Hà Nội sẵn sàng cho lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh 2019

VOV.VN - Dự kiến sẽ có hàng triệu người đến đây du Xuân và dâng hương tưởng nhớ Đức Thánh Tản Viên - vị Thánh đứng đầu trong Tứ bất tử ở Việt Nam.

Mỗi năm sau dịp Tết Nguyên đán, người dân nô nức đi lễ đền, chùa và các lễ hội đầu năm nhằm cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, bình an và nhiều tài lộc.

Giữ gìn nét đẹp truyền thống lễ đền, chùa đầu năm đang được nhiều nơi phát huy nhằm đẩy lùi sự thương mại hóa cũng như mê tín dị đoan nơi tôn nghiêm.

Du khách thập phương đến du Xuân, lễ Thánh Tản Viên Sơn ở đền Trung, Ba Vì, Hà Nội.

Cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, là một trong những lễ hội lớn tại miền Bắc, dự kiến thu hút hàng triệu người đến du Xuân và dâng hương tưởng nhớ Đức Thánh Tản Viên - vị Thánh đứng đầu trong Tứ bất tử ở Việt Nam cũng đang tưng bừng cho ngày khai hội mùa Xuân.

Độc đáo Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức rộng khắp vùng xứ Đoài - Ba Vì, đặc biệt là tại cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thuộc địa phận hai xã Minh Quang và Ba Vì. Đền Thượng còn gọi là Chính cung Thần Điện. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng, đền Thượng có từ thời An Dương Vương. Đền có vị trí và kiến trúc độc đáo, một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn nằm ở độ cao 1.227m bên sườn núi Ba Vì.

Lễ rước nước và rước kiệu của đồng bào người Dao, người Mường trong lễ hội Tản Viên Sơn Thánh.

Đền Trung còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì. Đền thờ bà Ma Thị Cao Sơn, vị thần chủ cai quản núi Tản Viên, đồng thời cũng là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản. Đền Hạ còn gọi là Tây cung, nằm dưới chân núi Tản, bên bờ sông Đà.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức với quy mô lớn. Từ trước ngày chính lễ 14 và 15 tháng Giêng, đã có nhiều hoạt động văn hóa diễn ra mang đậm nét văn hóa dân tộc của đồng bào Mường, Dao. Lễ mộc dục (rước nước - khai quang) diễn ra đúng 23 giờ đêm 13 tháng Giêng.

Thực hiện nghi lễ là một cặp thiện nam - thiện nữ, có đủ tài sắc, thân nhân tốt đã qua tuyển chọn từ trước. Cùng đi theo tháp tùng là lãnh đạo địa phương, thủ nhang đền Hạ.

Đền Trung Tản Viên Sơn Thánh nằm ở độ cao trên 600m so với mặt nước biển, ngôi đền được xây dựng từ năm 1027…Sau gần 1.000 năm, trải qua nhiều đợt trùng tu, Đền vẫn giữ nguyên nét uy nghi, trầm mặc. 

Đoàn người được một chiếc thuyền đưa ra giữa dòng sông Đà trong đêm tối, tiếng chiêng, tiếng kèn xáo động cả một vùng trời nước, sự linh thiêng như xuất hiện, trời đất như giao hòa, thần linh chứng giám.

Tục truyền, người nam múc 7 gầu nước, người nữ múc 9 gầu theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía. Nước được đem từ giữa dòng sông, dâng lên bao sái các đồ thờ tự tại đền Hạ.

Sau nghi thức tế lễ tại đền Hạ, 5 giờ sáng ngày 14 tháng Giêng Lễ rước nước thiêng từ đền Hạ được dâng lên đền Trung bắt đầu khởi hành. Cùng với kiệu rước nước thiêng còn có một kiệu lễ chay và một kiệu lễ mặn là các lễ vật dâng cúng thần có lợn, gà, bánh chưng, bánh dày, hương hoa, oản quả.

Rước kiệu trong lễ hội Tản Viên Sơn Thánh.

Tiếng chiêng trống nổi lên từ trong đền, lần lượt dòng người đi theo trong tiếng nhạc. Đi đầu là thanh niên trai tráng khênh kiệu, lọng, cờ hoa. Những thanh niên tham gia rước kiệu gọi là giai đô. Họ là những chàng trai khỏe mạnh, có tài có đức, không có điều tiếng đáng chê trách trong làng bản. Ai được chọn trong đội rước là vinh dự cho bản thân và gia đình.

