Có chồng mà cũng như không

VOV.VN - Một người như tôi, đã ở cái tuổi 42 mà còn phải chịu kiếp chồng chung, chẳng khác nào vợ hờ của anh ta. 

Tôi năm nay 42 tuổi, lấy chồng đã được tròn 21 năm. Lúc mới lấy nhau, anh ấy là thợ mộc, nhưng một thời gian sau bỏ nghề nên cũng không có thu nhập mấy. Lúc bấy giờ, chúng tôi chưa có con nên tôi cũng chẳng mấy lo lắng, không quan tâm đến việc chồng kiếm được tiền hay không.

Chung sống với nhau 7 năm, chúng tôi mới có con trai đầu lòng. Sau khi có con, cuộc sống gia đình tôi khó khăn khi chồng tôi quen nếp cũ, không chịu làm ăn. Kinh tế gia đình do một tay tôi lo liệu. 5 năm sau, đứa con thứ hai chào đời. Tôi dành hết tâm trí vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng hai cháu. Ngoài công việc chính, tôi còn làm ruộng, trồng rau. Mỗi khi ra chợ, tôi đều phải tần ngần tính toán xem mua cái gì cho con ăn để vừa đủ chất mà vừa hết ít tiền. Tối về lại bắt đầu trông đứa bé, dạy đứa lớn học.

Chồng tôi thì chỉ loanh quanh làm mấy việc vặt vãnh trong nhà, nhưng do vụng về nên chẳng làm được việc gì cho ra hồn. Chồng tôi không kiếm ra tiền nên rất tự ti và khó tính. Tôi rất buồn về gia cảnh nhà mình, nhưng đành tự an ủi thôi thì trông lên chẳng bằng ai, nhưng trông xuống thì mấy ai bằng mình. Cứ thế, tôi tự động viên mình, dù cuộc sống còn khó khăn nhưng cứ gắng sống tốt với chồng con.

Ảnh minh họa

Tôi làm giáo viên, thu nhập ổn định, lại biết chắt chiu, tiết kiệm nên cũng để được một khoản tiền. Dựa vào số tiền đó, cùng sự giúp đỡ của 2 bên nội ngoại, chúng tôi đã xây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Rồi cách đây 6 năm, chồng tôi cũng xin được việc làm trong một nhà máy với mức lương 2 triệu/tháng. Tôi rất vui vì gia đình đã có thêm thu nhập, nhưng đúng là “ngày vui ngắn chẳng tày gang”.

15 năm sống với nhau, chồng tôi chỉ quanh quẩn ở nhà. Nay ra tiếp xúc với xã hội, anh ta bắt đầu đi sớm về muộn với cái cớ là làm thêm. Có đêm, chồng tôi còn không về nhà. Vì quá bận rộn với công việc và con cái, lại quá tin tưởng chồng, tôi không nghĩ ngợi gì nhiều. Một thời gian sau, tôi phát hiện anh ta có người phụ nữ khác. Khi tôi biết chuyện, cô ấy đã có thai với chồng tôi. Tôi đau khổ, vật vã, tưởng không sống được. Tôi hỏi thẳng chồng nhưng anh ta chối rằng 2 người chẳng có quan hệ gì.

Sau đó, anh ta lại cùng cô ta bỏ vào miền Nam, chẳng nói một lời với mẹ con tôi. Vào trong đó, anh ta mới gọi điện về nói với tôi là đi làm ăn, nhưng chẳng gửi đồng nào ra để tôi nuôi con. Khoảng thời gian ấy, tôi vừa buồn vừa xấu hổ vì hoàn cảnh gia đình và những lời gièm pha. Có người còn đến tận trường tôi dạy, đề nghị được chuyển con sang lớp khác vì lý do “chồng cô như thế thì cô còn hơi sức đâu mà dạy dỗ con người ta”. Tôi buộc phải vượt qua nỗi đau, cố gắng trong cuộc sống, trong công việc để lấy lại niềm tin với cơ quan, với phụ huynh.

Nỗi buồn rồi cũng nguôi ngoai. Dần dần, tôi quen với việc không có chồng bên cạnh và nhận ra không có anh ta, cuộc sống của mẹ con tôi vẫn bình thường, nếu không muốn nói là còn có phần vui vẻ hơn. Thế nhưng, mấy năm nay, cứ ngày Tết, anh ta lại về, có lần thì mua sắm thứ gì đấy có giá trị, có lần lại đưa tôi vài triệu đồng. Mỗi lần anh ta về, tôi lại đau khổ, dằn vặt. Tết năm ngoái, tôi đã dự định ly hôn, nhưng lại không thể khi nhìn cảnh 2 đứa con tíu tít bên bố. Tôi định sẽ tha thứ cho chồng nếu anh ta quyết định trở về, nhưng hết Tết, anh ta lại ra đi.

Lần này, tôi thực sự hết hy vọng vào chồng, vào sự đoàn tụ của gia đình. Một năm nay, tôi coi như mình không có chồng, chỉ lấy công việc làm niềm vui, lấy con cái làm chỗ dựa tinh thần. Vì cố gắng trong công việc nên tôi đã được cơ quan giao cho những vị trí nòng cốt. Nhờ đó, thu nhập của tôi cũng tăng lên. Hiện giờ, với mức thu nhập của tôi là khoảng 10 triệu đồng/tháng, chỉ cần tiết kiệm một chút, mẹ con tôi có thể sống thoải mái.

