Phóng viên trẻ cần thận trọng khi tác nghiệp ở khu vực có thiên tai

VOV.VN - Phóng viên mới vào nghề có phản xạ tốt, nhiệt tình nhưng họ lại thiếu sự chín chắn, bình tĩnh khi tác nghiệp.

Làm việc tại Kênh VTC14, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (VOV), một kênh chuyên biệt về môi trường, thiên tai, nhà báo Hoài Thương cùng đồng nghiệp đã sản xuất hàng nghìn bản tin về thiên tai, thời tiết.

Có những bản tin cập nhật đường đi của bão có lượng người xem lên tới hàng triệu. Để có những bản tin như thế, Hoài Thương và đồng nghiệp đã phải không ít lần xông pha vào vùng thiên tai.

Nhà báo Hoài Thương trong lần đến Mường Nhé (Điện Biên) khi lũ về... (Ảnh: P.V)

Tận dụng cơ hội ghi lại những hình ảnh chân thực

Tôi vẫn nhớ trải nghiệm nhớ đời của tôi và ê-kíp khi tác nghiệp tại vùng lũ lụt cách đây 8 năm. Đó là năm 2010, tôi có 2 tuần đưa tin về trận lũ lịch sử, lũ chồng lũ ở vùng đất Hương Khê - Hà Tĩnh.

Nhìn cảnh mênh mông biển nước, nhà cửa bị vùi lấp bởi nước lũ, tôi nhắn trực tiếp về cho sếp: Làm thế nào để em có thể đưa được những hình ảnh tang thương và khốc liệt như thế lên sóng truyền hình?

Sếp đã bảo tôi: Đó là điều mà anh luôn nói với các em, hình ảnh chân thực, đi vào lòng người luôn là thứ không có lời bình nào khỏa lấp được. Và sau đó tôi đã thực hiện được một câu chuyện về gia đình một em bé có mẹ là cô giáo đã tử nạn trong vùng nước lũ.

“Ngoài đưa tin kịp thời, việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân trong quá trình tác nghiệp là điều hết sức quan trọng. Khi tác nghiệp tại vùng thiên tai, phóng viên nên xem xét đánh giá tình hình khu vực mình đến, nơi nào mình cần di chuyển, liên hệ trước với chính quyền địa phương”

Lúc đó, trên báo chí chỉ có mẩu tin về số người thương vong, và tôi đã tìm đến gia đình này, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, để sau đó làm nên tác phẩm “Nhật ký những ngày xa mẹ…”.

Trong vùng lũ, đồng nghiệp thông tin với tôi: Phóng sự rất cảm động, ai xem cũng khóc. Chương trình đồng hành “Thương quá miền Trung” của Đài VTC một phần vì thế mà đã thành công trong việc quyên góp ủng hộ.

Tôi kể câu chuyện này với một thông điệp: Sự nhanh nhạy của phóng viên tại hiện trường là yếu tố then chốt cho thành công của tin, bài. Nếu phóng viên đó đứng sai vị trí, hoặc nhầm lẫn trong việc di chuyển, phán đoán không đúng và không tinh tế trong khi tác nghiệp thì cơ hội ghi lại hình ảnh đắt giá, chân thực sẽ qua đi rất nhanh. Chúng ta sẽ không có cơ hội làm lại trong những tình huống như thế.

Ngoài ra, để đi làm tin tức về bão lũ, hay các dạng thời tiết cực đoan, yếu tố kỹ thuật luôn phải được đảm bảo để có thể truyền tin tức về nhà. Phóng viên và quay phim ra hiện trường tác nghiệp, sau đó viết tin bài, dựng thô hình, kỹ thuật có vai trò đảm bảo kết nối giữa hiện trường - trường quay để đẩy file hình ảnh về kịp thời lên sóng.

Và ở nhà, đội backup cho từng phóng viên chờ để biên tập thông tin, xử lý hậu kỳ trước khi gửi tin bài vào trường quay để lên sóng trực tiếp.

Có thời điểm, Kênh VTC14 thực hiện gần 10 bản tin/ngày, cách 2 tiếng  cập nhật 1 bản tin đường đi của bão. Bản tin được livestream trên fanpage của kênh cũng như trên sóng truyền hình với hàng nghìn người theo dõi. Hàng chục con người đã được huy động để thực hiện bản tin đặc biệt về bão. 3 ê-kíp, thậm chí là nhiều hơn được tung đi các tỉnh để thực hiện tin, bài.

Mọi nguồn lực và con người từ tiền kỳ - hậu kỳ, hiện trường - ở nhà đều phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để có thể có được những bản tin nhanh, cập nhật như mong đợi.

Chuyến công tác tại Vị Xuyên (Hà Giang).

Đảm bảo an toàn trong thiên tai

Đã có những phóng viên ra đi khi tác nghiệp trong thiên tai. Gần đây nhất, năm 2017, phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư - Thông tấn xã Việt Nam, đã gặp nạn trong trận lũ tại cầu Ngòi Thia, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái. Đó là những bài học đau xót cho các phóng viên hiện trường đưa tin về thiên tai.

Vì thế, ngoài đưa tin kịp thời, việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân trong quá trình tác nghiệp là điều hết sức quan trọng. Khi tác nghiệp tại vùng thiên tai, phóng viên nên xem xét đánh giá tình hình khu vực mình đến, nơi nào mình cần di chuyển, liên hệ trước với chính quyền địa phương…

Bên cạnh đó, bọc máy quay và các thiết bị bằng phụ kiện chống nước, chuẩn bị dự trữ lương thực, sẵn sàng áo phao cứu hộ, mũ bảo hiểm và quần áo hộ thân trong trường hợp khẩn cấp...

