"Bóng đá không chỉ để giải trí mà là khát vọng hướng thiện"

(VOV) - Đó là chia sẻ của phóng viên thể thao Đức Hoàng (báo Bóng đá) về nghề báo và môn thể thao vua.

Độc giả báo Bóng đá đã quen thuộc với chuyên mục Lăng kính với tác giả Đức Hoàng. Trong những bài viết của anh, khi thì người ta đọc được những dòng triết lý như: “Tồn tại là một cuộc thích ứng không ngừng, Darwin đã chỉ ra điều đó. Con vua không được làm vua, thì cũng nên học cách làm người”, khi lại là góc nhìn cuộc sống vận dụng quan điểm tôn giáo như thế này:

“Có một điều mà cả môn vật lý lượng tử lẫn giáo lý Phật pháp đều thống nhất với nhau: thế giới thay đổi qua từng khoảnh khắc. Qua mỗi lát cắt của thời gian (gọi là sát-na), từng phân tử nhỏ trong thế giới lại chuyển động và vạn vật không còn giống như trước. Có nhà thơ Hy Lạp cổ đại viết rằng: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, là muốn nói rằng dòng sông liên tục chảy đi, và dòng sông hôm nay không còn là dòng sông hôm qua.

Trận chung kết Gold Cup 2011, thoạt nhìn là một trận đấu quá cũ kỹ. Mỹ gặp Mexico trong cuộc phân định cuối cùng gần như là một điều hiển nhiên của Gold Cup. Nhưng trong cũ có mới, Mỹ hôm nay cũng không còn là Mỹ của Gold Cup 2009, và Mexico hôm nay chắc chắn không phải là Mexico của Gold Cup 2007”.

Đọc những dòng chia sẻ, chiêm nghiệm rất từng trải, ít ai nghĩ ở ngoài Đức Hoàng lại trẻ như vậy, chưa chạm đến tuổi 30.

Phóng viên Đức Hoàng

Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, PV VOV đã có cuộc trò chuyện với Đức Hoàng và nghe những chia sẻ, cảm nhận của anh về nghề.

P.V: Chào Đức Hoàng. Anh có thể cho biết cơ duyên nào đã dẫn anh đến với nghề báo ?

Đức Hoàng: Tôi bắt đầu viết báo từ năm 2007. Thời điểm đó, công ty truyền thông tôi làm việc có ý định cho ra đời một website – trang thông tin điện tử. Với lòng nhiệt huyết và thích viết của tuổi trẻ, tôi đã viết một vài bài gửi cho “sếp” với mong muốn được tham gia vào ekip xây dựng trang thông tin đó.

Tôi nhớ bài báo đầu tiên của mình được đăng là ở trên báo giấy có tên Tuổi trẻ Thủ đô. Đó là một cảm giác vui sướng hơn bao giờ hết và có phần nào từ hào với tác phẩm đầu tay. Cũng chính điều này đã khiến tôi quyết định mình sẽ theo nghề viết dù mình là một sinh viên Đại học Kiến trúc.

P.V: Anh có thể mô tả quãng đường từ một người viết ban đầu cho đến giờ thành một phóng viên khá có tiếng trong làng báo thể thao ?

Đức Hoàng: Tôi nghĩ không có con đường nào đến thành công mà lại ngắn cả. Nếu nó ngắn về mặt thời gian thì sẽ rất dài về mặt công sức. Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ, là các bạn đừng hy vọng rằng trong nghề báo ngay từ đầu mình sẽ có cơ hội được tiếp xúc với những đề tài thú vị như trong phim Holywood, những phóng sự điều tra gay cấn hồi hộp.

Mà nhiệm vụ của chúng ta là phát hiện những điều thú vị, đáng suy nghĩ từ những câu chuyện đơn giản nhất. Đó là một thử thách. Bởi với nghề làm báo ở nước ta thì việc phải tham dự những buổi họp báo mang tính chất hình thức, báo cáo là rất nhiều.   

Tôi đã từng trải qua những giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn mình có cảm giác như mình giống như một công nhân viết ra những chữ vô hồn. Nhưng rồi qua thời gian, mình học được cách tìm ra trong những tuyến đề tài mà mình tưởng là rất vô hồn, rất khô khan những thứ có giá trị với người đọc.

