Thơ là sự gợi mở để sống nhân ái, văn minh

VOV.VN - Sáng tác về các giá trị tốt đẹp của văn hóa trong tâm hồn con người, gợi mở để sống nhân ái, văn minh…cũng chính là bảo vệ đất nước, bảo vệ con người.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 được tổ chức từ ngày 27/2 - 2/3/2018 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có chủ đề “Các nhà văn Việt Nam đồng hành cùng đất nước”.

Phóng viên Báo VOV trò chuyện với nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng, tác giả tập thơ “Cột mốc trong người” về việc đọc thơ, làm thơ và ý nghĩa của thơ ca đối với mỗi con người.

Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.

PV: Anh có thể chia sẻ những nhận định riêng về ngày thơ Việt Nam kể từ năm 2003 đến nay?

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Không riêng tôi, mà nhiều người cùng nhận định: Ngày thơ Việt Nam đang từng bước được “truyền thống hóa”, được đông đảo người làm thơ và công chúng yêu thơ ca đón nhận. Nhiều năm qua, gần đến ngày này, cả trong dư luận và trên báo chí thường đặt câu hỏi: “Ngày thơ, hội thơ năm nay có gì?”.

Không chỉ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà ở khắp các tỉnh thành, các hội văn học nghệ thuật, nhiều câu lạc bộ đều có hoạt động hưởng ứng ngày thơ của mình. Người làm thơ, yêu thơ có chung một ngày tổ chức các hoạt động thể hiện tình yêu với công việc sáng tác, tôn vinh giá trị thơ ca và các nhà thơ tên tuổi, uy tín, được mến mộ.

Tôi cho rằng, Ngày thơ và các hoạt động tích cực, hiệu quả của nó góp phần giúp cho xã hội nhìn nhận về thơ ca một cách gần gũi, thân thuộc hơn, tiếp thêm lửa đam mê, nhiệt tình và tự tôn của người làm thơ đối với công việc sáng tác của mình. Nó cũng phần nào giúp bồi đắp thêm sự thân thiện, cởi mở giữa những người yêu thơ, đọc thơ với nhau trong một cuộc sinh hoạt thơ ca rộng rãi.

PV: Là một nhà báo, vừa là nhà thơ, anh có điều gì gửi gắm trong Ngày thơ lần thứ 16?

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Tôi mong không riêng Ngày thơ lần thứ 16 này, mà còn nhiều ngày thơ khác nữa, ngoài các hoạt động phổ biến như đọc, trình diễn thơ trên sân khấu; triển lãm, trưng bày tác phẩm, kỷ vật, vật phẩm thơ ca…, hay các hoạt động mang tính lễ, hội khác, để có nhiều hơn các cuộc sinh hoạt thơ trong không gian chung của một ngày hội. Đó là các cuộc sinh hoạt nhỏ, đọc thơ, bình thơ giữa các nhóm; giới thiệu ấn phẩm thơ mới; giao lưu với tác giả; thể hiện thơ thành những hình thức ngâm, đọc, sắp đặt, với những sắc màu đa dạng từ mang nét truyền thống đến phong cách hiện đại.

Tất nhiên, “xương sống” cho tất cả những cách làm đó, cần phải là những bài thơ hay, được chọn lọc, được chuẩn bị công phu, chu đáo khi đưa ra thể hiện trước công chúng, trước đồng nghiệp và bạn yêu thơ.

Tôi được biết, hiện đang có xu hướng chuyển dần Ngày thơ Việt Nam thành Ngày văn học Việt Nam để tôn vinh chung nhiều thể loại, thành tựu văn học khác nhau của văn học đất nước. Nếu có sự thay đổi này, thậm chí có thể có những ý tưởng, đề xuất, hoạt động tổ chức các ngày văn xuôi, ngày văn học dịch, hoặc ngày văn học thiếu nhi…, thì cũng là những mong muốn làm điều tốt cho lĩnh vực văn chương. Tuy nhiên, từ ý tưởng, mong muốn tốt đẹp đến thực tiễn triển khai các hoạt động sinh hoạt văn chương, tôn vinh tác giả, tác phẩm đặc sắc thuộc các thể loại còn là một khoảng cách và đòi hỏi nhiều công phu, tâm huyết, sáng tạo.

PV: Anh vừa xuất bản tập thơ “Cột mốc trong người” gồm 40 bài thơ về đề tài người lính, anh có thể kể đôi điều với độc giả về đứa con tinh thần của mình?

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Trong số 40 bài thơ của tập thơ này, phần nhiều tôi viết với những cảm nhận về nhiệm vụ của những người lính công tác ở một số quân binh chủng, lực lượng khác nhau như hải quân, biên phòng, không quân, đặc công, hậu cần... Cùng với đó là những bài thơ vọng niệm về các liệt sĩ, những lớp người giữ đất, vươn khơi giữ đảo.

