Đình cổ Quang Húc ở Ba Vì "kêu cứu" vì... được trùng tu

VOV.VN - Đình Quang Húc ở xã Đông Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội) vẫn đang kêu “cứu” dù đã được trùng tu.

Đình Quang Húc (hay người dân địa phương còn gọi là đình Bôm) là một ngôi đình đẹp của xứ Đoài, đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Cùng với thời gian, ngôi đình đã trở nên xuống cấp nên được đầu tư trùng tu từ cách đây hơn 3 năm. Tuy nhiên, trong quá trình trùng tu khi đó, đã xảy ra hàng loạt sai phạm đáng tiếc, gây bức xúc.


Đình Quang Húc tại xã Đông Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội)

Vì thế, sau những phản ánh từ người dân và một số chuyên gia, đơn vị thi công đã thực hiện tu sửa lại. Bia đá cũng được đặt lên bệ và được đưa vào trong đình chứ không phải chịu cảnh “dãi dầu mưa nắng” ngoài trời như trước đó. Nhưng bên cạnh những chuyển biến tích cực trong quá trình trùng tu và tu sửa lại đình, đơn vị thi công vẫn để nhiều sai phạm tái diễn.

Những người hiểu biết về văn hóa, lịch sử và di tích đều biết xưa nay, nền sân đình được lát không bao giờ để lát mạch gạch đâm hướng vào phía trong Đại đình. Nhưng ở đình Quang Húc, việc lát gạch lại bị thi công cẩu thả, tùy tiện, hướng mạch gạch đâm thẳng vào chính diện đình. Đây cũng là điều tối kỵ trong quan niệm phong thủy của người dân Việt Nam xưa kia. Vì thế, hệ thống gạch lát sân đình đã được đơn vị thi công cho bóc lên lát lại, không còn việc mạch gạch đâm hướng vào Đại đình như trước.

Nhưng gạch lát sân lại không đảm bảo chất lượng, trải qua những ngày thời tiết mưa ẩm thấp vừa qua, sân đình đã trở nên rêu mốc, trơn trượt. Cả mái ngói đình mới cũng bị rêu mốc khi còn chưa nghiệm thu bàn giao. Thời gian thi công mái đình diễn ra “dai dẳng” trong vòng 5 năm trong khi theo dự kiến chỉ kéo dài 2 năm, khiến đình bị dột khi mưa xuống ảnh hưởng không tốt đến di tích.


Sân đình sớm bị rêu mốc dù mới được lát gạch mới

Trước đây, đình có 4 chân tảng rất đặc biệt, đó là những khối đá tự nhiên, không được đẽo gọt và được dùng kê chân cột. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 2 khối đá như vậy được tái sử dụng. Các khối đá còn lại đã bị vứt bỏ ‘chỏng chơ’ ngoài vườn trong khuôn viên đình. Ngay cả hình ảnh đôi nghê mới và xà khám thờ mới trong đình cũng bị tự ý chạm trổ lại, không đúng với kích thước và phong cách cổ truyền. Trong khi, đôi nghê cũ trên khám thờ vẫn còn sử dụng được, còn những xà cũ với những hoa văn họa tiết tinh tế, đậm chất dân gian lại bị cất dưới gầm khám thờ.

Theo phản ánh từ một số người cao tuổi của làng Quang Húc, trước đây, trên mái đình có những con xô, con kìm làm bằng đất nung. Hiện nay, hình ảnh những con vật này đã bị “biến mất” và bị thay thế bằng những hiện vật mới bằng xi măng gắn sành. Thậm chí, cả hình ảnh rồng bằng đất nung trước kia được gắn trên đầu đao đình cũng “biến mất” một cách khó hiểu.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công ở đình Quang Húc, một số cấu kiện của đình dù mới được trùng tu đã nhanh chóng gặp phải vấn đề. Trong hệ thống cột của đình, một số cột mới được ghép nối với cột cũ, thay thế những cột, xà bị hư hỏng nặng. Nhưng kích thước cột mới không tương đương với cột cũ. Do đó, khi lắp lại với cấu kiện cũ, các cột này đều bị hụt so với kích thước ban đầu. Điều đáng nói là những vị trí bị hụt đó lại bị đơn vị thi công bôi keo vào một cách cẩu thả, nhằm “xóa” dấu vết. Thậm chí, nhiều cấu kiện chạm khắc bị lắp sai lệch hẳn so với ban đầu, cá biệt có cấu kiện chỉ được lắp gá, không ăn mộng vào đâu, dễ gây nguy hiểm khi rơi xuống cũng như gây sứt vỡ cấu kiện.


Nhiều cấu kiện chạm khắc bị lắp cẩu thả, sai lệch so với kích thước ban đầu

Hơn nữa, trong cấu trúc di tích cổ, cột đình, đặc biệt là đình của những khu vực miền Bắc thời Lê Trung Hưng đều rất to lớn, thường được làm theo kiểu “thượng thu hạ thách”, 1/3 cột đình phía dưới bao giờ cũng có dáng “phình ra” to nhất. Tuy vậy, những cột mới thay ở đình Quang Húc đều không tuân theo nguyên tắc cấu trúc này. Tất cả cột mới thay thế đều có đường kính ngang nhau ở các phần.

