Thế giới 24h: Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông khi rầm rộ xây dựng nhiều công trình quân sự trên các đảo nhân tạo trong khu vực.

1. Theo AFP, thông tin trên được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington đưa ra ngày 23/2 kèm theo những hình ảnh vệ tinh về các công trình nói trên và cảnh báo, trạm radar tần số cao mà Trung Quốc xây dựng ở bãi Châu Viên [thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo- ND] sẽ giúp nước này tăng cường khả năng kiểm soát toàn khu vực.

Hình ảnh vệ tinh vị trí được coi là trạm radar mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Reuters

Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của CSIS tuyên bố: “Việc đặt hệ thống radar tần số cao trên bãi Châu Viên có thể giúp Trung Quốc giám sát chặt chẽ các tàu thuyền và máy bay qua lại khu vực phía Bắc eo biển Malacca cũng như những tuyến đường biển mang tính chiến lược khác”.

Ngoài ra, CSIS cũng đã công bố hình ảnh vệ tinh của nhiều bãi đá gần đó cũng bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo như, Tư Nghĩa, Gạc Ma. Theo đó, trên các bãi đá này, Trung Quốc cũng đã xây dựng các trạm radar, ụ pháo, boong-ke và cầu cảng.

Theo CSIS, trong khi việc Trung Quốc điều hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm là “đáng chú ý” nhưng HQ-9 “không thể thay đổi sự cân bằng về mặt quân sự ở Biển Đông”. Tuy nhiên, CSIS cảnh báo: “Các trạm radar mới đang được xây dựng ở Trường Sa lại có thể thay đổi đáng kể điều này”.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris ngày 23/2 cũng cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng các trạm radar và đưa các trang thiết bị quân sự ra Biển Đông đang làm gia tăng nguy cơ đối đầu trong khu vực.

“Trung Quốc rõ ràng đang cố tình quân sự hóa ở Biển Đông. Phải là người tin rằng Trái đất là một mặt phẳng mới có thể nghĩ khác được”, ông Harris nói.

2. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên có thể “ngay lập tức” phá vỡ mối quan hệ Trung- Hàn.

Lời cảnh báo trên được Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Khâu Quốc Hồng đưa ra ngày 23/2 trong cuộc gặp giới chức Đảng đối lập chính Minjoo của Hàn Quốc.

Một tên lửa được phóng đi từ hệ thống THAAD. Ảnh Reuters

Ông Khâu Quốc Hồng một lần nữa nhắc lại lập trường của phía Trung Quốc phản đối khả năng triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc tuần trước tuyên bố bắt đầu các cuộc đàm phán với Mỹ về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến này ngay sau vụ phóng tên lửa tầm xa mới đây của Triều Tiên.

Giới chức đảng đối lập chính của Hàn Quốc cho biết, ông Khâu Quốc Hồng đã đưa ra nhận xét về nghị quyết chống lại Triều Tiên đang được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo Đại sứ Trung Quốc, nghị quyết này có thể đã được thông qua nếu không phát sinh vấn đề liên quan tới Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

3. Khả năng Mỹ và Trung Quốc nhất trí về một dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên có thể xảy ra trong “tương lai gần”.

Trung Quốc và Mỹ phát đi những tín hiệu cho thấy, hai nước đã tiến gần hơn tới thỏa thuận về một dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của nước này hồi tháng 1 vừa qua.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry tại cuộc gặp ở Washington ngày 23/2. Ảnh AP

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (23/2) cho biết: “Tiến bộ quan trọng đã đạt được trong các cuộc tham vấn, chúng tôi đang xem xét khả năng đạt được thỏa thuận về một dự thảo nghị quyết và thông qua nó trong tương lai gần”.

Trong tuyên bố được đưa ra ngày 23/2, cả ông Kerry và ông Vương Nghị đều không mô tả chi tiết nội dung của một bản dự thảo nghị quyết có thể có trong tương lai mà chỉ nhấn mạnh cam kết, sẵn sàng tiếp tục tham gia đàm phán 6 bên để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những ngày gần đây. Cả hai chúng tôi đều hy vọng điều này sẽ sớm đi đến đích”.

Ông Kerry cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ hoàn toàn có thể ủng hộ một thỏa thuận hòa bình cuối cùng để kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 nếu Bình Nhưỡng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán để trao đổi về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

4. Sẽ là quá muộn để Syria có thể giữ toàn vẹn lãnh thổ nếu các bên không nhanh chóng thực thi tiến trình cải cách chính trị ở quốc gia Trung Đông này.

Lời cảnh báo trên được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra khi phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 23/2.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu về tình hình Syria ngày 23/2. Ảnh AP

Ngoại trưởng Kerry cũng cho biết, nếu tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria thất bại thì có thể sẽ có một “kế hoạch B”, trong đó bao gồm việc triển khai hành động quân sự.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết: “Hiện tôi không thể nói trước về tiến trình cải cách chính trị tại Syria. Nhưng tôi biết rõ rằng đây là giải pháp tốt nhất để chấm dứt chiến tranh và nó là lựa chọn duy nhất khả thi nếu chúng ta thực sự muốn một giải pháp chính trị”.

