Trung Quốc từng bước hiện thực hóa tham vọng tăng vị thế trên toàn cầu

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đang có những cơ hội lớn để khẳng định vị thế và nâng cao ảnh hưởng với các đối tác châu Âu và châu Phi.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục có các bước đi nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm dài ngày tới Trung Đông-châu Phi và trước đó, Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc- Liên minh châu Âu (EU) cũng vừa được tổ chức tại Bắc Kinh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Trung Đông và châu Phi. Ảnh: EPA.

Cơ hội lớn của Trung Quốc

Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đang có những cơ hội lớn để khẳng định vị thế và nâng cao ảnh hưởng với các đối tác châu Âu và châu Phi trong bối cảnh đối thủ của Trung Quốc là Mỹ vốn bị coi là “thờ ơ” với châu Phi và đang đánh mất đồng minh châu Âu.

Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã và đang dần thay thế Mỹ cũng như một số nước châu Âu trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất tại khu vực châu Phi. Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi với kim ngạch thương mại lên tới 220 tỷ USD vào năm 2017. 

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tham gia xây dựng hơn 100 khu công nghiệp tại châu Phi và 40% trong số đó đã đi vào hoạt động. Trung Quốc đã hỗ trợ gần 6.000 km đường sắt, hơn 4.000 km đường cao tốc, 9 cảng, 14 sân bay, 34 nhà máy điện, cũng như xây dựng 10 nhà máy thủy điện lớn và khoảng 1.000 nhà máy thủy điện nhỏ.

Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch 60 tỷ USD đầu tư vào các dự án phát triển châu Phi nhằm thúc đẩy nông nghiệp, giao thông, bến cảng, đường sắt và xóa một số khoản nợ. Năm 2017, Trung Quốc tiếp tục đầu tư  mạnh vào châu Phi thông qua cung cấp các khoản vay cho các nước châu Phi với tổng số tiền vượt 100 tỷ USD. 

Trung Quốc nhập khẩu 15% - 16% hàng hóa của châu Phi, trên thực tế, lợi ích của Trung Quốc ở châu Phi không chỉ là thương mại, châu lục này còn là nơi cung cấp các nguyên liệu thô dồi dào cho Trung Quốc, trong đó phần lớn là nhiên liệu, khoáng sản, dầu thô, quặng sắt, kim loại, gỗ và một lượng nhỏ lương thực, nông sản... 

Các dự án đường sắt của Trung Quốc ở châu Phi phần lớn được coi là một sự thay đổi cục diện khu vực và có thể giúp Trung Quốc thúc đẩy hội nhập chính trị sâu, rộng ở "Lục địa đen". Các chương trình hỗ trợ giáo dục và tác động đến truyền thông càng góp phần làm gia tăng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong suy nghĩ của những người trẻ châu Phi.

Kỳ vọng của Trung Quốc

Có thể nói, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong cái bắt tay với châu Âu và châu Phi vừa qua vẫn là tăng cường hợp tác để thu về những lợi ích kinh tế thiết thực.

Bên cạnh sự gia tăng ảnh hưởng quốc tế về mặt chính trị, các chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời gian qua cũng gắn liền với những lợi ích kinh tế thiết thực bao gồm những thỏa thuận hợp tác với châu Âu, Trung Đông hay với các nước châu Phi.

Sau nhiều chuyến công du châu Âu, lần này Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công tác tại Trung Đông và Châu Phi, đây là một nhánh chính nằm trong chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trung Đông hiện vẫn là nguồn cung cấp dầu mỏ chính cho Trung Quốc, do vậy, ngoài các khoản đầu tư lớn, Trung Quốc đang xúc tiến tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia Trung Đông thông qua việc hình thành một khu vực tự do thương mại kết nối các nước ở Vùng Vịnh.

Trung Quốc cam kết cho các nước Trung Đông vay 20 tỷ USD và viện trợ 1,6 tỷ USD cho các dự án kinh tế. Tại châu Phi, đích đến cuối của con đường tờ lụa trên biển, thì chính sách "ngoại giao đường sắt" đã giúp tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại "Lục địa đen" trở nên bao trùm.

