Trung Quốc không giấu tham vọng ở Trường Sa

VOV.VN - Phóng viên BBC cho rằng cần ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã thực hiện chuyến tác nghiệp trên tàu cá Phillipines để tìm hiểu các cáo buộc đối với Trung Quốc về hành vi cải tạo các bãi đá ngầm, xây đảo trái phép tại Biển Đông.

Trong bài phóng sự “Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc” đăng trên BBC ngày 9/9, anh Hayes cho biết, khi tàu cá tới khu vực được gọi là bãi đá ngầm Nam Johnson (khu vực đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam), anh đã nhìn thấy một hòn đảo lạ tại đây dù thiết bị định vị GPS chỉ ra rằng, đây chỉ là một rạn san hô ngập nước.

Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép ở Trường Sa (Ảnh Quân đội Phillipines)

Phóng viên Hayes cho biết, Trung Quốc đã có hành vi cải tạo đất quy mô lớn tại khu vực này từ tháng 1/2014. Lực lượng hải quân Phillipines theo dõi hành động này và đã chụp nhiều bức ảnh từ trên cao để chứng minh. Hàng triệu tấn đất cát đã được nạo vét từ đáy biển để đắp lên các rạn san hô, tạo thành một đảo mới.

Dọc theo quần đảo, phóng viên của BBC đã tận mắt nhìn thấy các đội thi công đang xây dựng một bức tường lớn trên biển. Tại đây có nhiều xe tải chở xi măng, cần trục, các ống thép lớn và ánh sáng lóe lên từ máy hàn.

Khi tàu cá Phillipines tiến lại gần khu vực đang xây dựng, phía Trung Quốc bắn một phát pháo sáng lên trời để cảnh báo chiếc tàu.

Phóng viên Hayes cho biết, việc xây dựng các hòn đảo này là một hành động gây thêm căng thẳng tại Biển Đông.

Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã tăng cường sự xuất hiện tại quần đảo Hoàng Sa khi xây dựng các đồn trú, lô cốt bê tông trên các phần trên của đảo san hô.

Tới nay, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo mới tại 5 rạn san hô khác nhau.

Khu vực thi công trái phép của Trung Quốc tại khu vực đảo Gạc Ma (Ảnh Quân đội Phillipines)

Phóng viên Hayes cho rằng, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây dựng một căn cứ không quân với một đường băng bê tông đủ dài để máy bay chiến đấu cất cánh và tiếp đất.

Theo thông tin của phóng viên BBC, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông khá muộn so với các bên khác như Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia.

Tuy nhiên, trong khi các quốc gia xác lập chủ quyền tại các đảo thực trong vùng biển theo quy định của Luật Biển 1982, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền của mình gần như toàn bộ Biển Đông, được đánh dấu bằng “đường chín đoạn”, kéo dài đến tận sát bờ biển của Philippines và Việt Nam.

Cuối bài viết, phóng viên Hayes nhận định, tham vọng của chính quyền Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ hải phận ở Biển Đông và biển Hoa Đông và hành động này của họ cần phải được ngăn chặn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đài Loan đang dựng ăngten trái phép tại Trường Sa
Đài Loan đang dựng ăngten trái phép tại Trường Sa

Theo CNA, Đài Loan sẽ hoàn tất lắp đặt cột ăngten này trong tháng Chín tới đây. Ăngten này sẽ được đặt gần đường băng dài 1.200m hiện đại trên đảo.

Đài Loan đang dựng ăngten trái phép tại Trường Sa

Đài Loan đang dựng ăngten trái phép tại Trường Sa

Theo CNA, Đài Loan sẽ hoàn tất lắp đặt cột ăngten này trong tháng Chín tới đây. Ăngten này sẽ được đặt gần đường băng dài 1.200m hiện đại trên đảo.

Philippines tố Trung Quốc đang xây đường băng ở bãi Gạc Ma
Philippines tố Trung Quốc đang xây đường băng ở bãi Gạc Ma

VOV.VN - Philippines cho rằng, việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Philippines tố Trung Quốc đang xây đường băng ở bãi Gạc Ma

Philippines tố Trung Quốc đang xây đường băng ở bãi Gạc Ma

VOV.VN - Philippines cho rằng, việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trung Quốc điều 2 tàu nghiên cứu thủy văn ở Trường Sa
Trung Quốc điều 2 tàu nghiên cứu thủy văn ở Trường Sa

 Tổng thống Philippines Aquino cho biết, quân đội nước này đã phát hiện 2 tàu nghiên cứu thủy văn của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc điều 2 tàu nghiên cứu thủy văn ở Trường Sa

Trung Quốc điều 2 tàu nghiên cứu thủy văn ở Trường Sa

 Tổng thống Philippines Aquino cho biết, quân đội nước này đã phát hiện 2 tàu nghiên cứu thủy văn của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa.

Tàu hải giám Trung Quốc diễn tập trái phép ở Trường Sa
Tàu hải giám Trung Quốc diễn tập trái phép ở Trường Sa

Nhóm tàu tuần tra biển này của Trung Quốc đã trở về Quảng Châu ngày 8/7 sau khi tuần tra 2.800 hải lý trên Biển Đông.

Tàu hải giám Trung Quốc diễn tập trái phép ở Trường Sa

Tàu hải giám Trung Quốc diễn tập trái phép ở Trường Sa

Nhóm tàu tuần tra biển này của Trung Quốc đã trở về Quảng Châu ngày 8/7 sau khi tuần tra 2.800 hải lý trên Biển Đông.

Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa
Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa

Chiếc tàu bị một máy bay do thám thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines phát hiện tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa

Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa

Chiếc tàu bị một máy bay do thám thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines phát hiện tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc điều một tàu 4.000 tấn đến Trường Sa
Trung Quốc điều một tàu 4.000 tấn đến Trường Sa

Một tàu gia công tiếp tế trọng tải 4.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đến quần đảo Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc điều một tàu 4.000 tấn đến Trường Sa

Trung Quốc điều một tàu 4.000 tấn đến Trường Sa

Một tàu gia công tiếp tế trọng tải 4.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đến quần đảo Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa
Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa

VOV.VN - Tấm bản đồ này xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được phân phối cho các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc.

Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc phát hành bản đồ dọc “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa

VOV.VN - Tấm bản đồ này xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được phân phối cho các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc.

Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough
Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Manila thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để "giảm bớt căng thẳng".

Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough

Trung Quốc không rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Manila thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để "giảm bớt căng thẳng".