Tôi đã viết đơn ly hôn gửi vào miền Nam mà anh ta không ký. Nhiều người bảo tôi cứ kệ anh ta đi, chứ bây giờ mà ly hôn thì tôi mất hết. Nhà cửa là do công sức của tôi làm ra thật, nhưng đất là do bố mẹ anh ta để lại. Bố mẹ tôi đất đai rộng thật đấy, nhưng chỉ cho con trai chứ không cho con gái. Ở quê tôi, nhà nào cũng thế, đã thành lệ. Thực ra, tôi chẳng tham, chẳng tiếc gì nhà cửa. Tuy nhiên, tôi lại không có khả năng tự mua cho mình một căn nhà để cho các con sống. Nhưng chẳng lẽ, một người như tôi, đã ở cái tuổi 42 mà còn phải chịu kiếp chồng chung, chẳng khác nào vợ hờ của anh ta?

Còn điều nữa khiến tôi băn khoăn, đó là con trai lớn của tôi. Năm nay cháu 14 tuổi. Trước đây, cháu học rất giỏi, nhưng 1 năm nay, tự nhiên cháu rất khó bảo, sức học giảm sút. Dù chồng tôi bao năm nay chẳng có chút trách nhiệm nào với các con, nhưng không biết nếu tôi ly hôn thì có ảnh hưởng gì đến cháu không? Tôi không biết nên làm thế nào bây giờ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi
Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi

VOV.VN - Tôi nghĩ mà chua xót trong lòng. Không đồng ý cho cưới thì cháu không hỏi han, không đoái hoài gì đến vợ chồng tôi, được đồng ý thì cháu khác hẳn.

Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi

Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi

VOV.VN - Tôi nghĩ mà chua xót trong lòng. Không đồng ý cho cưới thì cháu không hỏi han, không đoái hoài gì đến vợ chồng tôi, được đồng ý thì cháu khác hẳn.

Vợ “đoảng” vắng chồng
Vợ “đoảng” vắng chồng

Tin gây chấn động gia đình, bố nó sẽ đi công tác một tuần. Vợ đoảng cứ gọi là bồi hồi thể hiện rõ trên nét mặt.

Vợ “đoảng” vắng chồng

Vợ “đoảng” vắng chồng

Tin gây chấn động gia đình, bố nó sẽ đi công tác một tuần. Vợ đoảng cứ gọi là bồi hồi thể hiện rõ trên nét mặt.

“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”
“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”

Đấy là câu nói quen thuộc của hội chị em đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” mỗi khi nhắc đến những điều sau:

“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”

“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”

Đấy là câu nói quen thuộc của hội chị em đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” mỗi khi nhắc đến những điều sau:

Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?
Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?

VOV.VN - Bạn tôi đã gửi rất nhiều tin nhắn xin lỗi, gọi điện nhưng bạn trai cô ấy kiên quyết không nghe điện, cũng không nhắn tin trả lời, còn không đến thăm khi cô ấy ốm.

Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?

Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?

VOV.VN - Bạn tôi đã gửi rất nhiều tin nhắn xin lỗi, gọi điện nhưng bạn trai cô ấy kiên quyết không nghe điện, cũng không nhắn tin trả lời, còn không đến thăm khi cô ấy ốm.

"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"
"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"

Tôi có hai người con trai. Điều đó có nghĩa tôi có hai người con dâu. Và như thế, tôi có hai mối va chạm.

"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"

"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"

Tôi có hai người con trai. Điều đó có nghĩa tôi có hai người con dâu. Và như thế, tôi có hai mối va chạm.

Vợ xấu, không cần giữ?
Vợ xấu, không cần giữ?

Làm sao anh đủ can đảm để nói với bạn bè rằng “anh không đưa em đi chỉ vì em quá… xấu gái”.

Vợ xấu, không cần giữ?

Vợ xấu, không cần giữ?

Làm sao anh đủ can đảm để nói với bạn bè rằng “anh không đưa em đi chỉ vì em quá… xấu gái”.

Nhìn từ cuộc hôn nhân của cha mẹ
Nhìn từ cuộc hôn nhân của cha mẹ

Thẳng thắn mà nói, trong kinh nghiệm và ký ức của riêng mình, tôi luôn nghĩ cuộc hôn nhân của bố mẹ giống như chuyến xe ngựa lắc lư trên con đường đầy đất đá.

Nhìn từ cuộc hôn nhân của cha mẹ

Nhìn từ cuộc hôn nhân của cha mẹ

Thẳng thắn mà nói, trong kinh nghiệm và ký ức của riêng mình, tôi luôn nghĩ cuộc hôn nhân của bố mẹ giống như chuyến xe ngựa lắc lư trên con đường đầy đất đá.

Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?
Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?

VOV.VN - Liệu đến với anh thì sau này, cuộc sống của chúng em có hạnh phúc? Em có thể sống trong cảnh mẹ kế - con chồng hay không?... 

Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?

Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?

VOV.VN - Liệu đến với anh thì sau này, cuộc sống của chúng em có hạnh phúc? Em có thể sống trong cảnh mẹ kế - con chồng hay không?...