Kế theo là các cụ bô lão và những người dân có mặt tại đền Hạ. Đoàn rước cứ đi qua thôn nào dân làng thôn đó lại nhập hội, cứ như vậy đoàn người kéo dài tới vài cây số. Trống hội rền vang, lễ rước hoành tráng, cả không gian dưới chân núi Ba Vì tưng bừng không khí lễ hội.

Sẵn sàng ngày khai hội

Ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết, ngay từ thời điểm trước khi nghỉ Tết, UBND huyện đã tiến hành công tác chuẩn bị triển khai Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch Ba Vì năm 2019.

Theo ông Hưng, tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Đến nay, huyện Ba Vì đang bảo tồn và phát huy Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh theo hình thức truyền thống, tiến tới nâng cấp lễ hội để hấp dẫn du khách hơn.

Điều làm du khách đi lễ chùa đầu năm phấn khởi khi đến đây là ngoài cảnh chùa thanh sạch giữa chốn u linh, thì tất cả các phương tiện đến Đền đều không thu tiền phí trông giữ xe, càng không có việc kinh doanh mua bán trong Đền. 

Thời gian qua, UBND huyện cũng đã có phương án bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội. Khách thập phương đi lễ đền đầu năm đều hài lòng với sự gìn giữ những nét đẹp truyền thống về thờ tự chốn tâm linh.

Bà Ngô Thị Nhâm (Ba Đình, Hà Nội)  cho biết, năm nào gia đình bà cũng đi lễ đền, chùa đầu năm, trong đó không thể thiếu việc đi lễ Đền Tản Viên Sơn Thánh.

Năm nay lên đền Trung Tản Viên Sơn Thánh bà cảm nhận ngôi đền được trùng tu đẹp, nhưng vẫn giữ được nét uy nghi, trầm mặc của ngôi đền cổ.

“Đi lễ đầu năm ở đây tôi thấy tinh thần thoải mái, đền uy nghiêm nhưng giữ không khí tĩnh mịch. Đức Thánh Tản Viên Sơn lại là người đứng đầu trong Tứ bất tử ở Việt Nam nên gia đình lên lễ, trước là vãn cảnh núi non, sau là xin tài lộc, sức khỏe...”, bà Nhâm cho biết.

Ông Võ Tùng Lâm, thủ từ Đền Trung cho biết, nhà đền đã chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ khai hội vào ngày 13 tháng Giêng tới.   

Điều làm du khách đi lễ chùa đầu năm phấn khởi khi đến đây là ngoài cảnh chùa thanh sạch giữa chốn u linh, thì tất cả các phương tiện đến Đền đều không thu tiền phí trông giữ xe, càng không có việc kinh doanh mua bán trong Đền. Tất cả các khu vực trong đền đều có camera an ninh theo dõi, cho nên an ninh được đảm bảo tuyệt đối.        

“Đền Trung đây tôi nhiều năm đi thấy rất trật tự và nghiêm túc. Cảnh chùa đẹp, việc đón tiếp du khách về bái cảnh Đền cũng rất tốt. Đặc biệt là không có cảnh chèo kéo du khách cũng như ăn xin, móc túi...”, ông Dương Văn Huyền ở Hà Đông, Hà Nội cho hay.

Theo ông Võ Tùng Lâm, thủ từ Đền Trung, lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2019 sẽ được tổ chức đảm bảo đúng nghi thức truyền thống, trang trọng về nghi lễ, đa dạng và phong phú về phần hội, phát huy tối đa nội lực và các tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa của các địa phương, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.

“Lễ hội năm nay sẽ kéo dài thời gian, khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, xây dựng các gian hàng quảng bá các sản phẩm của địa phương và thế mạnh du lịch của từng đơn vị trên địa bàn, qua đó phát huy năng lực sáng tạo phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần và đời sống tâm linh của  nhân dân”, ông Võ Tùng Lâm cho biết./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La 2017 sẽ không để “vỡ trận”
Lễ hội đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La 2017 sẽ không để “vỡ trận”

VOV.VN - Lễ hội đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La sẽ diễn ra tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 8/3-13/3 (tức 11-16/2 Âm lịch).

