Tổng thống Nga phê duyệt Khái niệm chính sách đối ngoại mới

VOV.VN - Ngày 31/3, Tổng thống Nga V.Putin ký sắc lệnh, phê duyệt Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của Nga.

Theo ông, Khái niệm cập nhật sẽ tạo cơ sở cho các hành động thực tế của đất nước trong trung và dài hạn, đồng thời cũng sẽ trở thành cơ sở học thuyết có chất lượng cho công việc tiếp theo trong lĩnh vực quan hệ quốc tế.

Các điều khoản chính của Khái niệm chính sách đối ngoại cập nhật của Nga bao gồm:

Nga không coi mình là kẻ thù của phương Tây và không tự cô lập mình khỏi phương Tây, không có ý định thù địch. Nga đang trông cậy vào việc phương Tây nhận ra sự vô ích của đối đầu và quay trở lại tương tác bình đẳng.

Moscow coi đường lối của Mỹ là nguồn rủi ro chính đối với an ninh của mình và hòa bình quốc tế. Ưu tiên chú ý sẽ được dành cho việc xóa bỏ dấu tích thống trị của Mỹ trên thế giới. Moscow nỗ lực đảm bảo an ninh bình đẳng cho tất cả các nước trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Đặc biệt quan trọng là tăng cường toàn diện quan hệ và phối hợp với Trung Quốc và Ấn Độ. Mục tiêu chính ở Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là biến khu vực thành một khu vực hòa bình, láng giềng tốt và thịnh vượng.

Phát biểu tại cuộc họp với các thành viên thường trực của Hội đồng An Ninh, Tổng thống Nga V.Putin nhấn mạnh rằng, trước những thay đổi nghiêm trọng trên trường quốc tế, các văn kiện chiến lược chủ chốt phải điều chỉnh.

Ông lưu ý rằng, Bộ Ngoại giao Nga cùng với các bộ khác đã nỗ lực hết sức để đưa tài liệu này phù hợp với thực tế hiện đại. Bộ Ngoại giao sẽ đóng vai trò điều phối trong việc thực hiện Khái niệm. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng, những người tham gia triển khai chính sách đối ngoại chung đặc biệt chú trọng mở rộng quan hệ với các đối tác có tinh thần xây dựng, tạo điều kiện để các quốc gia không thân thiện từ bỏ chính sách thù địch với Nga.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, logic của Khái niệm chính sách đối ngoại cập nhật phản ánh thực tế địa chính trị đang thay đổi, vốn đã được đẩy nhanh với việc bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Donbass. Ông nhấn mạnh, “Khái niệm cung cấp mô tả về các xu hướng dài hạn chính trong phát triển quốc tế, bao gồm cả cuộc khủng hoảng toàn cầu hóa kinh tế, mà cho đến gần đây vẫn được thực hiện theo các quy tắc của Mỹ. Một trong những yếu tố là nền kinh tế thế giới đang trải qua quá trình tái cấu trúc lớn và đang chuyển sang nền tảng công nghệ mới”.

Lần cuối cùng Nga sửa đổi Khái niệm chính sách đối ngoại là vào năm 2016. Vào cuối tháng 1 năm 2022, Bộ Ngoại giao Nga đã tạo ra một dự thảo tài liệu mới, được cho là có tính đến những thay đổi trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sau khi thảo luận về Khái niệm tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh, Tổng thống V.Putin đã chỉ thị hoàn thiện nó. Bộ Ngoại giao Nga trước đó lưu ý rằng, nhiều điều khoản từ Khái niệm cập nhật sẽ xác định đường lối chính sách đối ngoại của Moscow “trong 4-6 năm tới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga phản đối ý định của EU triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine
Nga phản đối ý định của EU triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

VOV.VN - Nga đã bày tỏ lo ngại về thông báo của Thủ tướng Hungary rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang chuẩn bị thảo luận về việc gửi một số lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.

Nga phản đối ý định của EU triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

Nga phản đối ý định của EU triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

VOV.VN - Nga đã bày tỏ lo ngại về thông báo của Thủ tướng Hungary rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang chuẩn bị thảo luận về việc gửi một số lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine
Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột Ukraine đã gia tăng sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) từ cả phía Mỹ lẫn phía Nga. Vậy chính sách của EU đối với các nước lớn trong bối cảnh đó sẽ như thế nào? Tiến sĩ Ngô Di Lân - nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, đưa ra bình luận về vấn đề này.

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột Ukraine đã gia tăng sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) từ cả phía Mỹ lẫn phía Nga. Vậy chính sách của EU đối với các nước lớn trong bối cảnh đó sẽ như thế nào? Tiến sĩ Ngô Di Lân - nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, đưa ra bình luận về vấn đề này.

Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa chiến thuật mới của Ukraine
Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa chiến thuật mới của Ukraine

VOV.VN - Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/3 cho biết, các hệ thống phòng không của nước này lần đầu tiên bắn hạ Grom-2, một tên lửa tác chiến – chiến thuật mới của Ukraine.

Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa chiến thuật mới của Ukraine

Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa chiến thuật mới của Ukraine

VOV.VN - Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/3 cho biết, các hệ thống phòng không của nước này lần đầu tiên bắn hạ Grom-2, một tên lửa tác chiến – chiến thuật mới của Ukraine.