Hungary và Hy Lạp từ chối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga

VOV.VN - Sau Hungary, mới đây đến lượt Hy Lạp bày tỏ lập trường phản đối nỗ lực mới nhất của EU nhằm trừng phạt Nga liên quan cuộc xung đột tại Ukraine.

Nếu như 10 lệnh trừng phạt trước đây chủ yếu nhằm vào các nguồn tài chính của chính phủ Nga, thì đối với lần mới nhất này, EU muốn xử lý mạnh tay các nước thứ ba và các thực thể bị xem là cố tình trốn tránh trừng phạt.

Hungary và Hy Lạp đã từ chối phê duyệt thêm bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào nhằm vào Nga trừ khi Ukraine loại bỏ các công ty của 2 nước này ra khỏi danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh”.

Theo Hy Lạp, nếu có bằng chứng cụ thể về việc vi phạm các biện pháp trừng phạt, thì điều này cần được các quốc gia liên quan điều tra và đánh giá trước khi cân nhắc hành động phù hợp.

Lập trường của Hungary thậm chí còn cứng rắn hơn khi Thủ tướng nước này Viktor Orban tuyên bố, Brussels lẽ ra phải học được một bài học từ hậu quả của các lệnh trừng phạt trước đó: “Theo quan điểm của Hungary, nếu bạn làm điều gì đó 10 lần, chẳng hạn như đưa ra các gói trừng phạt và đều không thành công, thì việc làm điều đó 11 lần là không hợp lý. Điều này là đi ngược lại với lẽ thường và vì vậy chính sách trừng phạt của EU theo cách hiểu của chúng tôi đơn giản là không hiệu quả”.

Căng thẳng giữa các nước thành viên leo thang đến đỉnh điểm khi Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hồi tuần này công khai chỉ trích lập trường của Hungary.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ liên quan tới danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh” của Ukraine, mà còn là những chia rẽ vẫn luôn âm ỉ giữa các nước thành viên. Dù gia nhập EU từ năm 2004, song Hungary từ lâu vẫn luôn cảm thấy “bị phân biệt đối xử” và duy trì mối quan hệ khá gần gũi với Nga.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban thường xuyên chỉ trích các biện pháp trừng phạt Nga tàn phá nền kinh tế đất nước, chủ trương thúc đẩy miễn trừ lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga, phản đối áp giá trần lên khí đốt Nga hay tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.

Trong khi đó, những quốc gia thành viên như Hy Lạp, Cộng hoà Síp và Malta cũng ngày càng cảm thấy các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là một gánh nặng.

Từ câu chuyện của Hungary, Hy Lạp, có thể thấy là nội bộ EU vẫn còn có nhiều bất đồng trong việc giải quyết quan hệ với Nga và Ukraine. Nếu vấn đề không được giải quyết, đây có thể là bước đầu tiên dẫn đến sự tan vỡ đoàn kết của EU.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Joseph Borrell đã buộc phải đứng ra làm trung gian khi cam kết sẽ giải quyết những khác biệt liên quan tới vấn đề Ukraine. Một số nhà ngoại giao cho biết, ông Joseph đang tích cực làm việc với Ukraine và các bên liên quan nhằm tìm ra giải pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tác động trừng phạt Nga không như kỳ vọng, phương Tây tìm mục tiêu mới
Tác động trừng phạt Nga không như kỳ vọng, phương Tây tìm mục tiêu mới

VOV.VN - "Ít nhất thì Nga vẫn có thể xoay xở trong một vài năm tới và tác động của các biện pháp trừng phạt không đủ mạnh để thay đổi đáng kể điều đó", chuyên gia Maria Snegovaya, học giả cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đánh giá

Tác động trừng phạt Nga không như kỳ vọng, phương Tây tìm mục tiêu mới

Tác động trừng phạt Nga không như kỳ vọng, phương Tây tìm mục tiêu mới

VOV.VN - "Ít nhất thì Nga vẫn có thể xoay xở trong một vài năm tới và tác động của các biện pháp trừng phạt không đủ mạnh để thay đổi đáng kể điều đó", chuyên gia Maria Snegovaya, học giả cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đánh giá

Phương Tây “vỡ mộng” trừng phạt vì không thể ngáng đường Nga
Phương Tây “vỡ mộng” trừng phạt vì không thể ngáng đường Nga

VOV.VN - 15 tháng áp lệnh trừng phạt với những biện pháp được cho là mạnh mẽ chưa từng có nhưng phương Tây vẫn không thể đạt được mục đích, đó là làm suy yếu kinh tế và cản trở chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Phương Tây “vỡ mộng” trừng phạt vì không thể ngáng đường Nga

Phương Tây “vỡ mộng” trừng phạt vì không thể ngáng đường Nga

VOV.VN - 15 tháng áp lệnh trừng phạt với những biện pháp được cho là mạnh mẽ chưa từng có nhưng phương Tây vẫn không thể đạt được mục đích, đó là làm suy yếu kinh tế và cản trở chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Con đường nào đưa hàng hóa phương Tây vào Nga bất chấp trừng phạt?
Con đường nào đưa hàng hóa phương Tây vào Nga bất chấp trừng phạt?

VOV.VN - Các nước Trung Á và Kavkaz hiện đang là trung tâm vận chuyển hàng hóa lưỡng dụng từ Mỹ và châu Âu tới Nga.  

Con đường nào đưa hàng hóa phương Tây vào Nga bất chấp trừng phạt?

Con đường nào đưa hàng hóa phương Tây vào Nga bất chấp trừng phạt?

VOV.VN - Các nước Trung Á và Kavkaz hiện đang là trung tâm vận chuyển hàng hóa lưỡng dụng từ Mỹ và châu Âu tới Nga.  

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt
Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Theo các tài liệu quân sự Mỹ bị rò rỉ, tình báo Mỹ cho rằng Nga vẫn sẽ có khả năng tài chính để duy trì xung đột với Ukraine trong ít nhất một năm nữa, ngay cả khi hứng chịu các lệnh trừng phạt ngày càng nặng nề và chưa từng có tiền lệ.

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Theo các tài liệu quân sự Mỹ bị rò rỉ, tình báo Mỹ cho rằng Nga vẫn sẽ có khả năng tài chính để duy trì xung đột với Ukraine trong ít nhất một năm nữa, ngay cả khi hứng chịu các lệnh trừng phạt ngày càng nặng nề và chưa từng có tiền lệ.

Con đường đưa linh kiện tên lửa Mỹ sản xuất vào Nga bất chấp trừng phạt
Con đường đưa linh kiện tên lửa Mỹ sản xuất vào Nga bất chấp trừng phạt

VOV.VN - Một cuộc điều tra của Nikkei tiết lộ, hơn 1 năm kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, hàng trăm triệu USD chất bán dẫn do Mỹ sản xuất đã "chảy" vào Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Moscow.

Con đường đưa linh kiện tên lửa Mỹ sản xuất vào Nga bất chấp trừng phạt

Con đường đưa linh kiện tên lửa Mỹ sản xuất vào Nga bất chấp trừng phạt

VOV.VN - Một cuộc điều tra của Nikkei tiết lộ, hơn 1 năm kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, hàng trăm triệu USD chất bán dẫn do Mỹ sản xuất đã "chảy" vào Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Moscow.