Sống trong khổ đau với đứa con mất nhân tính

VOV.VN - Tôi thấy thật đau xót khi anh trai mình bất hiếu với bố mẹ, cứ như thể anh không còn tính người và không còn chút lòng thương nào.

Em là sinh viên Đại học năm thứ hai tại một trường Đại học ở Hà Nội. Bố mẹ em sinh được 2 người con, em và anh trai em. Anh trai em năm nay 23 tuổi, còn em 20 tuổi. Gia đình em không khá giả nhưng cũng đủ chi tiêu. Bố mẹ em luôn hết lòng vì con cái và lo cho hai con ăn học đàng hoàng.

Em rất thương bố mẹ, có ý thức chăm chỉ học hành, đỡ đần bố mẹ việc nhà. Còn anh trai em hồi nhỏ là một người con biết nghe lời bố mẹ, tuy lười học, học lực kém nhưng anh không hề đua đòi bạn bè ăn chơi, trác táng. Vì anh trượt kỳ thi tốt nghiệp cấp 3, không đủ điều kiện học lên một trường cao đẳng hay Đại học như bạn bè nên bố đã xin cho anh vào học tại một trường nghề ở Hà Nội.

Cứ tưởng anh hiểu được tấm lòng và bao công sức của bố mẹ bỏ ra mà chăm chỉ phấn đấu, rèn luyện, nhưng mọi sự thay đổi của anh bắt đầu từ đây. Vì trường học ở xa, nên bố thuê trọ cho anh ở gần trường học. Có những hôm mưa bão, đường ngập, xe buýt không hoạt động, anh hết tiền tiêu mà không về nhà được, bố em lại lặn lội đi xe máy đến tận nơi, xem ăn ở như thế nào và đưa tiền sinh hoạt cho anh.

Vì anh được bầu làm lớp trưởng nên bố mẹ rất yên tâm. Em nghĩ rằng anh có ý thức và trách nhiệm nên mới được mọi người tin tưởng, nhưng mọi chuyện vỡ lở khi thầy giáo quản lý sinh viên trong trường gọi điện thoại về thông báo anh thường xuyên nghỉ học, kết quả yếu kém, khiến bố mẹ em rất thất vọng. Cho nên, dù rất tốn kém nhưng bố mẹ vẫn xin chuyển anh lên một trường dạy nghề gần nhà để quản lý anh dễ hơn.



Nghe câu chuyện ở đây
Nhưng học được một thời gian, anh nói chán học, không thể học được nữa, xin bố em cho anh đi làm. Mặc dù rất buồn và thất vọng nhưng biết được sức học của anh, bố em đồng ý và xin việc cho anh đi làm. Thời gian đầu anh rất chăm chỉ làm việc nhưng chẳng lâu sau anh lại nói chán, và lại đòi bỏ.

Được bố mẹ và người yêu khuyên ngăn, anh lại đồng ý tiếp tục làm việc. Nhưng chẳng bao lâu sau, anh theo đám bạn gần nhà, lại một lần nữa bỏ việc. Thậm chí, trong lần to tiếng với bố em, anh đã bỏ nhà đi qua đêm, cắm điện thoại lấy tiền tiêu xài. Bố em giận lắm nhưng mẹ em thì lại xót con, luôn bênh vực cho anh.

Hai năm trước, bố em bị tai biến mạch máu não. Do đến bệnh viện muộn, bố em may mắn giữ được tính mạng nhưng để lại thương tật hết sức nặng nề. Ngay sau khi bố vào viện, anh trai em lấy ngay chiếc nhẫn vàng của bố mang đi bán, lấy tiền mua điện thoại mới và ăn tiêu phung phí. Suốt thời gian bố vào viện, chỉ có em và mẹ trông nom bố.

Mặc dù là con trai lớn trong nhà nhưng anh không hề lo nghĩ gì mà suốt ngày đi chơi, thường xuyên đòi mẹ em đưa tiền. Nếu mà em không đưa hoặc đưa ít, thì anh mắng nhiếc, thậm chí còn nói nặng với mẹ. Bố em được ra viện, mọi người ai cũng vui vì bố đã kiên cường giữ được mạng sống. Mẹ em được giải tỏa tâm lý không còn nơm nớp so sợ phải chịu đựng nỗi đau mất chồng. Em cũng rất vui vì có thêm động lực để phấn đấu, còn có cơ hội để báo hiếu bố mẹ.

Tiền viện phí rất tốn kém nên sau khi về nhà, gia đình chỉ còn một khoản tiết kiệm nhỏ để sinh hoạt và thuốc thang cho bố. Bố em ra viện chưa được bao lâu thì anh đòi cưới vợ vì người yêu anh đã có bầu. Vì thế mặc dù còn đang vất vả lo cho bố em, nhưng vì nghĩ lấy vợ vào, anh sẽ có trách nhiệm và chăm chỉ làm ăn để lo cho vợ con, nên mẹ em đã vay mượn tiền cưới cho anh.

