VOV.VN - Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, đông đảo người dân trên cả nước đã về lăng viếng Bác để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và mừng ngày Tết Độc lập của dân tộc.
VOV.VN - Thừa Thiên Huế là nơi lưu dấu thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1895-1901 và 1906 -1909. Mảnh đất Cố đô chính là nơi hun đúc và hình thành tư tưởng yêu nước, thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Dịp lễ 2/9, những di tích gắn liền với thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế hấp dẫn người dân và du khách.
VOV.VN - Cuộc đời, tấm gương bình dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, qua những vần ca dao, công đức của Bác Hồ được diễn đạt một cách đầy hình ảnh và cảm xúc. Từ đó nói lên được tiếng lòng, lòng biết ơn với những cống hiến của Bác đối với dân tộc.
VOV.VN - Di chúc của Bác Hồ bàn về định hướng tương lai, xây dựng một xã hội mới, một xã hội phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều lớn nhất trong Di chúc là tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
VOV.VN - Học tập và làm theo Bác Hồ không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành động thiết thực. Tại “Không gian văn hóa Bác Hồ”, các em học sinh tiểu học ở Bình Dương được xem những bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, đọc những câu chuyện về Bác. Các em càng thêm quyết tâm nỗ lực học tập thật tốt, để trở thành những con ngoan, trò giỏi góp phần xây dựng đất nước.
VOV.VN - Trong di chúc, Bác Hồ căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.” Khắc ghi lời dạy ấy, bà con các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết, tích cực lao động, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
VOV.VN - Bài thơ “Cháu thề phấn đấu suốt đời” của Trần Đăng Khoa là một trong những bài thơ đầu tiên và cũng là bài thơ được in sớm nhất về sự kiện Bác Hồ mất.
VOV.VN - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều càng tốt”. Người cũng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”... 55 năm từ khi Bác Hồ đi xa, những lời dặn dò này vẫn được ông Nguyễn Cảnh Loan, một Đảng viên 88 tuổi tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thực hiện hàng ngày.
VOV.VN - Cách đây 55 năm, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969. Bản Di chúc của Bác với khoảng 1.000 từ rất cô đọng, súc tích, nhưng có thể gọi là một bản tổng kết lịch sử, đồng thời có định hướng tương lai.
VOV.VN - Nhân dịp Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người, NXB Kim Đồng xuất bản bộ sách "Rèn nhân cách – Luyện tài năng".