Nhà sư mua gỗ sưa đã bán lại cho người lạ mặt

VOV.VN - Ni sư Thích Nữ Diệu Bản ở chùa Nội An, cạnh đình Cựu Quán là người đã mua gỗ sưa nhưng bị một nhóm người lạ mặt ép bán lại.

Không chỉ lần đầu mất gỗ sưa ở đình, chùa

Theo phản ánh từ ông Trần Văn Hiền, là người trông coi nhà tổ tại đình Cựu Quán, thuộc xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội), việc mất gỗ sưa ở đình đã xảy ra không chỉ một lần: “Gỗ sưa từng bị mất nhiều lần rồi, vụ việc lần này không phải là lần đầu tiên! Nhưng chẳng qua, vụ bán gỗ hôm 2/3 vừa qua bị người dân ở thôn bắt quả tang nên mới rõ ràng như vậy”. Kể từ hôm đó, việc liên lạc để gặp trực tiếp ông Nguyễn Hữu Thắng, là người trông coi khu vực thờ tự chính của đình trở nên khó khăn hơn.

Khu vực thờ tự chính của đình Cựu Quán vẫn đang bị khóa kín và niêm phong để điều tra

Ông Quán Văn Nhân, thành viên Ban chấp hành Hội người cao tuổi của xã Đức Thượng, đồng thời là Chi hội trưởng của thôn Cựu Quán cũng tiết lộ: “Tôi được biết, thực ra vụ mất trộm gỗ sưa đã diễn ra nhiều lần. Ban Khánh tiết từng thông báo mất nhưng không hiểu ở thời điểm nào. Thậm chí, những vụ mất trộm gỗ sưa không chỉ có ở đình Cựu Quán mà cả ở chùa Nội An bên cạnh. Bản thân người dân chúng tôi trước đó đều phát hiện ra gỗ sưa ở đình, chùa đã bị mất nhưng không chứng minh được sự việc vì không rõ là gỗ bị mất hay bị mang đi lúc nào. Lần này, sự việc bị phát giác vì có người dân ở thôn chứng kiến”.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Trọng, nhân chứng của sự việc còn khẳng định: “Những người tham gia trong sự việc là 6 người có chức vụ quan trọng ở thôn, xã, trong đó, có người còn giữ chức Bí thư, Phó bí thư chi bộ ở thôn và Phó ban Khánh tiết. Những người này đã tự động dỡ 4 thanh kẻ ở mái xuống và mang sang chùa Nội An Tự cạnh đó để cân bán cho sư Thích Nữ Diệu Bản – trụ trì của chùa”.

Nhà sư từng tham gia mua bán gỗ nhiều lần?

Ông Trần Văn Thảo – Trưởng Công an xã Đức Thượng cho biết, sáng ngày 3/3, sau khi Công an xã nhận được đơn trình báo sự việc từ một số người dân thôn Cựu, đã xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền địa phương và triển khai nắm tình hình rồi lập hồ sơ ban đầu. Được biết, tổng số gỗ sưa cân được là 127,5 kg, trừ 7,5 kg gỗ rác, còn lại là 120 kg gỗ bán với giá 10 triệu đồng. Tổng số tiền bán số gỗ sưa này là 1,2 tỷ đồng.

Những thanh gỗ dùng để thay thế gỗ bị bán mất được đặt trước cửa khu thờ tự của đình Cựu Quán

“Sau khi tiếp nhận, lập hồ sơ ban đầu, chúng tôi lấy lời khai đầy đủ của 5 người dân đầu tiên trong đơn kiến nghị, 6 cán bộ đứng lên tổ chức bán và 2 người làm chứng. Theo lời khai ban đầu, 6 người tham gia bán đã nhận thanh toán bằng 3 sổ tiết kiệm: 1 sổ 200 triệu đồng, 1 sổ 500 triệu đồng và 1 sổ 300 triệu đồng, cùng  200 triệu đồng tiền mặt. Trong đó, có sổ tiết kiệm đứng tên Ni sư Thích Nữ Diệu Bản của chùa Nội An. Hiện, chúng tôi đã thu hồi được 500 triệu đồng. Số tiền còn lại được những người tham gia bán gỗ sưa khai là đã trả cho các hộ gia đình bán ruộng cho dự án tu bổ, mở rộng khuôn viên đình nên chưa thu hồi được”, ông Trần Văn Thảo xác nhận.

“Về việc cấu kiện đình Cựu Quán và cả chùa Nội An cũng từng bị dỡ ra, đem bán từ mấy lần trước thì Công an xã không xác định được. Những lúc đó, chúng tôi cũng chỉ nghe phản ánh qua ý kiến người dân là họ phát hiện ra đình, chùa bị mất gỗ nên chúng tôi không dám khẳng định. Sau sự việc này, người dân càng bức xúc hơn rất nhiều và đang đề nghị bầu lại Ban Khánh tiết”.

“Từ khi Ni sư Thích Nữ Diệu Bản về trụ trì, chùa đã được tu bổ lại khang trang hơn. Trong quá trình đó, cũng không biết được đã có gỗ sưa nào hay vật liệu nào được đem đi bán hay chưa và với lượng bán là bao nhiêu. Nhưng chúng tôi đặt nghi vấn có thể cũng là do Ni sư tham gia thực hiện ở nhiều lần trước”, ông Thảo cho biết thêm.

