Phụ nữ Đà Nẵng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tại thành phố Đà Nẵng có nhiều phụ nữ vượt khó, thành công trong phong trào khởi nghiệp. Có người vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho nhiều phụ nữ nghèo.

3 năm trước, chị Hồ Thị Nhực ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng làm kế toán viên cho một doanh nghiệp tư nhân. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, doanh nghiệp khó khăn, chị Nhựt nghỉ việc. Năm 2020, chị Hồ Thị Nhựt theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp. Từ số tiền dành dụm và vay mượn anh em, bạn bè được 300 triệu đồng, chị Nhựt đã mua sắm máy móc và thành lập cơ sở sản xuất chả bê trong ống tre. Hiện, cơ sở sản xuất “Chả bê Cầu Mống Cocimo” của chị Nhựt đã được nhiều người biết đến. Bình quân mỗi tháng, cơ sở này bán ra thị trường hơn 2 tấn sản phẩm chả, doanh thu khoảng 500 triệu đồng/tháng.

Chị Hồ Thị Nhựt kể, quy trình làm chả bê trong ống tre, trước tiên phải chọn thịt tươi ngon. Thịt được xay xong nhồi vào ống tre, cho vào nồi hấp để có mùi thơm tre nứa đặc trưng, hương vị tự nhiên. Đến nay, cơ sở của chị Hồ Thị Nhựt sản xuất nhiều loại chả khác như: bò sông Hàn, heo, tôm, tôm thẻ nướng ống tre và xúc xích… 

Chị Hồ Thị Nhựt cho biết, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương và TP.HCM.

“Mô hình khởi nghiệp của tôi rất hiệu quả và tạo thu nhập cho gia đình và  chi em phụ nữ nghèo. Mong muốn các cấp Hội phụ nữ ở phường và quận  đồng hành quan tâm hỗ trợ vốn, đầu ra của sản phẩm cho mô hình nhân rộng để giúp đỡ nhiều phụ nữ có việc làm hơn” - chị Nhựt cho biết.

Cơ sở sản xuất “Chả bê Cầu Mống Cocimo” chị Hồ Thị Nhựt đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ tại địa phương với mức thu nhập mỗi tháng 6 triệu đồng/ người.

Chị Nguyễn Thuý Hằng làm việc tại đây khá hài lòng khi công việc luôn ổn định: “Tôi làm ở kế toán ở văn phòng và bán hàng, làm ở đây lương cũng đủ trang trải kinh tế trong gia đình và lo cho con cái, không cón khó khăn như trước nữa". 

Cơ sở may gia công miếng lót giày hương quế Xứ Quảng của chị Nguyễn Thị Hồng ở phường Hoà An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cũng là dấu son trong phong trào khởi nghiệp. Cơ sở này đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nữ khuyết tật, phụ nữ không có đất sản xuất. Được các cấp Hội Phụ nữ hỗ trợ vốn vay, chị Nguyễn Thị Hồng đã thành lập Tổ hợp tác may gia công miếng lót giày hương quế Xứ Quảng thu hút các chị em vào làm việc. Thời điểm dịch Covid-19 nhưng cơ sở chị Nguyễn Thị Hồng vẫn duy trì công việc thường xuyên, giúp chị em nương tựa nhau, vươn lên trong cuộc sống.

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 800 mô hình phụ nữ khởi nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nữ hoàn cảnh khó khăn. Các cơ sở sản xuất như chả bê trong ống Tre ở quận Cẩm Lệ, Hợp tác xã nấm An Hải Đông ở quận Sơn Trà, Hợp tác xã gà Nhơn Phát ở huyện Hòa Vang hay Tổ liên kết sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp may mặc… ngày càng trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế.

Đáng chú ý, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, hỗ trợ chị em khởi nghiệp. 

Bà Nguyễn Thị Huyền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng cho biết, qua phong trào khởi nghiệp đã thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, mở rộng quy mô sản xuất.

Bà Huyền cũng cho biết thêm: “Hội Liên hiệp Phụ nữ có rất nhiều giải pháp để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và nhiều chị em phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Chúng tôi luôn song hành với các chị để có điều kiện tốt nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, cũng giúp cho chị em thông qua hoạt động chuyển đổi số có nhiều kênh kinh doanh buôn bán của mình hơn trên mạng xã hội”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương mại điện tử tạo đà cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển
Thương mại điện tử tạo đà cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển

VOV.VN - Nắm bắt thế mạnh của công nghệ số, các bạn trẻ đã tiếp cận người tiêu dùng qua các trang mạng xã hội và đăng ký danh mục sản phẩm lên các sàn TMĐT. 

Thương mại điện tử tạo đà cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển

Thương mại điện tử tạo đà cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển

VOV.VN - Nắm bắt thế mạnh của công nghệ số, các bạn trẻ đã tiếp cận người tiêu dùng qua các trang mạng xã hội và đăng ký danh mục sản phẩm lên các sàn TMĐT. 

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ
Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ

VOV.VN - Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật, cộng với tư duy sản xuất tiên tiến theo hướng hiện đại trồng cây ăn quả cam, bưởi da xanh hữu cơ, an toàn của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "đổi đời' với thu nhập năm 2022 đạt 3,5 tỷ đồng.

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ

VOV.VN - Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật, cộng với tư duy sản xuất tiên tiến theo hướng hiện đại trồng cây ăn quả cam, bưởi da xanh hữu cơ, an toàn của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "đổi đời' với thu nhập năm 2022 đạt 3,5 tỷ đồng.

Cô gái Tày với khát vọng nâng tầm giá trị Hồng vành khuyên
Cô gái Tày với khát vọng nâng tầm giá trị Hồng vành khuyên

VOV.VN - Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương Thị Thương, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định khởi nghiệp, đầu tư xưởng sản xuất và  bước đầu thành công với sản phẩm “Hồng vành khuyên treo gió” theo công nghệ Nhật Bản.

Cô gái Tày với khát vọng nâng tầm giá trị Hồng vành khuyên

Cô gái Tày với khát vọng nâng tầm giá trị Hồng vành khuyên

VOV.VN - Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương Thị Thương, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định khởi nghiệp, đầu tư xưởng sản xuất và  bước đầu thành công với sản phẩm “Hồng vành khuyên treo gió” theo công nghệ Nhật Bản.

Nghề nuôi ong đem lại giá trị gần 250 tỷ đồng/năm
Nghề nuôi ong đem lại giá trị gần 250 tỷ đồng/năm

VOV.VN - Nghề nuôi ong mật ở tỉnh Sơn La đã đạt mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây. Sản lượng mật giao động từ 3.200-3.500 tấn/năm; sản lượng phấn hoa đạt 200-230 tấn/năm... Giá trị từ mật ong và các phụ phẩm từ ong khoảng 230-250 tỷ đồng/năm.

Nghề nuôi ong đem lại giá trị gần 250 tỷ đồng/năm

Nghề nuôi ong đem lại giá trị gần 250 tỷ đồng/năm

VOV.VN - Nghề nuôi ong mật ở tỉnh Sơn La đã đạt mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây. Sản lượng mật giao động từ 3.200-3.500 tấn/năm; sản lượng phấn hoa đạt 200-230 tấn/năm... Giá trị từ mật ong và các phụ phẩm từ ong khoảng 230-250 tỷ đồng/năm.