Lễ hội đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La 2017 sẽ không để “vỡ trận”

Lễ hội đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La 2017 sẽ không để “vỡ trận”

VOV.VN - Lễ hội đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La sẽ diễn ra tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 8/3-13/3 (tức 11-16/2 Âm lịch).

Phó Thủ tướng lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền ở Hà Nam
Phó Thủ tướng lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền ở Hà Nam

VOV.VN - Sáng nay (11/2), Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền trên cánh đồng xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.

Phó Thủ tướng lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền ở Hà Nam

Phó Thủ tướng lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền ở Hà Nam

VOV.VN - Sáng nay (11/2), Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền trên cánh đồng xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.

Hàng trăm người hò reo xem rước “Vua”, “Chúa” ở Lễ hội Đền Sái
Hàng trăm người hò reo xem rước “Vua”, “Chúa” ở Lễ hội Đền Sái

VOV.VN - Sáng nay, ngày 11 tháng Giêng âm lịch, tại đền Sái thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra lễ rước vua giả thu hút đông đảo người dân tham gia.

Hàng trăm người hò reo xem rước “Vua”, “Chúa” ở Lễ hội Đền Sái

Hàng trăm người hò reo xem rước “Vua”, “Chúa” ở Lễ hội Đền Sái

VOV.VN - Sáng nay, ngày 11 tháng Giêng âm lịch, tại đền Sái thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra lễ rước vua giả thu hút đông đảo người dân tham gia.

Tưng bừng lễ hội mừng năm mới Kỷ Hợi của người Việt tại Pháp
Tưng bừng lễ hội mừng năm mới Kỷ Hợi của người Việt tại Pháp

VOV.VN - Trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi, tại một số địa phương của Pháp đã diễn ra các lễ hội dành cho người châu Á và người Việt Nam.

Tưng bừng lễ hội mừng năm mới Kỷ Hợi của người Việt tại Pháp

Tưng bừng lễ hội mừng năm mới Kỷ Hợi của người Việt tại Pháp

VOV.VN - Trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi, tại một số địa phương của Pháp đã diễn ra các lễ hội dành cho người châu Á và người Việt Nam.

Lễ hội Đền Hạ, đền Thượng, Đền Ỷ La khai mạc trong mưa rét
Lễ hội Đền Hạ, đền Thượng, Đền Ỷ La khai mạc trong mưa rét

VOV.VN - Sáng 9/3 thành phố Tuyên Quang long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La.

Lễ hội Đền Hạ, đền Thượng, Đền Ỷ La khai mạc trong mưa rét

Lễ hội Đền Hạ, đền Thượng, Đền Ỷ La khai mạc trong mưa rét

VOV.VN - Sáng 9/3 thành phố Tuyên Quang long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La.

Lễ hội Đền Huyền Trân thu hút người dân và du khách ở Thừa Thiên-Huế
Lễ hội Đền Huyền Trân thu hút người dân và du khách ở Thừa Thiên-Huế

VOV.VN - Lễ hội đền Huyền Trân thu hút sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tăng ni phật tử, các chức sắc tôn giáo và du khách dâng hương vãn cảnh.

Lễ hội Đền Huyền Trân thu hút người dân và du khách ở Thừa Thiên-Huế

Lễ hội Đền Huyền Trân thu hút người dân và du khách ở Thừa Thiên-Huế

VOV.VN - Lễ hội đền Huyền Trân thu hút sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tăng ni phật tử, các chức sắc tôn giáo và du khách dâng hương vãn cảnh.

Lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm tưng bừng dưới mưa xuân
Lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm tưng bừng dưới mưa xuân

VOV.VN - Dưới mưa xuân ấm áp, làng Thị Cấm trở nên tưng bừng hơn hẳn bởi hội thi nấu cơm truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm tưng bừng dưới mưa xuân

Lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm tưng bừng dưới mưa xuân

VOV.VN - Dưới mưa xuân ấm áp, làng Thị Cấm trở nên tưng bừng hơn hẳn bởi hội thi nấu cơm truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“
Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“

VOV.VN - Tại lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội), đoàn rước kiệu "vua, chúa" sống tưng bừng, náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“

Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“

VOV.VN - Tại lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội), đoàn rước kiệu "vua, chúa" sống tưng bừng, náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người tham gia.