Triều Tiên có cơ hội tiêu diệt F-35 Mỹ vừa giao cho Hàn Quốc?

VOV.VN - Với tính năng chiến đấu tối tân, tiêm kích F-35 Mỹ vừa bàn giao cho Hàn Quốc sẽ đặt ra những thách thức đáng kể đối với Triều Tiên.

Lực lượng Không quân Hàn Quốc (ROKAF) hồi đầu tháng 4 này đã nhận được 2 tiêm kích tàng hình F-35A đầu tiên do Mỹ bàn giao và đang hy vọng sẽ nhận được 10 chiếc máy bay loại này trong tổng số 40 chiếc đã đặt hàng vào cuối năm nay.

Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: National Interest.

Ngay sau diễn biến này, Triều Tiên đã lên tiếng cảnh báo Hàn Quốc nên tính toán về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra khi triển khai máy bay chiến đấu tàng hình trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng nhấn mạnh đây là hành động không thân thiện có thể làm gia tăng căng thẳng quân sự, thách thức trực tiếp đến nỗ lực thiết lập hòa bình vĩnh viễn.

Ngoài câu hỏi liệu Triều Tiên có thể đe dọa đến hoạt động của F-35A như thế nào thì việc tiếp nhận cũng đặt ra câu hỏi là làm sao để F-35 có thể hoạt động phù hợp với đội bay hiện có của ROKAF? Thứ nữa là làm thế nào để F-35 có thể đóng góp hiệu quả trong các cuộc chiến tiềm tàng với lực lượng Không quân Triều Tiên (KPAF)?

F-35 đứng ở đâu trong đội hình chiến đấu cơ Hàn Quốc?

ROKAF hiện đang có trong tay các máy bay chiến đấu tiên tiến của nhất của Mỹ, với hơn 100 tiêm kích KF-16C và khoảng 60 máy bay chiến đấu đa nhiệm F-15K Slam Eagles. Tiêm kích KF-16C đã được tích hợp đầy đủ tên lửa không đối không AIM-120C-5 và AIM-120C-7 thuộc dòng AMRAAM của Mỹ.

Sự kết hợp giữa KF-16C và AMRAAM đã khiến cho năng lực chiến đấu của các máy bay ROKAF nổi trội so với KPAF. Phần lớn máy bay chiến đấu của KPAF là các biến thể MiG-21 và J-7 chỉ được trang bị tên lửa không đối không hồng ngoại tầm ngắn. Trong trường hợp hai bên buộc phải khai hỏa, tiêm kích KF-16C của Hàn Quốc có thể phóng tên lửa AMRAAM từ khoảng cách xa và bay đi trước khi chiến đấu cơ MiG của Triều Tiên kịp khóa mục tiêu.

Triều Tiên cũng có máy bay chiến đấu MiG-23 và MiG-29 tiên tiến (biến thể và số lượng chưa được kiểm chứng và có nhiều thông tin trái ngược) nhưng kể cả với những chiến đấu cơ này thì chất lượng radar và tên lửa được trang bị cũng không bằng KF-16C được tích hợp tên lửa AMRAAM.

Vậy nếu ROKAF đã có những lựa chọn tối ưu cho nhiệm vụ không đối không và không đối đất thì F-35A sẽ đóng vai trò thế nào trong biên chế?

F-35 khắc phục hạn chế trong chiến tranh điện tử

Câu trả lời có lẽ nằm ở các cảm biến của mẫu tiêm kích F-35. Tiêm kích F-35 được trang bị các cảm biến quang điện mạnh mẽ, có thể được dùng để nhằm vào các mục tiêu là máy bay đối phương. Trong khuôn khổ cuộc tập trận Red Flag (Cờ Đỏ 2019), các cảm biến quang học của F-35 đóng vai trò rất lớn giúp tiêm kích này chiến thắng trong môi trường chiến tranh điện tử - nơi các tiêm kích thế hệ 4 như F-16C rơi vào tình trạng bị "mù".

Chiến đấu cơ MiG-29 của Triều Tiên cũng được trang bị cảm biến quang điện, mặc dù vậy, hệ thống này vốn được phát triển từ những năm 1980 và hiện không thể sánh ngang với những hệ thống đi sau của Nga và Mỹ. Giới quan sát cho rằng, nếu một cuộc chiến tiềm tàng với Triều Tiên trở thành sự thật thì tác chiến điện tử sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Vừa qua, khi xung đột nổ ra ở khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, cả hai nước đều tuyên bố sử dụng tác chiến điện tử để tạo lợi thế khi hai bên giao chiến trên không. Ấn Độ nói rằng đã gây nhiễu hoàn toàn radar trên các chiến đấu cơ của Pakistan trong cuộc đột kích ngày 26/2. Trong khi đó, một bài báo gây tranh cãi cho rằng, tiêm kích MiG của Ấn Độ bị bắn rơi là do Pakistan đã gây nhiễu đường truyền liên lạc giữa phi công với sở chỉ huy.

