Nén nhang tri ân liệt sĩ hy sinh vì sự bình yên biên giới Tây Nam

VOV.VN - Sau hơn 40 năm, đến nay những hình ảnh về một thời chiến tranh biên giới Tây Nam ác liệt, đau thương vẫn còn nguyên trong ký ức những người trở về.

Ngay sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/04/1975, nhiều đơn vị bộ đội chưa kịp dừng chân, hưởng chút yên bình của ngày đại thắng đã lại tiếp tục lên đường bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân nước bạn Campuchia chống lại tội ác diệt chủng của quân Pol Pot - Iêng Xary. 

Hơn 40 năm sau cuộc chiến tranh biên giới này, ký ức về sự tàn ác của kẻ thù diệt chủng và biết bao hy sinh, gian khó vẫn luôn cháy trong trái tim của tất cả những người trong cuộc.

Khu chứng tích tội ác chiến tranh biên giới Tây Nam .

" Đông… lùa đi.. lùa đi tới bển đập đầu… oánh.. Trời ơi chết hết chơn rồi. Người ta cứu…bị thương..này nè này nè này… trổ qua đây".

Những lời kể đứt quãng đó là của bà Nguyễn Thị Ngọc Sương – một trong 4 người trở về từ cõi chết trong vụ thảm sát kinh hoàng của quân Pol Pot vào xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Người ta bới được bà lên từ bãi xác người ngổn ngang, chồng chất với nhiều vết thương bằng đạn và bị đâm xuyên thấu người.

Bà Sương hiện đang bị tai biến, kỳ lạ là bà chỉ còn nhớ duy nhất cảnh cướp, giết, hãm hiếp, đốt phá dã man mà bọn Pol Pot gây ra trong cuộc thảm sát năm 1977 khi chúng chính thức mở cuộc tấn công xâm lấn toàn tuyến biên giới Tây Nam.

Nhân chứng Nguyễn Thị Ngọc Sương.

Con số thống kê từ Ủy ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh cho biết chỉ riêng ở xã Ba Chúc có hơn 3.150 dân thường, gồm cả trẻ em, bé sơ sinh đã bị giết bằng những cách thức man rợ nhất. Tiếng khóc, tiếng la hét, thây người không toàn vẹn và máu loang đỏ trên những vạt ruộng, dưới chân núi Tượng, nhất là trong 2 ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu. Chỉ còn 4 nhân chứng sốt sót mang theo nỗi ám ảnh kinh hoàng. Những người chạy thoát trước đó, có người trở nên điên dại, có người bỏ quê đi biệt xứ không dám trở về nơi cả dòng tộc, gia đình bị thảm sát.

Chứng tích tội ác Pon Pot - Iêng Xary tại Ba Chúc.

Anh Thái Văn Đạt cùng gia đình sớm chạy được lên núi cao thoát chết vẫn còn nhớ mãi cảnh tan hoang, đau đớn ngày về lại Ba Chúc:"Cảnh đó dã man lắm. Nó giết người, con nít xé làm hai, người lớn, một số thì thì đập đầu, đàn bà con gái nó hãm hiếp…đủ thứ. Nói tới là căm giận lắm".   

Không chỉ ở Ba Chúc mà suốt dọc biên giới Tây Nam nơi nào chiếm được, quân Pol Pot đều gây ra tội ác man rợ. Nhiều đồn biên phòng đã hy sinh đến chiến sĩ cuối cùng trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân. 

Đại tá – Thầy thuốc ưu tú Ngô Văn My, quê ở Bắc Giang, nhập ngũ năm 1968, từng tham gia mặt trận Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ, trong chiến tranh biên giới Tây Nam, ông là  Phó Giám đốc Viện Quân y 122, của mặt trận 979, giai đoạn từ 1981 đến 1989.