Trong tập thơ này, có hình ảnh người lính, nhưng cũng có hình bóng nhiều người dân góp sức vào thế trận toàn dân bảo vệ đất nước. Tôi lồng vào nhiều bài những suy nghĩ về người lính và sự hy sinh của họ, cả sự hy sinh đã được tôn vinh lẫn những hy sinh âm thầm của hiện tại. Tôi cũng nghĩ ngợi nhiều về trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong việc gìn giữ nước non, đất đai, biển đảo. Vì những suy nghĩ đó mà tôi đặt tên tập thơ là “Cột mốc trong người”. Có những cột mốc trên biên giới chúng ta nhìn thấy được, có những đường biên, đường ranh giới được thể hiện trên bản đồ, trên tọa độ... Đó là những biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền đất nước. Những biểu tượng ấy cần được dựng lên trong lòng người, trong tâm hồn, ý chí của mỗi người dân, để ở đâu chúng ta cũng làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước của mình.

Tất nhiên, nói rộng ra, không chỉ làm thơ về người lính, về đề tài chiến tranh cách mạng, mà tôi nghĩ, sáng tác về các giá trị tốt đẹp của văn hóa, của quê hương, trong tâm hồn con người, gợi mở để sống nhân ái, văn minh…, cũng chính là bảo vệ đất nước, bảo vệ con người.

PV: Nhân Ngày thơ Việt Nam, anh có chia sẻ điều gì với các tác giả trẻ và người yêu thơ?

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Tôi chưa đủ tài năng để nói một điều gì đó lay động. Tôi chỉ muốn chia sẻ một hai suy nghĩ nhỏ của một người viết, là ta có thể làm thơ, đọc thơ và trưởng thành hơn bằng thơ ca khi dựa vào nền tảng, gốc rễ của dân tộc, của nguồn cội, để vươn đến những vấn đề, những thực tế của thời cuộc. Và tìm trong thơ ca, dùng chính thơ ca, trong văn học nghệ thuật nói chung, những giá trị văn hóa, nhân văn để góp phần giải quyết những thực tế đó. Với ngày thơ, tôi hy vọng sẽ là động lực giúp mỗi người sáng tác, đặc biệt là các tác giả trẻ và người đọc thơ sẽ có thêm những sáng kiến, ý tưởng của mình, góp vào các hoạt động để lễ hội văn hóa, văn học này ngày càng thêm phong phú.

PV: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16: Thơ nhạt vì quá nhiều tình riêng
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16: Thơ nhạt vì quá nhiều tình riêng

VOV.VN - Thơ ca phải thấm đẫm tinh thần dân tộc và mang tính nhân loại sâu sắc thì mới có sức sống và có đất sống.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16: Thơ nhạt vì quá nhiều tình riêng

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16: Thơ nhạt vì quá nhiều tình riêng

VOV.VN - Thơ ca phải thấm đẫm tinh thần dân tộc và mang tính nhân loại sâu sắc thì mới có sức sống và có đất sống.

Khai mạc Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018​ tại Hà Nội
Khai mạc Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018​ tại Hà Nội

VOV.VN - Phố sách Xuân Mậu Tuất kéo dài từ ngày 18 - 25/2 (tức từ mùng 3 Tết đến mùng 10 Tết).

Khai mạc Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018​ tại Hà Nội

Khai mạc Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018​ tại Hà Nội

VOV.VN - Phố sách Xuân Mậu Tuất kéo dài từ ngày 18 - 25/2 (tức từ mùng 3 Tết đến mùng 10 Tết).

Đừng kể tên tôi - sách mỏng mà nặng
Đừng kể tên tôi - sách mỏng mà nặng

VOV.VN - Cuốn sách có hơn 300 trang khổ 13,5x20,5. Nhưng đọc xong thấy nặng.

Đừng kể tên tôi - sách mỏng mà nặng

Đừng kể tên tôi - sách mỏng mà nặng

VOV.VN - Cuốn sách có hơn 300 trang khổ 13,5x20,5. Nhưng đọc xong thấy nặng.

“Những kẻ mộng mơ” – Cuốn sách cho bạn những bình yên
“Những kẻ mộng mơ” – Cuốn sách cho bạn những bình yên

VOV.VN - “Những kẻ mộng mơ” thu hút người đọc từ những dòng đầu tiên, như một lời giãi bày của tác giả về cuốn sách. 

“Những kẻ mộng mơ” – Cuốn sách cho bạn những bình yên

“Những kẻ mộng mơ” – Cuốn sách cho bạn những bình yên

VOV.VN - “Những kẻ mộng mơ” thu hút người đọc từ những dòng đầu tiên, như một lời giãi bày của tác giả về cuốn sách.