Nhà sư mua gỗ sưa bị ép bán lại cho nhóm người lạ mặt

Trưa ngày 6/3, trả lời một số phóng viên qua điện thoại, ni sư Thích Nữ Diệu Bản tự xác nhận là đã mua số gỗ sưa từ đình Cựu Quán nhưng sau đó, đã bán lại cho một số người lạ mặt với số tiền 1,2 tỷ đồng.

Nhà sư nói rằng: “Tôi cũng đã phải làm việc với cơ quan điều tra rồi. Tôi không biết mua bán gỗ sưa là việc bị cấm. Tôi chỉ thấy nó có giá trị và các cụ ở thôn có nhu cầu mua để mở rộng, sửa sang khuôn viên đình nên tôi mới mua để… làm kỷ niệm. Cấm là cấm khai thác ở rừng, phá hoại môi trường thôi còn cái này là gỗ mục rồi, để cũng thành củi. Các cụ có nhu cầu tu bổ, cơi nới nên các ban ngành quản lý ở thôn, xã mới thống nhất ký kết để bán, nên tôi mua (?!)”.

Chùa Nội An, nơi diễn ra việc bán gỗ sưa cho Ni sư Thích Nữ Diệu Bản

Ni sư cũng cho biết gần như đã bị ép phải bán lại gỗ cho một nhóm người lạ mặt: “Khi tôi mua xong gỗ sưa, thì sau đấy có một nhóm người xuất hiện, bảo rằng gỗ này họ đã liên hệ mua từ trước nên phải chia cho họ. Tôi trả lời rằng tôi mua có giấy tờ và mua để làm kỷ niệm, để làm hoành phi câu đối trong chùa. Nhưng họ nói là họ đã theo đuổi những tấm gỗ sưa suốt gần 1 năm nay mà tôi lại mua mất. Thế nên, họ đòi chia cho họ ba thanh, tôi chỉ còn lại một thanh, mà một thanh thì không đủ để làm gì. Ban đầu, tôi không đồng ý thì họ sửng cồ và tạo áp lực, khiến tôi rất sợ. Ngay sau sự việc, tôi cũng không dám báo công an vì sợ mọi thứ rùm beng cả lên…”

Kể từ sau sự việc xảy ra tối 2/3, Ni sư Thích Nữ Diệu Bản không có mặt ở chùa Nội An mà đang theo học ở một Học viện Phật giáo tại địa phương khác. Theo thông tin từ Công an xã Đức Thượng, sắp tới, sư thầy Thích Nữ Diệu Bản sẽ chuyển sang một chùa mới để trụ trì và sẽ có một nhà sư tiền nhiệm quay trở lại trụ trì chùa Nội An ở thôn Cựu Quán./.
>> Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến "quái thú" vào lăng Vua

Danh sách 6 cá nhân đang bị điều tra vì bán gỗ sưa cho Ni sư Thích Nữ Diệu Bản:

- Ông Nguyễn Phú Ngà – Bí thư chi bộ thôn Cựu Quán, kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Đức Thượng

-  Ông Nguyễn Phú Lực – Phó Bí thư chi bộ Trưởng thôn Cựu Quán

-  Ông Nguyễn Ích Chắt – Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi, Trưởng Ban Khánh tiết

-  Ông Nguyễn Ích Bạ - Phó ban Khánh tiết

-  Ông Nguyễn Hữu Thắng – ông Từ trông khu vực thờ tự chính của đình Cựu Quán

-  Ông Đàm Văn Sáu – Hội viên Hội người cao tuổi thôn Cựu Quán

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng
Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

VOV.VN - Từ xưa, đình làng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. 

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

VOV.VN - Từ xưa, đình làng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. 

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán
Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

VOV.VN - Mái đình đã bị dỡ mất một phần, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý đã bị biến mất, khiến nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

VOV.VN - Mái đình đã bị dỡ mất một phần, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý đã bị biến mất, khiến nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua
Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua

VOV.VN - Những hồi chuông cảnh báo từ việc chức sắc của thôn và đình Cựu Quán tự ý dỡ mái đình tổ tiên đem bán gỗ sưa đến vụ mang "quái thú" vào lăng Ngô Quyền

Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua

Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến 'quái thú' vào lăng Vua

VOV.VN - Những hồi chuông cảnh báo từ việc chức sắc của thôn và đình Cựu Quán tự ý dỡ mái đình tổ tiên đem bán gỗ sưa đến vụ mang "quái thú" vào lăng Ngô Quyền

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế
Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan
Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng.

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng.

Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ
Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ

VOV.VN-Triển lãm “Không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam” vừa khai mạc tối nay (6/12), tại Hà Nội.

Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ

Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ

VOV.VN-Triển lãm “Không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam” vừa khai mạc tối nay (6/12), tại Hà Nội.

Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc
Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

VOV.VN - Hiện tại, toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc đã được chuyển sang bên công an huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

VOV.VN - Hiện tại, toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc đã được chuyển sang bên công an huyện Hoài Đức, Hà Nội.