Trả lại vai trò của làng trong xây dựng hương ước

VOV.VN - Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước là truyền thống của dân tộc ta có từ bao đời nay.

Trong đó, thôn, làng, ấp, bản - nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện chỉ thị 24 của Chính phủ, việc xây dựng hương ước, qui ước ở các làng, thôn gặp nhiều bất cập, trong đó phổ biến là tình trạng hình thức, rập khuôn giữa địa phương này với địa phương khác. Một câu hỏi đặt ra là: nên chăng, đã đến lúc, chúng ta phải trả lại vai trò của làng, xã trong việc định ra hương ước, quy ước.

Ông Sùng Seo Dì, dân tộc Mông ở thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cho biết: ông chưa được biết về chỉ thị 24. Nhưng ông biết nên tuyên truyền, vận động việc chấp hành hương ước của thôn, bản để xây dựng đời sống mới ở khu dân cư.

“Quy ước, hương ước của thôn bản là do bà con nhân dân tổ chức họp, được sự nhất trí, thống nhất. Quy ước là quy định chung từ lâu, ràng buộc cho bà con nhân dân phải tôn trọng. Ví dụ như: không được thách cưới, nữ giới phải đủ 18 tuổi, nam giới đủ 20 tuổi mới được xây dựng gia đình. Còn về đám ma, trong đó chúng tôi thực hiện hương ước, quy ước là đám ma chỉ diễn ra trong 1-2 ngày, không nên quá 3 ngày.” - ông Sùng Seo Dì cho biết.

Xây dựng hương ước cần lấy ý kiến của nhân dân. (ảnh minh họa: VTC)

Ở bất kì một đất nước nào thì mọi hành vi xã hội của con người cũng đều được pháp luật điều chỉnh. Hương ước, quy ước chỉ có giá trị trong khuôn khổ làng - đơn vị hành chính nhỏ nhất. Anh Nguyễn Ngọc Chiến - Trưởng phòng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu cho rằng: Việc thực hiện chỉ thị 24 về xây dựng hương ước, qui ước ở các làng, thôn gặp nhiều bất cập, trong đó nhiều quy định bắt buộc của pháp luật được đưa vào hương ước nhưng không có giá trị thực tiễn ở khu dân cư. Việc sao chép văn bản hương ước theo một hệ thống từ trên xuống dưới sẽ không hiệu quả bằng những nội dung thiết thực được điều tiết từ thôn, bản.

“Khi áp đặt lối chơi của người khác vào lối chơi của một cộng đồng nào đó thì đương nhiên nó sẽ bị phá vỡ và người ta chỉ làm cho có hình thức thôi. Quy ước hương ước phải được thảo luận ở trong cộng đồng dân cư sẽ hiệu quả hơn. Nhiều khi vì có văn bản chỉ đạo trong thời gian này phải làm xong để trình lên trên huyện xem xét thì người ta cứ làm ào ào cho xong, đúng ngày phải trình thôi. Thế là lại giao cho một nhóm người, một cán bộ tư pháp hay văn hóa đến ngày đấy phải gửi lên, nhưng thực ra lại không được thảo luận ở cộng đồng dân cư." - anh Nguyễn Ngọc Chiến nói.

Trong khi đưa việc xây dựng hương ước về phạm vi của làng, dựa trên ý kiến dân chủ thì việc định hướng, kí ban hành hương ước nên đưa về cấp xã chứ không phải ở cấp huyện như trước đây.

Tuy nhiên, có một điều lưu ý rằng xây dựng hương ước phải phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Hương ước được xây dựng và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với vùng, miền mới tạo ra những gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Những hủ tục lạc hậu của làng sẽ không được chấp nhận đưa vào hương ước. Nếu không sẽ xảy ra những câu chuyện vừa đáng thương, vừa đáng buồn như chuyện của một em gái dân tộc Mông, khi về nhà ăn Tết đã bị trai bản bắt về làm vợ.


Tọa đàm 15 năm xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (ảnh: Mỹ Trà)

Trong khi cô gái đó rất muốn học tiếp và thực hiện giấc mơ làm cô giáo thì lại bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình dù không mong muốn. Việc trai bản bắt vợ là thực hiện theo hủ tục đã có từ lâu của dân tộc Mông. Nhưng xét về mong muốn và ước mơ của một cá nhân thì tục lệ của dân tộc, hương ước của bản đã vô tình tạo nên sự trớ trêu này. Hay nói đúng hơn, đó là sự vi phạm quyền công dân. Ông Phạm Hóa, phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình lý giải: nguyên nhân sâu xa của những bất cập này là do người dân hiểu lầm về phạm vi ảnh hưởng của hương ước và pháp luật.

“Nước thì có pháp quốc, làng thì có lệ, bây giờ chúng ta gọi là hương quy. Hương ước, quy ước của chúng ta ban hành lại khác hẳn về bản chất so với lệ làng cũng như hương ước, quy ước của làng xã cổ trước kia. Vì trước đây “phép vua thua lệ làng”.  Ở Thái Bình có 95% xây dựng được hương ước (trên 2000 khu dân cư). Chúng tôi phải khẳng định rằng, chính nhờ có hương ước được vận dụng một cách sáng tạo, không trái với chủ trương pháp luật thì chúng ta mới có gia đình văn hóa, làng văn hóa.” - ông Phạm Hóa khẳng định.

Xưa nay, làng được coi là một tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn Việt Nam nói riêng. Mọi tập tục, thói quen sinh hoạt và bản sắc văn hóa Việt Nam cũng được hình thành, gìn giữ một cách bền chặt từ làng. Hương ước vốn là một phần của văn hóa làng nên phải được xây dựng trên tinh thần, nguyện vọng của chính người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lê Thúy trau dồi kỹ năng để bước vào làng mẫu quốc tế
Lê Thúy trau dồi kỹ năng để bước vào làng mẫu quốc tế

VOV.VN - Sinh năm 1991, với chiều cao 1,84m và vóc dáng chuẩn, cô đang tích cực học ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết để tiến xa hơn.

Lê Thúy trau dồi kỹ năng để bước vào làng mẫu quốc tế

Lê Thúy trau dồi kỹ năng để bước vào làng mẫu quốc tế

VOV.VN - Sinh năm 1991, với chiều cao 1,84m và vóc dáng chuẩn, cô đang tích cực học ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết để tiến xa hơn.

Vỏ ốc bươu vàng chất đống bốc mùi ven đường làng
Vỏ ốc bươu vàng chất đống bốc mùi ven đường làng

VOV.VN - Việc thu mua ốc bươu vàng ồ ạt của các thương lái Trung Quốc đã gây nhiều hệ lụy đến môi trường.

Vỏ ốc bươu vàng chất đống bốc mùi ven đường làng

Vỏ ốc bươu vàng chất đống bốc mùi ven đường làng

VOV.VN - Việc thu mua ốc bươu vàng ồ ạt của các thương lái Trung Quốc đã gây nhiều hệ lụy đến môi trường.

Cửa Vạn- Vung Viêng: Những ngôi làng giữa biển
Cửa Vạn- Vung Viêng: Những ngôi làng giữa biển

VOV.VN -Nằm cách đất liền gần 30km, các ngôi làng này được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi kì vĩ của vịnh Hạ Long.

Cửa Vạn- Vung Viêng: Những ngôi làng giữa biển

Cửa Vạn- Vung Viêng: Những ngôi làng giữa biển

VOV.VN -Nằm cách đất liền gần 30km, các ngôi làng này được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi kì vĩ của vịnh Hạ Long.

Làng chài và tương lai của những đứa trẻ
Làng chài và tương lai của những đứa trẻ

VOV.VN - Chỉ được học đến hết lớn 5, phần lớn các em đã phải bỏ học để theo cha mẹ ra khơi dù lực học khá.

Làng chài và tương lai của những đứa trẻ

Làng chài và tương lai của những đứa trẻ

VOV.VN - Chỉ được học đến hết lớn 5, phần lớn các em đã phải bỏ học để theo cha mẹ ra khơi dù lực học khá.

Bi Rain sẽ trở lại làng nhạc Hàn vào năm 2014
Bi Rain sẽ trở lại làng nhạc Hàn vào năm 2014

VOV.VN - Đây sẽ là album đầu tiên Bi Rain bắt tay vào thực hiện sau khi xuất ngũ vào ngày 10/7.

Bi Rain sẽ trở lại làng nhạc Hàn vào năm 2014

Bi Rain sẽ trở lại làng nhạc Hàn vào năm 2014

VOV.VN - Đây sẽ là album đầu tiên Bi Rain bắt tay vào thực hiện sau khi xuất ngũ vào ngày 10/7.

Kẻ giết người ở lễ hội làng Chuông nhận án tử hình
Kẻ giết người ở lễ hội làng Chuông nhận án tử hình

VOV.VN -Tưởng người nói chuyện với bố là người đánh anh mình, Nhàn mua dao đâm khiến anh Hiệp tử vong trên đường đi cấp cứu.

Kẻ giết người ở lễ hội làng Chuông nhận án tử hình

Kẻ giết người ở lễ hội làng Chuông nhận án tử hình

VOV.VN -Tưởng người nói chuyện với bố là người đánh anh mình, Nhàn mua dao đâm khiến anh Hiệp tử vong trên đường đi cấp cứu.

Cả nước có gần 72.000 làng và tổ dân phố văn hóa
Cả nước có gần 72.000 làng và tổ dân phố văn hóa

VOV.VN - Đến nay, cả nước có gần 72.000 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu, đạt tỷ lệ 60,94%.

Cả nước có gần 72.000 làng và tổ dân phố văn hóa

Cả nước có gần 72.000 làng và tổ dân phố văn hóa

VOV.VN - Đến nay, cả nước có gần 72.000 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu, đạt tỷ lệ 60,94%.

// POLL JS