Nga và Mỹ đã công bố kế hoạch thúc đẩy một lệnh ngừng bắn tạm thời, chấm dứt hành động thù địch tại Syria từ ngày 27/2 tới. Nhà lãnh đạo các nước Mỹ, Pháp, Anh và Đức hy vọng rằng thỏa thuận sẽ sớm có hiệu lực.

Tuy nhiên, việc lệnh ngừng bắn không được áp dụng với IS hay Mặt trận al-  Nusra khiến nhiều người lo ngại Chính phủ Syria sẽ coi đây là cái cớ để tiếp tục tấn công vào những khu vực rộng lớn đang do IS kiểm soát.

5. Hãng tin AFP hôm nay (24/2) dẫn nguồn tin từ nhà chức trách Nepal cho biết, một chiếc máy bay cỡ nhỏ chở theo 21 người trên khoang đã mất tích khi đang bay ở một khu vực nhiều đồi núi ở Nepal. 

Một chiếc máy bay Twin Otter của hãng hàng không Tara Air. (Ảnh minh họa: AFP)

Hãng Hàng không Tara Air cho biết, chiếc máy bay Twin Otter mất liên lạc với kiểm soát không lưu 8 phút sau khi cất cánh từ thành phố du lịch nổi tiếng Pokhara ở miền Tây Nepal lúc 7h47 sáng nay (theo giờ địa phương). 

Theo Tara Air, chiếc máy bay bị mất tích chở 18 hành khách, trong đó có 1 người Trung Quốc và 1 người Kuwait, những hành khách còn lại đều là người Nepal, trong đó có 2 trẻ em. Phi hành đoàn trên chuyến bay gồm 3 người.

Trong một thông báo được đăng tải trên trang web chính thức, Tara Air cho biết: “Chúng tôi đã cử 3 máy bay trực thăng tham gia sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin mới nhất khi họ tới được khu vực máy bay bị mất tích”.

Tuyên bố của Tara Air cũng cho biết thêm: “Thời tiết ở cả sân bay nơi máy bay cất cánh và hạ cánh đều thuận lợi”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Mỹ: Nóng vấn đề Triều Tiên, Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Mỹ: Nóng vấn đề Triều Tiên, Biển Đông

VOV.VN- Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến công du Mỹ trong 3 ngày 23-25/2 với trọng tâm bàn về tình hình Triều Tiên và Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Mỹ: Nóng vấn đề Triều Tiên, Biển Đông

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Mỹ: Nóng vấn đề Triều Tiên, Biển Đông

VOV.VN- Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến công du Mỹ trong 3 ngày 23-25/2 với trọng tâm bàn về tình hình Triều Tiên và Biển Đông.

Trung Quốc xây trạm radar, boong-ke trên đảo nhân tạo ở Biển Đông
Trung Quốc xây trạm radar, boong-ke trên đảo nhân tạo ở Biển Đông

VOV.VN- Trung Quốc đang xây dựng trạm radar, boong-ke ngầm, bãi đáp trực thăng, ngọn hải đăng và các thiết bị liên lạc trên bãi Châu Viên ở Biển Đông.

Trung Quốc xây trạm radar, boong-ke trên đảo nhân tạo ở Biển Đông

Trung Quốc xây trạm radar, boong-ke trên đảo nhân tạo ở Biển Đông

VOV.VN- Trung Quốc đang xây dựng trạm radar, boong-ke ngầm, bãi đáp trực thăng, ngọn hải đăng và các thiết bị liên lạc trên bãi Châu Viên ở Biển Đông.

Mỹ kêu gọi Australia tham gia tuần tra ở Biển Đông
Mỹ kêu gọi Australia tham gia tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho rằng, sẽ rất “có giá trị” nếu Australia và các nước khác cùng tuần tra ở Biển Đông.

Mỹ kêu gọi Australia tham gia tuần tra ở Biển Đông

Mỹ kêu gọi Australia tham gia tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho rằng, sẽ rất “có giá trị” nếu Australia và các nước khác cùng tuần tra ở Biển Đông.

Nhật Bản quan ngại việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới Biển Đông
Nhật Bản quan ngại việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới Biển Đông

VOV.VN - “Nhật Bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất  đối với hành vi triển khai máy bay quân sự tại Biển Đông của Trung Quốc”.

Nhật Bản quan ngại việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới Biển Đông

Nhật Bản quan ngại việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới Biển Đông

VOV.VN - “Nhật Bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất  đối với hành vi triển khai máy bay quân sự tại Biển Đông của Trung Quốc”.

Phó Đô đốc Mỹ: Biển Đông không phải là cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc
Phó Đô đốc Mỹ: Biển Đông không phải là cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc

VOV.VN- Phó Đô đốc Mỹ Joseph Aucoin ngày 22/2 tuyên bố, ông rất lo ngại vì tình hình Biển Đông đang bị “tô vẽ” thành cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phó Đô đốc Mỹ: Biển Đông không phải là cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc

Phó Đô đốc Mỹ: Biển Đông không phải là cuộc chiến Mỹ-Trung Quốc

VOV.VN- Phó Đô đốc Mỹ Joseph Aucoin ngày 22/2 tuyên bố, ông rất lo ngại vì tình hình Biển Đông đang bị “tô vẽ” thành cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.