VOV.VN - Vai trò của cộng đồng đóng yếu tố quyết định trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của địa phương và Kinh thành Huế. Đây là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại buổi làm việc sáng nay (13/11) ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru- Vân Kiều…
VOV.VN - Thổ cẩm là một trong những sản phẩm văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, nhưng đang có nguy cơ mai một. Trong bối cảnh ấy, một người con của Tây Nguyên đã bảo tồn thổ cẩm đầy sáng tạo khi dùng thổ cẩm làm thành các sản phẩm thời trang, bán ra thị trường.
VOV.VN - Tối nay (9/11), tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc “Festival Lễ hội Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội đồng tổ chức. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc.
VOV.VN - Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lấy ý kiến cộng đồng và tham vấn của các chuyên gia về Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Một trong những vấn đề được quan tâm đó là cần hài hoà trong quá trình quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư.
VOV.VN - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định giao 5 căn biệt thự di tích tại Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang cho Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh.
VOV.VN - Nét đẹp, truyền thống văn hoá của các dân tộc rất ít người ở Việt Nam đã, đang và sẽ được gìn giữ không chỉ bằng niềm tự hào, trách nhiệm của bà con, mà có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng, xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ trong đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
VOV.VN - Sở hữu kỹ năng đan lát điêu luyện với nhiều sản phẩm đa dạng, tinh xảo, thế nhưng nghề đan lát của người Cơ Tu ở vùng miền núi Quảng Nam không mấy phát triển. Trước thực tế này, các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, nơi tập trung đông người Cơ Tu sinh sống nỗ lực khôi phục nghề truyền thống. Già Alăng Phương là 1 trong số những người đang tiếp tục gìn giữ nghề.
VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đề án, có chính sách đầu tư, hỗ trợ các địa phương bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có dệt thổ cẩm Cơ Tu.
VOV.VN - Thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đã chú trọng cùng nhân dân thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.