Sau khi lo cưới hỏi, nhà em hết sạch tiền. Mẹ em phải bán một nửa mảnh đất để vừa trả nợ, vừa chạy chữa cho bố, vừa lo cho em ăn học. Nhưng sau khi lấy vợ anh chỉ ở nhà được vài buổi rồi lại suốt ngày đi chơi. Chị dâu em mới có bầu nên đi làm không bao lâu thì nghỉ ở nhà. Mẹ em lại phải lo cho cuộc sống của hai vợ chồng anh chị.

Anh trai em vẫn không hề nghĩ thương bố mẹ, vẫn suốt ngày đòi tiền để tiêu xài hoang phí. Trời hè nóng nực, phòng bố mẹ em chỉ có chiếc quạt máy, còn phòng anh thì đầy đủ tiện nghi. Anh đòi mẹ đưa tiền, mua tivi, lắp điều hòa cho mát. Khi mẹ em không đưa thì anh dọa phá phách, rồi đòi lấy tiền của vợ. Mẹ em muốn nhà cửa được yên ổn, nhất là con dâu đang có thai nên mẹ đành đưa tiền cho anh.

Mọi chuyện không dừng ở đấy, anh trai em ngày càng ngang ngược và quá quắt, vợ chồng anh suốt ngày cãi cọ nhau. Có những lúc anh còn đánh vợ không thương tiếc, mẹ em lên can ngăn, còn bị anh chửi mắng không ra gì. Giờ đây, những lúc có mặt người khác anh mới gọi mẹ em là mẹ, còn lại toàn gọi bà xưng tôi. Hết lần này đến lần khác, anh phá phách, dọa nạt, bắt mẹ em đưa tiền. Tính đến nay số tiền anh lấy của mẹ phải lên đến hàng trăm triệu.

Mẹ em rất bực, không làm gì được. Cô bác họ hàng nhiều lần khuyên bảo anh nhưng anh không nghe. Thậm chí anh còn nói đấy là việc riêng của anh và nói năng rất hỗn láo với mẹ ngay trước mặt các cô các bác. Tháng trước, anh đòi mẹ đưa cho 10 triệu để học lái xe ô tô, nhưng anh chẳng học hành gì, vẫn suốt ngày tụ tập với đám bạn xấu, chơi bời lêu lổng, cờ bạc, lô đề.

Vừa mới hôm gần đây anh lại gây gổ với vợ, nhân cớ đó dọa nạt mẹ em, bắt mẹ em đưa 20 triệu nữa, nhưng mẹ em nhất quyết không đưa. Anh nói rất láo với mẹ và tuyên bố: “Nếu bà không đưa, tôi phá nát cái nhà này”. Bây giờ mỗi khi đi chơi, về anh mở tủ bát, lấy vài chiếc bát đĩa ra đập. Lúc đầu anh đập trong bếp, nhưng rồi sau đó anh mang vào tận phòng bố mẹ để đập.

Bố em đang bệnh, suốt ngày bị giật mình. Mẹ em cũng yếu, lại suy nghĩ nhiều, nên vừa hôm trước bị ngất, may có em ở nhà nên cấp cứu kịp thời. Nhưng anh vẫn không có chút mảy may thương bố mẹ, anh vẫn thường xuyên mở chạn, lấy bát đập, rồi đập cả phích nước trước mặt mẹ. Đập xong, anh vào phòng bố mẹ, đạp hỏng cả cánh cửa, còn vài chiếc bát cuối cùng hôm nay, mẹ con em vừa ăn cơm xong, anh cũng lấy ra đập nốt.

Em vô cùng đau khổ khi chứng kiến những cảnh đó, bây giờ ai nói thế nào, khuyên ngăn ra sao, anh cũng không nghe. Em thấy thật đau xót khi anh trai mình bất hiếu với bố mẹ, không yêu thương mà còn đánh đập vợ không thương tiếc. Cứ như thể anh không còn tính người và không còn chút lòng thương nào vậy.

Mẹ em cũng nghĩ đến chuyện nhờ chính quyền can thiệp, nhưng lại lo anh không chịu thay đổi lại thêm uất hận, rồi có thể anh sẽ làm những chuyện không lường trước được. Gia đình em thực sự cảm thấy bế tắc, không biết phải làm thế nào để không còn phải chịu cảnh đau lòng này thêm nữa?/.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đừng tin đàn ông lừa dối vợ
Đừng tin đàn ông lừa dối vợ

Một nguyên tắc quan trọng phụ nữ nên nhớ là: Chớ bao giờ tin vào những tay đàn ông có vợ mà còn đi ngoại tình.

Đừng tin đàn ông lừa dối vợ

Đừng tin đàn ông lừa dối vợ

Một nguyên tắc quan trọng phụ nữ nên nhớ là: Chớ bao giờ tin vào những tay đàn ông có vợ mà còn đi ngoại tình.