Cũng nói thêm về chất lượng gỗ, nhiều bộ phận được thay mới trong đình đều có gỗ bị bám giác. Những phần gỗ giác đó là những phần dễ bị mối mọt gặm nhấm nhất. Nhưng theo quan sát, hầu khắp các cấu kiện được thay thế trong đình, từ rui, hoành, xà, cột lại đều được làm bằng những cấu kiện không đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ này… Đây là điều rất nguy hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của công trình.

Đặc biệt, bức y môn của đình hiện nay được treo cao hơn trước đây khoảng 60 cm, bị sơn công nghiệp đỏ chói, chứ không phải là sơn ta, thếp vàng cổ truyền. Trong khi, nhiều hình chạm khắc đẹp ở y môn như hình chim phượng, hình nghê,… lại bị vứt bỏ và hiện đang mục nát do nằm trên đống cát phía ngoài sân đình. 

Bức y môn của đình bị sơn công nghiệp đỏ chói

Còn ở cửa đình hiện nay, thay thế vị trí đôi nghê được đắp bằng vôi mật trước đây, với hình dáng vừa hiền lành vừa nghiêm nghị hai bên, lại là một đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc. Theo người dân phản ánh, đơn vị thi công đã tự ý cho chuyển đôi sư tử đá ấy đến đây, không cần biết người dân có đồng ý hay không. Nhiều người dân cũng như một số chuyên gia cảm thấy bức xúc và phản đối, vì điều này không chỉ thể hiện tính “sính ngoại” quá đáng, mà còn góp phần gây biến dạng không gian kiến trúc đình làng Việt Nam, không phù hợp với truyền thống dân tộc.


Sư tử đá  kiểu Trung Quốc lại "chễm chệ" trước cửa đình Quang Húc 

Những điều này có lẽ xuất phát từ nhận thức và vốn hiểu biết còn hạn chế về mỹ thuật cổ truyền cũng như nguyên tắc trùng tu di tích. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên sớm có biện pháp xử lý để các nhà thầu thi công trả lại nguyên vẹn ngôi đình cổ kính, thân thương cho người dân xã Đồng Quang nói riêng và cho vùng xứ Đoài, phù hợp với cấu trúc đình làng cổ của Việt Nam nói chung./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế
Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan
Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng.

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng.

Vụ dỡ đình bán gỗ sưa: Sư thầy xin thôi trụ trì
Vụ dỡ đình bán gỗ sưa: Sư thầy xin thôi trụ trì

VOV.VN - Cần nhanh chóng tìm lại 4 thanh gỗ sưa bị bán trái phép là ý kiến của nhân dân thôn Cựu Quán trong cuộc họp

Vụ dỡ đình bán gỗ sưa: Sư thầy xin thôi trụ trì

Vụ dỡ đình bán gỗ sưa: Sư thầy xin thôi trụ trì

VOV.VN - Cần nhanh chóng tìm lại 4 thanh gỗ sưa bị bán trái phép là ý kiến của nhân dân thôn Cựu Quán trong cuộc họp

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng
Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

VOV.VN - Từ xưa, đình làng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. 

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

VOV.VN - Từ xưa, đình làng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. 

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán
Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

VOV.VN - Mái đình đã bị dỡ mất một phần, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý đã bị biến mất, khiến nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

VOV.VN - Mái đình đã bị dỡ mất một phần, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý đã bị biến mất, khiến nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua
Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua

VOV.VN - Những hồi chuông cảnh báo từ việc chức sắc của thôn và đình Cựu Quán tự ý dỡ mái đình tổ tiên đem bán gỗ sưa đến vụ mang "quái thú" vào lăng Ngô Quyền

Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua

Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua

VOV.VN - Những hồi chuông cảnh báo từ việc chức sắc của thôn và đình Cựu Quán tự ý dỡ mái đình tổ tiên đem bán gỗ sưa đến vụ mang "quái thú" vào lăng Ngô Quyền

Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc
Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

VOV.VN - Hiện tại, toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc đã được chuyển sang bên công an huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

VOV.VN - Hiện tại, toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc đã được chuyển sang bên công an huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Thay gỗ sưa bị dỡ ở đình bằng gỗ lim và gỗ xoan
Thay gỗ sưa bị dỡ ở đình bằng gỗ lim và gỗ xoan

VOV.VN - Sở VHTT&DL đã chỉ đạo kiểm kê hiện vật, khôi phục lại cấu kiện đình sau khi nhận được báo cáo từ UBND huyện.

Thay gỗ sưa bị dỡ ở đình bằng gỗ lim và gỗ xoan

Thay gỗ sưa bị dỡ ở đình bằng gỗ lim và gỗ xoan

VOV.VN - Sở VHTT&DL đã chỉ đạo kiểm kê hiện vật, khôi phục lại cấu kiện đình sau khi nhận được báo cáo từ UBND huyện.