Vaccine AstraZeneca nên được tiêm cách nhau 12 tuần để có hiệu quả cao nhất

VOV.VN - Các chuyên gia y tế của Australia mới đây đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của chính phủ nước này và cho rằng 2 liều vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược AstraZeneca nên tiêm cách nhau 12 tuần để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu là 81%.

Theo một số chuyên gia y tế Australia, việc tiêm 2 liều vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách nhau 3 tháng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn phản ứng miễn dịch của cơ thể và giúp tăng hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Giáo sư Heidi Drummer, Giám đốc Chương trình loại trừ bệnh tật của Viện Burnet giải thích rằng sau khi tiêm liều vaccine thứ nhất, cơ thể bắt đầu tạo ra kháng thể, nhưng nếu tiêm liều nhắc lại quá sớm thì chính các kháng thể vừa được tạo ra sẽ loại bỏ các hoạt chất của liều vaccine nhắc lại. Và đây là nguyên nhân dẫn đến việc tiêm 2 liều vaccine cách nhau 12 tuần lại cho thấy hiệu quả cao hơn so với việc tiêm liều thứ 2 sớm hơn.

Ủng hộ quan điểm này, Giáo sư Jodie McVernon, Giám đốc dịch tễ học của Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty cho rằng, lịch sử sử dụng vaccine cũng đã ghi nhận vaccine sẽ tạo ra phản ứng kháng thể tốt hơn nếu kéo dài thời gian tiêm giữa liều vaccine chính và liều tăng cường, tương tự như khi tiêm các loại vaccine ngừa cúm, sốt rét và Ebola. Giáo sư McVernon cũng khuyến cáo hiện vẫn cần nghiên cứu thêm về liều lượng, hiệu quả và tác dụng phụ của các loại vaccine Covid-19 được phát triển thần tốc trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian giữa 2 lần tiêm để gia tăng hiệu quả bảo vệ không áp dụng đối với mọi loại vaccine.

Theo kết quả một nghiên cứu gần đây với hơn 17.000 người tham gia và được công bố trên tạp chí y học Lancet, vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca sẽ có hiệu quả bảo vệ là 81% nếu tiêm liều đầu tiên và liều nhắc lại cách nhau 12 tuần, trong khi đó mức độ hiệu quả sẽ giảm chỉ còn 55% nếu khoảng cách tiêm giữa 2 liều là 6 tuần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong 3 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên, vaccine của AstraZenecacung cấp khả năng bảo vệ là 76%.

Australia chủ yếu sử dụng vaccine AstraZeneca để tiêm chủng cho toàn bộ dân số và cơ quan quản lý dược của nước này hiện cũng khuyến cáo nên tiêm 2 liều vaccine cách nhau 12 tuần để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất./.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Séc muốn cách chức một số nhân vật quan trọng vì vaccine Sputnik V của Nga
Tổng thống Séc muốn cách chức một số nhân vật quan trọng vì vaccine Sputnik V của Nga

VOV.VN - Tổng thống Séc Milos Zeman hôm nay (11/3) cho biết, ông sẽ thảo luận với Thủ tướng Andrej Babis về khả năng cách chức Giám đốc Cơ quan kiểm soát thuốc nhà nước và Bộ trưởng Y tế Séc.

Tổng thống Séc muốn cách chức một số nhân vật quan trọng vì vaccine Sputnik V của Nga

Tổng thống Séc muốn cách chức một số nhân vật quan trọng vì vaccine Sputnik V của Nga

VOV.VN - Tổng thống Séc Milos Zeman hôm nay (11/3) cho biết, ông sẽ thảo luận với Thủ tướng Andrej Babis về khả năng cách chức Giám đốc Cơ quan kiểm soát thuốc nhà nước và Bộ trưởng Y tế Séc.

Các quốc gia vùng Baltic kêu gọi EU phân phối lại vaccine chưa sử dụng
Các quốc gia vùng Baltic kêu gọi EU phân phối lại vaccine chưa sử dụng

VOV.VN - Ba quốc gia vùng Baltic của Liên minh châu Âu là Lithuania, Latvia và Estonia mới đây đã kêu gọi EU phân phối lại các loại vắc xin chưa sử dụng giữa các quốc gia thành viên để tăng tỷ lệ tiêm chủng và hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Các quốc gia vùng Baltic kêu gọi EU phân phối lại vaccine chưa sử dụng

Các quốc gia vùng Baltic kêu gọi EU phân phối lại vaccine chưa sử dụng

VOV.VN - Ba quốc gia vùng Baltic của Liên minh châu Âu là Lithuania, Latvia và Estonia mới đây đã kêu gọi EU phân phối lại các loại vắc xin chưa sử dụng giữa các quốc gia thành viên để tăng tỷ lệ tiêm chủng và hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Khó khăn chồng chất trong quá trình sản xuất vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn
Khó khăn chồng chất trong quá trình sản xuất vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn

VOV.VN - Vaccine đang được kỳ vọng trở thành tấm lá chắn bảo vệ toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19. Song quá trình sản xuất quy mô lớn đang vấp phải những khó khăn, trong đó phải kể đến việc thiếu nguồn lực đầu tư, khó tiếp cận các công nghệ hay thiếu nguyên liệu đầu vào.

Khó khăn chồng chất trong quá trình sản xuất vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn

Khó khăn chồng chất trong quá trình sản xuất vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn

VOV.VN - Vaccine đang được kỳ vọng trở thành tấm lá chắn bảo vệ toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19. Song quá trình sản xuất quy mô lớn đang vấp phải những khó khăn, trong đó phải kể đến việc thiếu nguồn lực đầu tư, khó tiếp cận các công nghệ hay thiếu nguyên liệu đầu vào.