Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Trước
đề xuất sửa lời Quốc ca, các nghệ sĩ như nhạc sĩ Phó Đức
Phương, Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối.

Tại phiên thảo luận sửa Hiến pháp sáng 4/6/2013, có đại biểu đề xuất nên thay lời mới bài Quốc ca cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ý kiến này cho rằng nên sửa những câu chữ như: "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác.

Để có cái nhìn đa chiều trước đề xuất sửa lời Quốc ca, chúng tôi đã lấy ý kiến một số nghệ sĩ về vấn đề này:

Nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Quốc ca là biểu tượng lịch sử, không cần phải thay đổi”

Về câu hỏi có nên thay lời mới cho bài Quốc ca hay không, đứng ở góc độ một công dân, tôi thấy không cần thiết phải thay đổi.

Bài Quốc ca đó đã đi cùng lịch sử, in vào trong tâm khảm mọi người dân và được Nhà nước ghi nhận. Ca khúc đã trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử. Trên thế giới có nhiều nước có bài Quốc ca từ vài trăm năm nhưng họ có thay đổi đâu, trừ nước Nga.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Quốc ca là biểu tượng của lịch sử và không có chức năng phải phản ánh đời sống thực tại.

Nếu thay đổi lời mới cho bài Quốc ca sẽ vấp phải nhiều vấn đề rất phức tạp. Trước đây, tôi đã từng ngồi trong ban chấm duyệt các sáng tác về Quốc ca, tuy nhiên nhiều ca khúc với nội dung buồn cười, tình trạng nhốn nháo…

Và nếu quyết thay đổi lời Quốc ca thì phải xin phép tác giả. Tác giả có quyền giữ nguyên vẹn tên gọi, lời nhạc các tác phẩm của mình. Nếu muốn thay lời mới cho bài Quốc ca thì nhận được sự đồng ý của người thân cố nhạc sĩ Văn Cao.

NSƯT Ánh Tuyết: “Chúng ta phải tôn trọng tác giả, tôn trọng lịch sử”

Đã nói đến một bài Quốc ca là nói đến ca khúc nằm trong lịch sử dân tộc, lịch sử âm nhạc. Nếu thay đổi bài Quốc ca thì nên thay đổi ca khúc khác chứ không nên viết lời mới- chúng ta cần phải tôn trọng tác giả, tôn trọng lịch sử dân tộc.

NSƯT Ánh Tuyết

Nếu thay đổi lời ca khúc thì sẽ không còn tính lịch sử âm nhạc: âm nhạc ghi chép quá trình hình thành của đất nước từ thời tăm tối đến ánh sáng. Ca khúc này đã tồn tại hơn 60 năm. Đó là tiếng nói của cả một dân tộc, được sinh ra từ cả một quá trình sống.

Giữ nguyên bài Quốc ca hiện tại, lớp trẻ hôm nay và sau này sẽ tìm đọc để hiểu hoàn cảnh ra đời ca khúc từ bao giờ, thời điểm nào. Tôi nghĩ đến bài Quốc ca cũng bị thay lời thì tất cả những ca khúc khác thời điểm đó cũng phải thay lời? Tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phải tôn trọng tác giả, tôn trọng tác phẩm của họ.

Dù cho nội dung bài Quốc ca có một số ca từ như “đường vinh quang xây xác quân thù” không còn phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước nhưng chúng ta không thể từ chối, vì ca khúc sinh ra trong giai đoạn lịch sử của dân tộc và có giai đoạn lịch sử đó mới có đất nước ngày hôm nay.

Nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha: “Lời Quốc ca đã gắn liền với thời đại”

Tôi cũng đồng với quan điểm của nhạc sĩ Phó Đức Phương rằng, bài Quốc ca nhạc và lời là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đã đi cùng lịch sử, in vào trong tâm khảm mọi người dân và được Nhà nước ghi nhận. Ca khúc đã trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử, lời ca đã gắn liền với thời đại rồi không thể dễ dàng thay đổi.

Nhạc sĩ - nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha

Dù có thể có những ca từ trong bài Quốc ca ở thời điểm này có thể không phù hợp nhưng nó được sinh ra trong giai đoạn lịch sử của dân tộc và thời đại đó đã sinh ra đất nước này.

Thực tế, trên thế giới có những bài Quốc ca với lời lẽ “kinh khủng” hơn nhiều như bài hát Quốc ca của Pháp, Bài ca Marseille nhưng họ vẫn giữ nguyên vẹn đấy thôi./.

Luật sư Phạm Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: "Nếu nhà nước muốn sửa đổi thì có thể làm được"

Theo điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, thì tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Nhưng trong những trường hợp vì lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia thì nhà nước có quyền  hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình (áp dụng theo điều 7.3 của Luật sở hữu trí tuệ).

Theo tôi, liên quan đến việc sửa lời Quốc ca, nếu vì lợi ích của quốc gia thì nhà nước có thể sửa đổi. Tuy nhiên, nếu sửa đổi phải áp dụng vào thực tế, có nên sửa hay không và cách thức sửa như thế nào?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các VĐV bắt buộc phải hát quốc ca
Các VĐV bắt buộc phải hát quốc ca

Đây là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân.  

Các VĐV bắt buộc phải hát quốc ca

Các VĐV bắt buộc phải hát quốc ca

Đây là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân.  

Chào cờ và hát Quốc ca
Chào cờ và hát Quốc ca

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ lần chào cờ đầu tiên trong cuộc đời, đó là mùng 1 Tết Âm lịch năm 1957, tôi theo chân bố mẹ và các anh chị ra đình làng chào cờ

Chào cờ và hát Quốc ca

Chào cờ và hát Quốc ca

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ lần chào cờ đầu tiên trong cuộc đời, đó là mùng 1 Tết Âm lịch năm 1957, tôi theo chân bố mẹ và các anh chị ra đình làng chào cờ

Không nên đổi lời Quốc ca!
Không nên đổi lời Quốc ca!

Theo đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc: “Điều cần thiết bây giờ là...tăng số người hát Quốc ca, chứ không phải sửa lời”.

Không nên đổi lời Quốc ca!

Không nên đổi lời Quốc ca!

Theo đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc: “Điều cần thiết bây giờ là...tăng số người hát Quốc ca, chứ không phải sửa lời”.