Băn khoăn khi vướng tình cảm đồng giới
Băn khoăn khi vướng tình cảm đồng giới

VOV.VN - Chấp nhận sống với người đồng giới sẽ bị bố mẹ từ, sẽ bị những ánh mắt săm soi của người đời…

Băn khoăn khi vướng tình cảm đồng giới

Băn khoăn khi vướng tình cảm đồng giới

VOV.VN - Chấp nhận sống với người đồng giới sẽ bị bố mẹ từ, sẽ bị những ánh mắt săm soi của người đời…

Nghẹn đắng ngày anh lấy vợ
Nghẹn đắng ngày anh lấy vợ

Anh đã cưới người con gái xinh đẹp kia, để lại em - đứa con gái tật nguyền anh từng rất yêu.

Nghẹn đắng ngày anh lấy vợ

Nghẹn đắng ngày anh lấy vợ

Anh đã cưới người con gái xinh đẹp kia, để lại em - đứa con gái tật nguyền anh từng rất yêu.

Bị ngăn cản lấy nhau vì là họ hàng xa
Bị ngăn cản lấy nhau vì là họ hàng xa

VOV.VN - Cả nhà em rất ủng hộ cho mối quan hệ của hai đứa, nhưng gia đình H thì phản đối kịch liệt.

Bị ngăn cản lấy nhau vì là họ hàng xa

Bị ngăn cản lấy nhau vì là họ hàng xa

VOV.VN - Cả nhà em rất ủng hộ cho mối quan hệ của hai đứa, nhưng gia đình H thì phản đối kịch liệt.

Chia tay 15 năm vẫn nhớ thương tình cũ
Chia tay 15 năm vẫn nhớ thương tình cũ

VOV.VN - Em nói em sẽ chờ, chờ bằng được anh, cho dù 10 năm, 20 năm, hay 30 năm… chờ đến khi nào anh về với em thì thôi.

Chia tay 15 năm vẫn nhớ thương tình cũ

Chia tay 15 năm vẫn nhớ thương tình cũ

VOV.VN - Em nói em sẽ chờ, chờ bằng được anh, cho dù 10 năm, 20 năm, hay 30 năm… chờ đến khi nào anh về với em thì thôi.

Không được cưới chồng vì… mệnh “sát phu”
Không được cưới chồng vì… mệnh “sát phu”

VOV.VN - Em không nghĩ tình yêu được xây dựng suốt năm năm qua và đến ngày kết trái thì lại bị đánh đổi bằng lời thầy bói.

Không được cưới chồng vì… mệnh “sát phu”

Không được cưới chồng vì… mệnh “sát phu”

VOV.VN - Em không nghĩ tình yêu được xây dựng suốt năm năm qua và đến ngày kết trái thì lại bị đánh đổi bằng lời thầy bói.

Buồn khổ vì đánh mất tình yêu
Buồn khổ vì đánh mất tình yêu

VOV.VN - Em hoàn toàn có thể tìm được những chàng trai có học thức, có công việc ổn định, nhưng tình yêu thực sự là điều khó gặp trong đời.

Buồn khổ vì đánh mất tình yêu

Buồn khổ vì đánh mất tình yêu

VOV.VN - Em hoàn toàn có thể tìm được những chàng trai có học thức, có công việc ổn định, nhưng tình yêu thực sự là điều khó gặp trong đời.

Mẹ chồng - nàng dâu, sao cứ phải bất hòa?
Mẹ chồng - nàng dâu, sao cứ phải bất hòa?

Mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu là bình thường như cơm bữa nhưng đừng vì thế mà xa cách mẹ chồng.

Mẹ chồng - nàng dâu, sao cứ phải bất hòa?

Mẹ chồng - nàng dâu, sao cứ phải bất hòa?

Mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu là bình thường như cơm bữa nhưng đừng vì thế mà xa cách mẹ chồng.

Mẹ muốn anh lấy vợ Hà Nội để còn nhờ vả
Mẹ muốn anh lấy vợ Hà Nội để còn nhờ vả

Mẹ anh nói hãy yêu đứa con gái nào có nhà ở Hà Nội sau còn được nhờ.

Mẹ muốn anh lấy vợ Hà Nội để còn nhờ vả

Mẹ muốn anh lấy vợ Hà Nội để còn nhờ vả

Mẹ anh nói hãy yêu đứa con gái nào có nhà ở Hà Nội sau còn được nhờ.

Chấp nhận chung chồng để giữ gia đình
Chấp nhận chung chồng để giữ gia đình

Cứ chấp nhận kiếp chung chồng để con có cha, cho người đàn bà kia cũng chẳng được vui sướng gì khi anh ta về bên tôi.

Chấp nhận chung chồng để giữ gia đình

Chấp nhận chung chồng để giữ gia đình

Cứ chấp nhận kiếp chung chồng để con có cha, cho người đàn bà kia cũng chẳng được vui sướng gì khi anh ta về bên tôi.