Trung Quốc đã sở hữu nhiều nhà máy, mỏ khai thác khoáng sản giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng lâu dài để duy trì và phát triển nền công nghiệp. Bên cạnh đó là giải quyết được hàng nghìn lao động dư thừa Trung Quốc sang làm việc tại châu Phi. Các chương trình hỗ trợ giáo dục cùng với hàng nghìn suất học bổng dành cho lưu học sinh châu Phi theo học tại Trung Quốc hàng năm cũng góp phần làm gia tăng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Về mặt ngoại giao, châu Phi mang đến cho Bắc Kinh một khối đồng minh lớn trong Liên Hợp Quốc.

 Chiến lược quân sự

Bên cạnh việc triển khai các chính sách về kinh tế, xã hội tại châu Phi thì Trung Quốc cũng triển khải thúc đẩy hợp tác về quân sự như viện trợ quân sự, mở căn cứ quân sự tại Djibouti và mới đây nhất lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn An ninh và quốc phòng Trung Quốc-châu Phi tại Bắc Kinh với sự tham dự của đại diện hơn 50 quốc gia châu Phi và Liên minh châu Phi. Trung Quốc có nhiều mục đích, thứ nhất là tăng cường củng cố vị thế địa-chính trị cũng như sự hiện diện và tầm ảnh của Trung Quốc tại châu Phi. Thay thế vai trò của Mỹ và các nước châu Âu tại khu vực này một cách toàn diện.

Thứ hai là thúc đẩy doanh số bán vũ khí cho các quốc gia châu Phi với quy mô rộng lớn hơn trước các đối thủ cạnh tranh như Nga và Mỹ. Trung Quốc có lợi thế tại châu Phi khi vũ khí và trang thiết bị của nước này rẻ hơn so với của phương Tây. Theo thống kê, Trung Quốc đã vượt Mỹ khi chiếm 11% xuất khẩu vũ khí sang châu Phi. Trong đó gồm nhiều loại vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa, bệ phóng tên lửa, xe tăng, xe bọc thép và pháo.

Cuối cùng là bảo vệ tài sản và các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại châu Phi khi Trung Quốc có nhiều khoản đầu tư lớn ở tại đây và các dự án đường sắt quy mô lớn trong khu vực; bảo vệ cho các tàu hàng Trung Quốc qua lại châu Phi với tần suất ngày càng nhiều.

Đây có thể coi là “phòng thủ trực tiếp” hoặc “bảo vệ gián tiếp” khi Trung Quốc nhận thấy sự cần thiết của việc giành được ảnh hưởng tại các nước châu Phi cũng như ngăn chặn nguy cơ khủng bố từ xa khi châu Phi cũng có nhiều nhóm hồi giáo cực đoan. Đây cũng là cơ sở để Trung Quốc sẵn sàng can thiệp quân sự tại địa bàn xa khi xét thấy cần thiết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại
IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại tại Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại

IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại tại Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Ngành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mại
Ngành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mại

VOV.VN - Cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung được nhận định sẽ tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất của Việt Nam.

Ngành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mại

Ngành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mại

VOV.VN - Cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung được nhận định sẽ tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất của Việt Nam.

Trung Quốc – EU bắt tay trước “đòn” thương mại của ông Trump?
Trung Quốc – EU bắt tay trước “đòn” thương mại của ông Trump?

VOV.VN - EU tổ chức hội nghị thường niên với Trung Quốc nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và thành lập liên minh chống Mỹ trên “mặt trận” thương mại.

Trung Quốc – EU bắt tay trước “đòn” thương mại của ông Trump?

Trung Quốc – EU bắt tay trước “đòn” thương mại của ông Trump?

VOV.VN - EU tổ chức hội nghị thường niên với Trung Quốc nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và thành lập liên minh chống Mỹ trên “mặt trận” thương mại.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Doanh nghiệp chủ động đối phó
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Doanh nghiệp chủ động đối phó

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị để ứng phó với những diễn biết bất thường của kinh tế thế giới.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Doanh nghiệp chủ động đối phó

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Doanh nghiệp chủ động đối phó

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị để ứng phó với những diễn biết bất thường của kinh tế thế giới.