PV: Trong chuyến tác nghiệp EURO 2012 năm ngoái, tôi còn nhớ một bài viết của anh về chuyện bọn trẻ con được thưởng những chai Coca sau khi tham dự một giải bóng đá phong trào dành cho những đứa trẻ ở nhà tế bần. Câu chuyện khiến nhiều độc giả trong đó có tôi rất xúc động. Bằng cách nào anh phát hiện ra câu chuyện thú vị này ? 

Đức Hoàng: Đó là bài viết về một giải đấu dành cho những đứa trẻ vô gia cư ở Ba Lan, những đứa trẻ sống trong nhà tình thương. Khi giải đấu kết thúc, chúng đã viết thư cho nhà tổ chức và cảm ơn cô vì lần đầu tiên trong đời chúng được uống nước ngọt sau khi xong mỗi trận đấu. Là thư đó đã làm cho Dorota (đại diện ban tổ chức) cảm thấy rất xúc động. 

Đức Hoàng đứng trước ở cửa SVĐ Quốc gia Ba Lan

Tôi phát hiện ra câu chuyện này một cách hết sức tình cờ nhưng cũng qua một quá trình vật lộn tìm kiếm đề tài cho số báo ra ngày hôm sau. Hôm đó tôi đã gọi 19 cuộc điện thoại cho đủ các nơi, từ Liên đoàn bóng đá Ba Lan, Ban tổ chức giải Vô địch quốc gia Ba Lan, cho hầu hết tất cả các đội tuyển trẻ ở Ba Lan, nhưng hầu hết trong số đó không nói được tiếng Anh, một số đang quá bận rộn vì giải đấu EURO 2012, số còn lại có vẻ không muốn hợp tác. Dorota, người tổ chức giải đấu cho trẻ vô gia cư đó, là người duy nhất tỏ thái độ thiện chí và hẹn gặp tôi. 

Đó là một câu chuyện mà tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên. Bởi bên cạnh một giải đấu EURO trị giá tới 30 tỉ euro do chính phủ Ba Lan đầu tư tổ chức, có một giải đấu khác mà không ai để ý đến. Tôi không cho rằng, ý nghĩa những trận đấu của đám trẻ vô gia cư lại không bằng những trận có 60.000 – 70.000 người dõi theo của VCK EURO.

Nó cho hàng trăm đứa trẻ động lực sống và ý thức hướng thiện. Nó có thể thay đổi nhiều cuộc đời, có ý nghĩa tương đương với một trận thắng của ĐTQG Ba Lan. Thậm chí, tôi còn nghĩ giải đấu đó còn có giá trị nhân văn hơn cả EURO 2012.

P.V: Qua các bài viết của anh người đọc nhận ra một điều là: Với anh, bóng đá không chỉ là bóng đá, bóng đá không chỉ là 11 cầu thủ chạy trên sân. Mà bóng đá là cuộc sống, là những bài học, thông điệp, khát vọng, ước mơ và đam mê. Đó có phải là định hướng anh theo đuổi trong nghiệp phóng viên thể thao của mình không ?

Đức Hoàng: Việc bóng đá buộc phải hướng tới cuộc sống, phải tạo ra những giá trị nhân văn cho cuộc sống thường nhật không chỉ là quan điểm của tôi, mà nó là quan điểm của tất cả những người làm bóng đá nghiêm túc, là quan điểm của FIFA, của những người sản sinh ra môn thể thao này.

Nếu các bạn quan tâm thì sẽ biết bóng đá ra đời trong một thời kỷ đói kém nhất của nước Anh, thời kỳ mà người lao động không có một thú vui gì khác nên họ phải tìm kiếm niềm vui trên sân bóng.

Bản thân việc ra đời của bóng đá đã phục vụ cuộc sống rồi. Nó không chỉ là những chương trình giải trí, ngay từ đầu trong bóng đá đã hàm chứa khát vọng sống, khát vọng vươn lên, khát vọng hướng thiện của con người. Nên tôi nghĩ, với trách nhiệm của một phóng viên, tôi buộc phải đưa bóng đá theo hướng đấy.

Không nên coi bóng đá chỉ là một môn giải trí thoáng qua. Thể thao đỉnh cao luôn có ý nghĩa của nó, luôn hướng tới cuộc sống, vun đắp giá trị cho cuộc sống.   

P.V: Xin cảm ơn anh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo Hữu Thọ: “Viết để được trọng mới khó”
Nhà báo Hữu Thọ: “Viết để được trọng mới khó”

(VOV) -Theo nhà báo lão thành Hữu Thọ, viết khen dễ được người ta thích, nhưng để được trọng không phải ai cũng đủ tầm.

Nhà báo Hữu Thọ: “Viết để được trọng mới khó”

Nhà báo Hữu Thọ: “Viết để được trọng mới khó”

(VOV) -Theo nhà báo lão thành Hữu Thọ, viết khen dễ được người ta thích, nhưng để được trọng không phải ai cũng đủ tầm.

Nghề báo dưới con mắt “nhà báo” trẻ
Nghề báo dưới con mắt “nhà báo” trẻ

(VOV) -Họ là những người còn rất trẻ nhưng luôn thắp sẵn trong tim tình yêu cháy bỏng với nghề làm báo.

Nghề báo dưới con mắt “nhà báo” trẻ

Nghề báo dưới con mắt “nhà báo” trẻ

(VOV) -Họ là những người còn rất trẻ nhưng luôn thắp sẵn trong tim tình yêu cháy bỏng với nghề làm báo.

Gần 400 nhà báo đưa tin về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII
Gần 400 nhà báo đưa tin về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(VOV) - Tại kỳ họp, phóng viên thuộc các loại hình báo chí đã thông tin kịp thời những vấn đề mà Quốc hội thảo luận.

Gần 400 nhà báo đưa tin về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

Gần 400 nhà báo đưa tin về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(VOV) - Tại kỳ họp, phóng viên thuộc các loại hình báo chí đã thông tin kịp thời những vấn đề mà Quốc hội thảo luận.

Nhà báo Việt Văn: "Nghệ thuật nhiếp ảnh là nơi tôi trú ẩn"
Nhà báo Việt Văn: "Nghệ thuật nhiếp ảnh là nơi tôi trú ẩn"

(VOV) - "Tôi không tin có người lúc nào cũng sung sướng hoan hỉ. Người nào cũng cần một nơi trú ẩn. Và nơi trú ẩn của tôi là nghệ thuật".

Nhà báo Việt Văn: "Nghệ thuật nhiếp ảnh là nơi tôi trú ẩn"

Nhà báo Việt Văn: "Nghệ thuật nhiếp ảnh là nơi tôi trú ẩn"

(VOV) - "Tôi không tin có người lúc nào cũng sung sướng hoan hỉ. Người nào cũng cần một nơi trú ẩn. Và nơi trú ẩn của tôi là nghệ thuật".

Khi nhà báo bị nghệ sĩ "chơi...không đẹp"
Khi nhà báo bị nghệ sĩ "chơi...không đẹp"

"Xù" tiền, chửi bới, xúc phạm... là những chuyện "đắng lòng" ở phía hậu trường showbiz Việt mà các nhà báo đã, đang và sẽ còn phải đối diện.

Khi nhà báo bị nghệ sĩ "chơi...không đẹp"

Khi nhà báo bị nghệ sĩ "chơi...không đẹp"

"Xù" tiền, chửi bới, xúc phạm... là những chuyện "đắng lòng" ở phía hậu trường showbiz Việt mà các nhà báo đã, đang và sẽ còn phải đối diện.

Nhớ nhà báo viết lời của nhiều bài ca cách mạng
Nhớ nhà báo viết lời của nhiều bài ca cách mạng

(VOV) - Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng đã viết lời cho ca khúc “Giải phóng miền Nam”, “Đông Nam Á Châu”, “Giờ hành động”, “Xuống đường”…

Nhớ nhà báo viết lời của nhiều bài ca cách mạng

Nhớ nhà báo viết lời của nhiều bài ca cách mạng

(VOV) - Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng đã viết lời cho ca khúc “Giải phóng miền Nam”, “Đông Nam Á Châu”, “Giờ hành động”, “Xuống đường”…