Chúng tôi, những phóng viên VTC14, luôn được trang bị đầy đủ những nhu yếu phẩm cần thiết cho một cuộc chạy đua thông tin như thế. Việc còn lại là chạy về phía tâm bão lũ và đưa tin một cách nhanh, gọn, chân thực và đảm bảo an toàn.

Sau sự ra đi thương tâm của phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư, tôi nhận ra rằng, ranh giới giữa sự sống và cái chết khá mong manh khi đưa tin bão, lũ. Thời điểm Dư ra đi, tôi cũng vừa có chuyến công tác dài ngày tại Hà Giang và Điện Biên, cũng trèo đèo, lội suối trong tình trạng mưa lũ.

Ngoài kinh nghiệm của bản thân, thì sự cẩn trọng có lẽ là điều mà mỗi phóng viên cần khi tham gia hành trình vào nơi nguy hiểm. Phải đánh giá được tình hình nơi mình đặt chân vào và đồng nghiệp hỗ trợ ra sao trong các tình huống khẩn cấp.

Có rất nhiều phóng viên mới vào nghề được giao làm về vấn đề thiên tai vì thế mạnh của họ là khả năng phản xạ nhanh, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, họ lại thiếu sự chín chắn, bình tĩnh khi tác nghiệp.

Đối với mỗi tình huống, theo tôi, cần cân nhắc giữa việc đưa tin kịp thời và đảm bảo an toàn cho mình và những người trong đội. Bởi lúc đó, dù có sự chỉ đạo ở nhà nhưng không ai hiểu được hoàn cảnh thực tế bằng chính những người trong cuộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?
“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

VOV.VN - Người dân cho rằng lý do tài sản của họ trôi cả xuống sông là vì xả lũ và cát tặc nhưng chính quyền TP.Hòa Bình và Tổng cục PCTT bác bỏ điều này.

“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

VOV.VN - Người dân cho rằng lý do tài sản của họ trôi cả xuống sông là vì xả lũ và cát tặc nhưng chính quyền TP.Hòa Bình và Tổng cục PCTT bác bỏ điều này.

Tháng 8, có thể phải chịu 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới
Tháng 8, có thể phải chịu 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

VOV.VN - Trong tháng 8/2018, nhiều khả năng sẽ xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến đất liền.

Tháng 8, có thể phải chịu 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

Tháng 8, có thể phải chịu 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

VOV.VN - Trong tháng 8/2018, nhiều khả năng sẽ xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến đất liền.

Vỡ đê bối ở Hà Nam: Nước mắt dân hòa vào trong nước lũ
Vỡ đê bối ở Hà Nam: Nước mắt dân hòa vào trong nước lũ

VOV.VN - Nhiều tài sản, hoa màu, ao cá của người dân đã ra đi theo dòng nước sau sự cố sạt lở tuyến đê bối sông Châu Giang (Đinh Xá, Phủ Lý, Hà Nam) hôm 21/7.

Vỡ đê bối ở Hà Nam: Nước mắt dân hòa vào trong nước lũ

Vỡ đê bối ở Hà Nam: Nước mắt dân hòa vào trong nước lũ

VOV.VN - Nhiều tài sản, hoa màu, ao cá của người dân đã ra đi theo dòng nước sau sự cố sạt lở tuyến đê bối sông Châu Giang (Đinh Xá, Phủ Lý, Hà Nam) hôm 21/7.

Vỡ đê Bối ở Hà Nam: Người dân Đinh Xá “chìm nổi” trong dòng nước lũ
Vỡ đê Bối ở Hà Nam: Người dân Đinh Xá “chìm nổi” trong dòng nước lũ

VOV.VN - Sau đợt mưa lớn và xả lũ, một vài thôn tại xã Đinh Xá (Phủ Lý, Hà Nam) ngập sâu trong nước. Nhiều gia đình phải chạy lũ đến 2 lần chỉ trong 9 tháng.

Vỡ đê Bối ở Hà Nam: Người dân Đinh Xá “chìm nổi” trong dòng nước lũ

Vỡ đê Bối ở Hà Nam: Người dân Đinh Xá “chìm nổi” trong dòng nước lũ

VOV.VN - Sau đợt mưa lớn và xả lũ, một vài thôn tại xã Đinh Xá (Phủ Lý, Hà Nam) ngập sâu trong nước. Nhiều gia đình phải chạy lũ đến 2 lần chỉ trong 9 tháng.

Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình
Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình

VOV.VN -Thông tin ban đầu cho biết: có khoảng 28 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 5 nhà bị ảnh hưởng nặng. 1 nhà ở Hòa Bình trôi sông hoàn toàn.

Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình

Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình

VOV.VN -Thông tin ban đầu cho biết: có khoảng 28 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 5 nhà bị ảnh hưởng nặng. 1 nhà ở Hòa Bình trôi sông hoàn toàn.

Sông Đà nuốt nhà ở Hòa Bình: Hà bá mất 15 phút “ăn” trọn căn nhà 4 tầng
Sông Đà nuốt nhà ở Hòa Bình: Hà bá mất 15 phút “ăn” trọn căn nhà 4 tầng

VOV.VN -Hiện tượng bất thường bắt đầu từ 2 giờ chiều và đến 7 giờ tối nhà tôi dần dần tuột xuống sông, ít phút sau là cả ngôi nhà biến mất.

Sông Đà nuốt nhà ở Hòa Bình: Hà bá mất 15 phút “ăn” trọn căn nhà 4 tầng

Sông Đà nuốt nhà ở Hòa Bình: Hà bá mất 15 phút “ăn” trọn căn nhà 4 tầng

VOV.VN -Hiện tượng bất thường bắt đầu từ 2 giờ chiều và đến 7 giờ tối nhà tôi dần dần tuột xuống sông, ít phút sau là cả ngôi nhà biến mất.