã làm được trong 2 nhiệm kỳ qua.

Obama gửi gắm điều gì trong thông điệp Liên bang cuối cùng?

Obama gửi gắm điều gì trong thông điệp Liên bang cuối cùng?

VOV.VN- Trong Thông điệp Liên bang 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những gì mình đã làm được trong 2 nhiệm kỳ qua.