"Mục sở thị" nơi xuất xưởng sư tử đá kiểu Trung Quốc

VOV.VN - Trong số các mặt hàng tâm linh ở làng đá Non Nước, sư tử đá kiểu Trung Quốc được bán chạy nhất.

Trong khi đại diện các cơ quan chức năng như Bộ VHTT&DL, Quốc hội cũng như Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết sẽ có các biện pháp đưa sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi các đình, chùa – những nơi thờ tự tổ tiên người Việt thì tại làng đá Non Nước, Đà Nẵng vẫn ngày ngày xuất xưởng hàng loạt những con sư tử đá canh mộ của Trung Quốc.

Đây là nơi sản xuất đá mỹ nghệ và tâm linh lớn nhất cả nước với hơn 500 cơ sở sản xuất và hàng nghìn nhân công.

Trong khi các tác phẩm đá mỹ nghệ chủ yếu được bán cho người nước ngoài thì các tác phẩm tâm linh lại được nhiều người trong nước đặt mua. Trong đó, mặt hàng sư tử đá kiểu Trung Quốc là bán chạy nhất.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 15 cặp sư tử đá được bán cho khách. Khách hàng chủ yếu là từ Nghệ An trở ra phía Bắc và khách miền Nam. Một số nghệ nhân và chủ cửa hàng cho biết họ chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu của khách hàng còn không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của nguyên mẫu./.

Tại các cơ sở sản xuất hay cửa hàng bán sản phẩm đá ở Làng đá Non Nước, sư tử đá kiểu Trung Quốc thường được đặt ở vị trí khá nổi bật

Sư tử đá ở đây có đủ kích thước và màu sắc


Đây là sư tử đá kiểu châu Âu từ 5 năm trở về trước, mẫu này được bán khá chạy. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây thì sư tử đá kiểu này rất khó bán


Đây là con Tỳ hưu, một linh vật tưởng tượng của người Trung Quốc chỉ ăn vàng bạc châu báu, không có hậu môn, với ý nghĩa làm giàu cho gia chủ. Vài năm gần đây Tỳ hưu cũng được người Việt  ưa chuộng đặt lên bàn làm việc, với Tỳ hưu cỡ nhỏ và đặt trước cửa khách sạn, công ty. Tuy nhiên, số lượng Tỳ hưu cỡ lớn bán cho khách khá "khiêm tốn" so với sư tử đá kiểu Trung Quốc

Khoảng 5 năm gần đây, sư tử đá kiểu Trung Quốc được người Việt sử dụng rộng rãi tại các đình, chùa, công sở và nhà riêng.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá lịch sử, việc bê nguyên khuôn mẫu sư tử đá Trung Quốc vào đền, chùa Việt Nam là không phù hợp. Các chuyên gia khuyên nên thay thế bằng những linh vật của Việt Nam.


…vì sư tử đá Trung Quốc là biểu trưng sức mạnh có dáng vẻ dữ tợn được người Trung Quốc dùng chủ yếu để canh mộ, còn sư tử đá kiểu Việt Nam mới là biểu tượng cho sức mạnh Phật giáo có hình dáng mềm mại, hiền hoà. Nhiều người Việt đã nhầm lẫn hai biểu tượng.


Một con sư tử đá kiểu Trung Quốc sắp thành hình...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa
Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa

VOV.VN - Hiện trạng của di sản văn hoá vật thể tại các đền chùa chưa bao giờ mong manh đến thế dù chúng ta có hành lang pháp lý bảo vệ di sản.

Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa

Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa

VOV.VN - Hiện trạng của di sản văn hoá vật thể tại các đền chùa chưa bao giờ mong manh đến thế dù chúng ta có hành lang pháp lý bảo vệ di sản.

Sư tử đá ngoại lai "án ngữ" nhiều đền, chùa Việt Nam
Sư tử đá ngoại lai "án ngữ" nhiều đền, chùa Việt Nam

VOV.VN - Không chỉ ở Chùa Một Cột, nhiều đền, chùa ở khắp cả nước đều có sự có mặt của những con sư tử đá này.

Sư tử đá ngoại lai "án ngữ" nhiều đền, chùa Việt Nam

Sư tử đá ngoại lai "án ngữ" nhiều đền, chùa Việt Nam

VOV.VN - Không chỉ ở Chùa Một Cột, nhiều đền, chùa ở khắp cả nước đều có sự có mặt của những con sư tử đá này.

Cần hiểu đúng giá trị sử dụng của sư tử đá ngoại lai
Cần hiểu đúng giá trị sử dụng của sư tử đá ngoại lai

VOV.VN - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các ban chức năng Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này

Cần hiểu đúng giá trị sử dụng của sư tử đá ngoại lai

Cần hiểu đúng giá trị sử dụng của sư tử đá ngoại lai

VOV.VN - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các ban chức năng Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này

Sư tử đá ngoại lai vào chùa Việt qua đường "cung tiến"
Sư tử đá ngoại lai vào chùa Việt qua đường "cung tiến"

VOV.VN - Căn nguyên của hiện tượng sư tử đá nhan nhản thực ra nằm ở “vùng tối” của sự thiếu hiểu biết về văn hoá của những người cung tiến.

Sư tử đá ngoại lai vào chùa Việt qua đường "cung tiến"

Sư tử đá ngoại lai vào chùa Việt qua đường "cung tiến"

VOV.VN - Căn nguyên của hiện tượng sư tử đá nhan nhản thực ra nằm ở “vùng tối” của sự thiếu hiểu biết về văn hoá của những người cung tiến.

"Loạn" sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp
"Loạn" sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp

VOV.VN - Nhiều đền, chùa, doanh nghiệp, khách sạn...ở khắp cả nước đều có sự có mặt của những con sư tử đá này.

"Loạn" sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp

"Loạn" sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp

VOV.VN - Nhiều đền, chùa, doanh nghiệp, khách sạn...ở khắp cả nước đều có sự có mặt của những con sư tử đá này.

Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích
Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích

VOV.VN - Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích của tổ tiên bởi đó là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc - PGS.TS Trần Lâm Biền nêu ý kiến.

Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích

Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích

VOV.VN - Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích của tổ tiên bởi đó là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc - PGS.TS Trần Lâm Biền nêu ý kiến.

Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa
Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa

VOV.VN - Các vụ cháy di tích gây ra những tổn thất không chỉ về vật chất mà còn cả những giá trị vô hình không thể đong đếm được.

Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa

Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa

VOV.VN - Các vụ cháy di tích gây ra những tổn thất không chỉ về vật chất mà còn cả những giá trị vô hình không thể đong đếm được.

Kiên quyết loại bỏ yếu tố ngoại lai ra khỏi di tích Việt
Kiên quyết loại bỏ yếu tố ngoại lai ra khỏi di tích Việt

VOV.VN - Ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ nhưng không hiểu sao nhiều người Việt Nam thiếu hiểu biết lại vẫn sử dụng như một biểu tượng may mắn.

Kiên quyết loại bỏ yếu tố ngoại lai ra khỏi di tích Việt

Kiên quyết loại bỏ yếu tố ngoại lai ra khỏi di tích Việt

VOV.VN - Ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ nhưng không hiểu sao nhiều người Việt Nam thiếu hiểu biết lại vẫn sử dụng như một biểu tượng may mắn.