Đại tá – Bác sĩ Ngô Văn My cho biết bộ đội thương vong nhiều nhất trong cuộc chiến với bọn diệt chủng trên đất bạn là do đạp mìn, cụt chân, đa chấn thương nội tạng và sốt rét. Trong điều kiện khó khăn vô cùng về lương thực, thuốc men và máu thì việc cứu chữa cho cả thương binh và thường dân trên đất bạn là cực kỳ gian nan. Nhiều y, bác sĩ vừa phải làm việc cả ngày đêm, vừa phải hiến máu cứu người liên tục. Trong cuộc chiến giành giật sự sống cho thương binh, bệnh binh ở chiến trường này, mọi cung bậc cảm xúc đều ở mức độ cao nhất, căng thẳng nhất:

"Có những hôm thương bệnh binh về 250, 300 người/1 đêm. Đặc biệt, thương binh rất nặng, đa số là đạp mìn; bệnh binh chủ yếu là sốt rét. Mà sốt rét ở đây là sốt rét nặng, sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố và sốt rét suy kiệt. Về thuốc men, trang thiết bị rất nhiều thiếu thốn, các yếu tố khác đảm bảo vấn đề nuôi dưỡng thương bệnh binh phải nói rất là khó khăn, vấn đề thời tiết rất khắc nghiệt, nhất là mùa khô thiếu nước. Phải nói thực, cường độ lao động của anh em rất  lớn", Đại tá Ngô Văn My kể.

Hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ Việt Nam hy sinh trên chiến trường Campuchia còn nằm lại đâu đó trên các góc rừng, bờ suối, làng xóm nước bạn. Từ năm 2001 đến nay, chỉ tính riêng 4 đội quy tập hài cốt liệt sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (gọi tắt là các đội K: 90, 91,92,93) đã đưa được hài cốt của 6.871 liệt sĩ về an táng ở quê hương, trong đó có 564 bộ biết được danh tính. Công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn càng về sau càng khó khăn do địa hình, địa vật đã thay đổi hoàn toàn, thế hệ già làng tham gia chôn cất liệt sĩ giờ đã cao niên và thưa dần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu
Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu

VOV.VN - Nhờ chịu thương, chịu khó, gia đình thương binh Trương Cao Vân nay  đã thoát nghèo, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi

Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu

Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu

VOV.VN - Nhờ chịu thương, chịu khó, gia đình thương binh Trương Cao Vân nay  đã thoát nghèo, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi

Gặp mặt tri ân thương binh, thân nhân liệt sỹ của VOV
Gặp mặt tri ân thương binh, thân nhân liệt sỹ của VOV

VOV.VN - VOV đã tiễn nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ra chiến trường và đã có 34 nhà báo đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cao cả đó.

Gặp mặt tri ân thương binh, thân nhân liệt sỹ của VOV

Gặp mặt tri ân thương binh, thân nhân liệt sỹ của VOV

VOV.VN - VOV đã tiễn nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ra chiến trường và đã có 34 nhà báo đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cao cả đó.

Trao giải cho các tác phẩm xuất sắc viết về thương binh, liệt sỹ
Trao giải cho các tác phẩm xuất sắc viết về thương binh, liệt sỹ

VOV.VN - Chiều nay (17/7), Bộ LĐ-TB-XH, Hội Nhà văn Việt Nam đã trao giải cho 41 tác phẩm xuất sắc viết về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công. 

Trao giải cho các tác phẩm xuất sắc viết về thương binh, liệt sỹ

Trao giải cho các tác phẩm xuất sắc viết về thương binh, liệt sỹ

VOV.VN - Chiều nay (17/7), Bộ LĐ-TB-XH, Hội Nhà văn Việt Nam đã trao giải cho 41 tác phẩm xuất sắc viết về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công. 

Triển lãm sách báo kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ
Triển lãm sách báo kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ

VOV.VN - Sáng 18/7, Đoàn TN trung tâm kỹ thuật VOV phối hợp với các đoàn thanh niên kết nghĩa tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ. 

Triển lãm sách báo kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ

Triển lãm sách báo kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ

VOV.VN - Sáng 18/7, Đoàn TN trung tâm kỹ thuật VOV phối hợp với các đoàn thanh niên kết nghĩa tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ.