Phương Tây có mạo hiểm vượt lằn ranh đỏ giúp Ukraine thay đổi cuộc chơi?

VOV.VN - Nếu những giới hạn về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine được nới lỏng, đó có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi với Kiev, dù sẽ làm tăng nguy cơ với phương Tây.

Bước vào năm thứ ba, cuộc xung đột ở Ukraine rơi vào ngõ cụt: Không bế tắc nhưng cũng không có đột phá. Tuy nhiên nó đang ở thời điểm bước ngoặt. Đó là nếu Washington không hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine thì Kiev dường như chắc chắn sẽ phải nhận thất bại.

Cuộc xung đột này sẽ diễn biến thế nào trong năm 2024 phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có một số yếu tố then chốt như nguồn tiếp tế và ý chí chính trị.

Phương Tây có nới lỏng giới hạn hỗ trợ vũ khí cho Ukraine?

Nga và Ukraine đang trong cuộc đua tái bổ sung nguồn lực, không chỉ về lực lượng mà còn cả đạn dược và tên lửa. Cả hai bên đều đang cố gắng tăng cường số lượng binh lính mà mình có thể triển khai.

Vào tháng 12/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các tướng lĩnh nước này tăng cường số lượng quân đội thêm gần 170.000 người, đưa tổng số binh lính lên 1,32 triệu. Trong khi đó, Ukraine được cho là đang xem xét kế hoạch mở rộng quy mô quân đội lên 500.000 binh lính.

Dĩ nhiên, ở đây Nga có lợi thế lớn hơn khi dân số gấp 3 lần Ukraine. Trong khi Tổng thống Putin có thể ra lệnh tăng quân số thì Tổng thống Zelensky phải tiến hành nhiều biện pháp để việc bổ sung lực lượng được thông qua tại Quốc hội.

Ngoài lực lượng, hai bên còn cần đảm bảo nguồn cung vũ khí và đạn dược bền vững. Hiện có những báo cáo cho thấy cả hai bên đang phải cố gắng duy trì mức độ vũ khí và đạn dược đủ để chiến đấu.

Nga dường như đang tăng cường số lượng tên lửa đạn đạo bởi chúng phù hợp hơn để đối phó với các hệ thống phòng không của Ukraine, mặc dù chậm hơn tên lửa hành trình.

Một số bài báo cho rằng Moscow dường như đang tìm kiếm nguồn cung từ Triều Tiên và Iran. Mỹ thậm chí cáo buộc Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Moscow tên lửa đạn đạo. Một số nguồn tin thì cho rằng Iran đã cung cấp cho Nga số lượng lớn tên lửa đạn đạo đất đối đất và máy bay không người lái.

Trong khi đó, Ukraine chủ yếu dựa vào nguồn cung trang thiết bị nước ngoài. Mặc dù trong giai đoạn đầu xung đột nổ ra, nguồn cung này vô cùng dồi dào nhưng sau đó, quân đội Ukraine phải đối mặt với sự trì hoãn từ phương Tây. Chẳng hạn, phải cho tới mùa hè năm 2023, Mỹ mới thông qua đề nghị của châu Âu về việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Kiev. Ukraine đang cần mọi thứ, từ tên lửa phòng không, đạn pháo cho tới xe tăng và các hệ thống tên lửa.

Có lẽ yếu tố lớn nhất có lợi cho Nga khi nói đến nguồn cung là những giới hạn mà phương Tây đặt ra trong việc hỗ trợ Ukraine, theo đó hạn chế khả năng tấn công lãnh thổ của Moscow bằng thiết bị của NATO để tránh xung đột lan rộng hơn.

Quân đội Ukraine sở hữu hệ thống pháo phản lực HIMARS có thể tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, nhưng chúng đã được thay đổi phạm vi để Mỹ an tâm rằng sẽ không vượt qua lằn ranh đỏ của Nga.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 26/2 nói rằng ông vẫn chưa muốn gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus tới Ukraine, vì cho rằng làm như vậy sẽ khiến Berlin trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 500km và trên lý thuyết có thể được sử dụng để nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Nếu hạn chế trên có thể được nới lỏng, đó có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Ukraine, mặc dù nó sẽ làm tăng nguy cơ đối với phương Tây.

Yếu tố quyết định tương lai xung đột ở Ukraine

Sự đoàn kết của Mỹ và châu Âu cũng có thể là một nhân tố trong năm 2024 quyết định tương lai của cuộc xung đột ở Ukraine. Tại Washington, gói hỗ trợ cho Kiev được cho là bị chính trị hóa và ngày càng trở thành vấn đề mang tính đảng phái. Vào đầu tháng 2/2024, Thượng viện Mỹ cuối cùng đã thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine và Israel với 60,1 tỷ USD sẽ được cung cấp cho Kiev. Tuy nhiên, số phận của dự luật tại Hạ viện vẫn chưa rõ ràng.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 cũng làm phức tạp thêm các vấn đề. Cựu Tổng thống Donald Trump không giấu diếm ý định đảo ngược gói hỗ trợ cho Ukraine và từ lâu đã cho rằng người Mỹ không nên trả tiền cho các cuộc xung đột trên thế giới. Gần đây, ông đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về NATO và đe dọa sẽ không thực hiện cam kết của liên minh là sẽ bảo vệ các thành viên nếu họ bị Nga tấn công.

Những điều không chắc chắn về sự hỗ trợ của Mỹ cũng gia tăng gánh nặng tài chính lên châu Âu.

Các thành viên EU đã tiếp nhận phần lớn trong số 6,3 triệu người Ukraine chạy khỏi đất nước từ khi xung đột nổ ra. Điều đó đã gia tăng sức ép lên các nguồn lực của họ. Dầu mỏ châu Âu cũng đang chịu sự trừng phạt từ các công ty Nga.

Trên thực tế, cho dù xác định được các yếu tố quyết định tương lai cuộc xung đột thì vẫn chưa thể khẳng định giao tranh ở Ukraine sẽ không bước sang năm thứ tư sau 12 tháng nữa. Một điều có vẻ rõ ràng là cuộc xung đột mà một số người dự đoán sẽ kết thúc sau vài tuần dường như vẫn còn tiếp tục trong một thời gian dài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga bắn nổ kho tên lửa và phá hủy cơ sở sản xuất UAV của Ukraine
Nga bắn nổ kho tên lửa và phá hủy cơ sở sản xuất UAV của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/2 cho biết, các lực lượng vũ trang nước này đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực Kharkov và Dnepropetrovsk, phá hủy một lô tên lửa lớn của Ukraine và tấn công các cơ sở sản xuất máy bay không người lái của đối phương.

Nga bắn nổ kho tên lửa và phá hủy cơ sở sản xuất UAV của Ukraine

Nga bắn nổ kho tên lửa và phá hủy cơ sở sản xuất UAV của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/2 cho biết, các lực lượng vũ trang nước này đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực Kharkov và Dnepropetrovsk, phá hủy một lô tên lửa lớn của Ukraine và tấn công các cơ sở sản xuất máy bay không người lái của đối phương.

Tình báo Ukraine: Nga triển khai lính Wagner gần Avdiivka
Tình báo Ukraine: Nga triển khai lính Wagner gần Avdiivka

VOV.VN - Theo tình báo Ukraine, Nga đang triển khai các binh lính của lực lượng quân sự tư nhân Wagner gần thành phố Avdiivka, nơi Nga mới tuyên bố giành quyền kiểm soát.

Tình báo Ukraine: Nga triển khai lính Wagner gần Avdiivka

Tình báo Ukraine: Nga triển khai lính Wagner gần Avdiivka

VOV.VN - Theo tình báo Ukraine, Nga đang triển khai các binh lính của lực lượng quân sự tư nhân Wagner gần thành phố Avdiivka, nơi Nga mới tuyên bố giành quyền kiểm soát.

Một số nước EU sẵn sàng mua đạn dược từ bên ngoài để viện trợ Ukraine
Một số nước EU sẵn sàng mua đạn dược từ bên ngoài để viện trợ Ukraine

VOV.VN - Phát biểu sau hội nghị ủng hộ Ukraine được tổ chức tại Paris, Pháp ngày 26/2, một số nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết đồng thuận với sáng kiến của Cộng hoà Séc về việc mua đạn dược từ một nước thứ 3 để hỗ trợ thêm cho Ukraine.

Một số nước EU sẵn sàng mua đạn dược từ bên ngoài để viện trợ Ukraine

Một số nước EU sẵn sàng mua đạn dược từ bên ngoài để viện trợ Ukraine

VOV.VN - Phát biểu sau hội nghị ủng hộ Ukraine được tổ chức tại Paris, Pháp ngày 26/2, một số nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết đồng thuận với sáng kiến của Cộng hoà Séc về việc mua đạn dược từ một nước thứ 3 để hỗ trợ thêm cho Ukraine.

Thủ tướng Đức giải thích lý do chưa gửi tên lửa Taurus cho Ukraine
Thủ tướng Đức giải thích lý do chưa gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Ông Scholz chưa tuyên bố cụ thể Đức có cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine hay không, nhưng ông giải thích rõ ràng lý do Berlin vẫn đang do dư.

Thủ tướng Đức giải thích lý do chưa gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

Thủ tướng Đức giải thích lý do chưa gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Ông Scholz chưa tuyên bố cụ thể Đức có cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine hay không, nhưng ông giải thích rõ ràng lý do Berlin vẫn đang do dư.

Nga khai hỏa súng cối 2B11 phá hủy trạm quan sát Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro
Nga khai hỏa súng cối 2B11 phá hủy trạm quan sát Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/2 công bố video cho thấy một đơn vị súng cối của nước này đã phá hủy trạm quan sát của Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro.

Nga khai hỏa súng cối 2B11 phá hủy trạm quan sát Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro

Nga khai hỏa súng cối 2B11 phá hủy trạm quan sát Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/2 công bố video cho thấy một đơn vị súng cối của nước này đã phá hủy trạm quan sát của Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro.