Văn học Việt Nam đang chờ một đòn bẩy

(VOV) - Dù nhìn nhận ở khía cạnh nào, đều nhận thấy văn học Việt Nam trong năm 2012 khá trầm lắng với 3 mảng: sáng tác, phê bình, dịch thuật.

Năm 2012, không có nhiều tác phẩm ấn tượng trong mảng văn học sáng tác. Trên các giá sách vẫn hiện diện những tác phẩm được tái bản, từng “vang bóng một thời” như: “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai, “Thời xa vắng’ của Lê Lựu… Có vẻ như văn học Việt Nam cần thêm một độ lùi nhất định về mặt thời gian để có thêm những tác phẩm ấn tượng hơn trong thời kì mới.

Năm 2012, cuộc vận động sáng tác về đề tài lịch sử được khơi dậy trên các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thế nhưng các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử ra đời trong năm qua vẫn còn quá ít ỏi so với kỳ vọng. Vẫn là những tên tuổi quen thuộc như: Nguyễn Xuân Khánh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp… Những cây bút trẻ xuất hiện chưa nhiều, chưa để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc. Theo nhận định của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nguyên nhân vẫn là do vốn sống, kinh nghiệm sống chưa đủ để cây bút trẻ thăng hoa.

“Chính thế hệ trẻ cũng nhận ra, thơ hậu hiện đại, văn hậu hiện đại họ đã tìm kiếm nhưng thường đi lạc với các vấn đề quan trọng: Số phận con người, bi kịch của con người trong đời sống xã hội hiện đại. Những điều ấy chúng tôi thấy lớp trẻ ít nói đến và sự nhìn nhận đôi lúc cũng có lầm lẫn. Nếu không trang bị đầy đủ nền văn hóa với sự hiểu biết sâu sắc, không được trang bị một cuộc sống đầy trải nghiệm như lớp đàn anh thì văn học của họ dễ bị nôn nóng” - nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét.


Nhà văn Ngô Thảo phát biểu tại buổi lễ nhận giải thưởng văn học Hà Nội 2012

Đối với mảng phê bình: Giải thưởng văn học Hà Nội 2012 ghi nhận tác phẩm “Dĩ vãng phía trước” của nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo. Đây là những tư liệu chuyện đời, chuyện văn được chú ý trong năm qua với tính chân thực cao, tái hiện đời sống văn học Việt Nam trước và sau năm 1975 với nhiều quan điểm, trăn trở, suy nghĩ và cuộc đấu tranh trong lý tưởng của những người cầm bút.

Hiện tượng dịch thuật gây tranh cãi trong năm 2012 được dành cho tác phẩm “Lolita” của dịch giả Dương Tường, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nabokop. Tác phẩm gây tranh cãi bởi ngôn ngữ dịch thuật của nhà văn chưa thực sự khớp với ngôn ngữ Việt, gây khó hiểu. Vô tình, một luồng dư luận phản đối bản dịch này được dấy lên.

Dịch giả Dương Tường- tác giả bản dịch gây tranh cãi "Lolita" trong năm 2012

Thế nhưng sau câu chuyện “tát nước theo mưa” này, điều mà ai cũng phải nhận ra: “Lolita” là một tác phẩm khó dịch bậc nhất, thách thức cả về nội dung lẫn hình thức đối với bất cứ nhà dịch thuật nào. Và sau câu chuyện ồn ào với giới truyền thông, nhiều người, trong đó có dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng phải lên tiếng, rằng ai muốn chê bai thì ít nhất cũng “đọc đến nơi đến chốn tác phẩm” trước đã.

Năm 2012 cũng đánh dấu hai sự kiện kỉ niệm 100 năm ngày sinh hai tác gia lớn là nhà thơ Hàn Mặc Tử và nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đây là hai tác giả có nhiều ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ đến nay. Hồn thơ lạ Hàn Mặc Tử và văn phong trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng là hai phong cách văn chương của thế kỉ 20 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sáng tác văn học sau này. Vì thế, nhiều người vẫn kì vọng sự nhìn nhận và tôn vinh một cách mạnh mẽ, xứng đáng hơn nữa đối với hai tác gia này.

Kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn trào phúng bậc nhất Vũ Trọng Phụng, nhiều bút tích của ông được giới thiệu với bạn đọc

Nhà văn Đỗ Chu khẳng định: “Chúng tôi là những nhà văn lớp sau, thuộc về thế hệ con cháu của các cụ. Trong văn đàn của chúng ta, các cụ luôn là những cây đại thụ để lại bóng rợp, tuy mất sớm nhưng những khoảng trống ấy không có cây nào mọc lên thay thế được”.

Sự kiện đáng ghi nhận trong làng thơ Việt Nam là Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất cũng với Ngày thơ Việt Nam được tổ chức ngay sau đó diễn ra khá thành công. Dù con số nhà thơ tham gia chưa thực sự lớn nhưng ít ra, những người bạn trong nước và quốc tế đã đến với thơ trong một tâm thế trân trọng và yêu thơ ca. Thơ ca được tôn vinh hơn nữa khi cuối năm 2012, nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh đã đưa thơ vào Nhà hát lớn với chương trình “Bay cùng ViLi”.

Ba sự kiện này góp phần tôn vinh giá trị của thơ trong đời sống. Yêu thơ và biết làm thơ sẽ làm cho cuộc sống đẹp hơn, nhưng biết cách thưởng thức thơ ca cũng chính là nâng tầm giá trị tinh thần mà thơ mang lại cho chúng ta.

Năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam tròn 55 tuổi. Nhìn lại những đóng góp của văn học, có thể khẳng định rằng: Văn học nghệ thuật là một lĩnh vực không thể thiếu khi một đất nước muốn “xây dựng lịch sử tâm hồn” của dân tộc mình. Thế nhưng, những người cầm bút cũng nên mở rộng phạm vi và phương tiện sáng tác, khi ấy mới có thể mong tạo ra được một cuộc đổi mới thực sự trong văn học.

Nhà thơ Vi Thùy Linh giới thiệu tập thơ mới tại buổi họp báo chương trình nghệ thuật Bay cùng Vi Li

Nhà phê bình Inrasara - Phó Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Lý luận phê bình - Hội văn học nghệ thuật các dân tộc Việt Nam khẳng định, trong tương lai, văn học mạng sẽ tạo ra một hướng đi mới, góp phần tạo nên những thành tựu cho văn học đương đại.

“Chúng ta có đặt vấn đề là “hậu hiện đại” có làm nên một cuộc cách mạng trong văn học Việt Nam đương đại không. Tôi trả lời là có. Tức là, trong thời đại toàn cầu hóa, internet là một phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy các sáng tác mới, nhất là các sáng tác thuộc phong trào hậu hiện đại. Và từ đó phong trào hậu hiện đại cũng làm nên nhiều thành tích, có thể thay đổi được dòng chảy văn học đương đại Việt nam theo một chiều hướng hoàn toàn khác với chiều hướng đang xảy ra” - Nhà phê bình Inrasara bày tỏ.

Năm 2012 cũng cần ghi nhận việc quảng bá văn học đến với công chúng đã có bước tiến dài, khi mà các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành đã lấy tiêu chí đẹp, hấp dẫn và đặc sắc để trau chuốt cho những ấn phẩm của mình. Mặc dù xu thế văn học vươn mình khu vực, hòa nhập với quốc tế đang dần hình thành trong nhiều năm qua nhưng chừng đó là chưa tương xứng với bề dày truyền thống của văn học nước nhà.

Làm sao để ngày càng có nhiều hơn những tác phẩm văn học Việt Nam được bạn bè quốc tế biết tới, thưởng thức và nghiên cứu? Câu trả lời sẽ xác đáng nếu chúng ta có được một chiến lược quảng bá văn học sâu rộng, một tư duy rộng mở, phù hợp với thời đại nhưng không đánh mất đi bản sắc văn hóa vốn có của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga
Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga

(VOV) - Khi xa quê hương, họ đã tìm đến văn chương và song song với quá trình sáng tác ấy, văn học Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến.

Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga

Những người bắc cầu nối văn học Việt - Nga

(VOV) - Khi xa quê hương, họ đã tìm đến văn chương và song song với quá trình sáng tác ấy, văn học Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến.

Nhà văn Mạc Ngôn giành giải Nobel Văn học 2012
Nhà văn Mạc Ngôn giành giải Nobel Văn học 2012

(VOV) - Các tác phẩm của ông đã được dựng thành phim, dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Nhà văn Mạc Ngôn giành giải Nobel Văn học 2012

Nhà văn Mạc Ngôn giành giải Nobel Văn học 2012

(VOV) - Các tác phẩm của ông đã được dựng thành phim, dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Văn học nghệ thuật cũng bị chảy máu chất xám
Văn học nghệ thuật cũng bị chảy máu chất xám

(VOV)-Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu, quản lý tại hội thảo “Bồi dưỡng chăm sóc tài năng văn học, nghệ thuật trong thời kì mới”.

Văn học nghệ thuật cũng bị chảy máu chất xám

Văn học nghệ thuật cũng bị chảy máu chất xám

(VOV)-Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu, quản lý tại hội thảo “Bồi dưỡng chăm sóc tài năng văn học, nghệ thuật trong thời kì mới”.

Giải thưởng văn học Hà Nội: Đề cao cá tính của người viết
Giải thưởng văn học Hà Nội: Đề cao cá tính của người viết

(VOV) -Ngày 10/10 tới, Hội nhà văn Hà Nội sẽ tổ chức trao giải thưởng văn học Hà Nội 2012.

Giải thưởng văn học Hà Nội: Đề cao cá tính của người viết

Giải thưởng văn học Hà Nội: Đề cao cá tính của người viết

(VOV) -Ngày 10/10 tới, Hội nhà văn Hà Nội sẽ tổ chức trao giải thưởng văn học Hà Nội 2012.

Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học
Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổng kết năm 2012 và bàn định hướng năm 2013

Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học

Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổng kết năm 2012 và bàn định hướng năm 2013