Các cảm biến và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến của F-35 sẽ ngăn chặn được các sự cố tương tự xảy ra. Hàn Quốc có thể bố trí F-35A bay cùng đội hình với tiêm kích thế hệ 4 để cung cấp nhận thức tình huống và khả năng liên lạc tốt hơn, tăng cường khả năng bay và chiến đấu của toàn bộ đội hình. Việc tác chiến như vậy cũng sẽ giúp giảm thiểu những hạn chế đã được chỉ ra của F-35 đó là mang theo được quá ít vũ khí.

Không chỉ đe dọa đến các tiêm kích có trong biên chế không quân Triều Tiên, sự xuất hiện của tiêm kích F-35 trong biên chế không quân Hàn Quốc còn là hiểm họa đáng kể đối với chương trình tên lửa, hạt nhân của Bình Nhưỡng, do năng lực bí mật thâm nhập không phận và tung đòn hủy diệt của loại chiến đấu cơ này.

Ngoài ra, F-35A còn có thể được giao nhiệm vụ trấn áp nguy hiểm hoặc phá hủy thế trận phòng không của đối phương (SEAD/DEAD). Khả năng tàng hình và gây nhiễu của F-35 sẽ giúp nó sống sót tốt hơn các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trong biên chế ROKAF nếu cùng thực hiện một nhiệm vụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ lần đầu đưa siêu tiêm kích F-35 đến Đông Nam Á diễn tập
Mỹ lần đầu đưa siêu tiêm kích F-35 đến Đông Nam Á diễn tập

Các tiêm kích F-35B trên tàu đổ bộ USS Wasp sẽ tham gia các nội dung yểm trợ đường không trong cuộc diễn tập tại Philippines.

Mỹ lần đầu đưa siêu tiêm kích F-35 đến Đông Nam Á diễn tập

Mỹ lần đầu đưa siêu tiêm kích F-35 đến Đông Nam Á diễn tập

Các tiêm kích F-35B trên tàu đổ bộ USS Wasp sẽ tham gia các nội dung yểm trợ đường không trong cuộc diễn tập tại Philippines.

Lầu Năm Góc: Mỹ dừng chuyển giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Lầu Năm Góc: Mỹ dừng chuyển giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ dừng việc chuyển giao F-35 cũng như các thiết bị liên quan cho Thổ Nhĩ Kỳ trừ khi Ankara hủy bỏ thỏa thuận mua S-400.

Lầu Năm Góc: Mỹ dừng chuyển giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Lầu Năm Góc: Mỹ dừng chuyển giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ dừng việc chuyển giao F-35 cũng như các thiết bị liên quan cho Thổ Nhĩ Kỳ trừ khi Ankara hủy bỏ thỏa thuận mua S-400.

Mỹ dừng bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phản đối thương vụ S-400
Mỹ dừng bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phản đối thương vụ S-400

VOV.VN - Sau nhiều tháng cảnh báo, hôm qua (1/4) Mỹ chính thức dừng chương trình hợp tác và cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ dừng bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phản đối thương vụ S-400

Mỹ dừng bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phản đối thương vụ S-400

VOV.VN - Sau nhiều tháng cảnh báo, hôm qua (1/4) Mỹ chính thức dừng chương trình hợp tác và cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Triều Tiên cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu triển khai F-35 ở Hàn Quốc
Triều Tiên cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu triển khai F-35 ở Hàn Quốc

VOV.VN - Cuối tháng 3/2019, Hàn Quốc đã nhận 2 chiếc F-35A đầu tiên, 8 chiếc khác dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.

Triều Tiên cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu triển khai F-35 ở Hàn Quốc

Triều Tiên cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu triển khai F-35 ở Hàn Quốc

VOV.VN - Cuối tháng 3/2019, Hàn Quốc đã nhận 2 chiếc F-35A đầu tiên, 8 chiếc khác dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.

Quyết mua F-35 của Mỹ, Singapore gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?
Quyết mua F-35 của Mỹ, Singapore gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

VOV.VN - Singapore mong muốn trở thành quốc gia tiếp theo sở hữu máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông.

Quyết mua F-35 của Mỹ, Singapore gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

Quyết mua F-35 của Mỹ, Singapore gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

VOV.VN - Singapore mong muốn trở thành quốc gia tiếp theo sở hữu máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông.