Ô nhiễm không đổi màu

VOV.VN -Hủy hoại môi trường dù trực tiếp hay gián tiếp, dù ngay lập tức hay dần dần, đều cướp đi thành quả xây dựng đất nước.

Ngày môi trường thế giới 5/6 năm nay có chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, thứ nguy hại được giới khoa học gọi là “ô nhiễm trắng”. Ở Việt Nam, vấn đề môi trường gần đây được đặt lên hàng đầu, không cho phép mang môi trường ra đánh đổi. Nhận thức nâng lên, nhưng hành động chưa đồng bộ. Có ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần bảo vệ môi trường quyết tâm như chống tham nhũng.

Từ khi có công nghiệp sử dụng nhiên liệu không tái tạo vài trăm năm nay, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Ảnh: KT
Môi trường là vấn đề toàn cầu. Từ xưa tới nay cứ hô hào thì ai cũng thấy cần thiết phải bảo vệ môi trường, nhưng trên thực tế nhiều người, nhiều quốc gia không làm, thậm chí sẵn sàng làm ngược lại những điều đã cam kết. Vậy nên, từ khi có công nghiệp sử dụng nhiên liệu không tái tạo, tàn phá tài nguyên thiên nhiên đến nay đã vài trăm năm, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Bất chấp tiến bộ khoa học công nghệ, ô nhiễm không đổi màu, từ lâu đã ở mức báo động đỏ.

Đến thập kỉ thứ 2 của thế kỉ 21 này, cùng với chống ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm phóng xạ, ứng phó với tình trạng trái đất nóng lên, nước biển dâng, loài người vẫn kêu gọi nhau tự ý thức về thực trạng “ô nhiễm trắng”, khuyến cáo nhau hãy từ chối sử dụng túi nilon, hộp nhựa, cốc, ống hút bằng nhựa… là những thứ hàng trăm năm không phân hủy. Ước tính mỗi năm lượng chất thải này phủ kín 4 lần trái đất, nhưng chỉ có 9% được tái chế, còn lại bị đốt, chôn lấp hoặc đổ ra biển. 

Tại Việt Nam, mỗi ngày có trên dưới 2 vạn tấn rác thải nhựa, đứng thứ 17 trong tổng số hơn 100 quốc gia được Ngân hàng Thế giới khảo sát. Việt Nam được đánh giá có nhiều nỗ lực khắc phục tình trạng xả rác thải nhựa ra biển bằng cách mở rộng mạng lưới thu gom, giảm thiểu rò gỉ từ bãi rác, đốt rác để sản xuất điện, xây dựng cơ sở tái chế. Giảm thiểu, sử dụng lại, từ chối, phân loại rác… là những từ nhiều năm nay chúng ta nghe đã quen.

Vì vậy, không thể tin được khi thấy hàng trăm ha rừng phòng hộ ở Thanh Hóa bị phủ kín bởi rác thải, túi nilon theo thủy triều dạt vào mắc lại. Ở thành phố lớn, đô thị đang phát triển, những khu tập thể cũ chờ cải tạo, những dự án bao chiếm đất lâu ngày, hầu hết trở thành nơi tập kết rác. Tại không ít khu di tích đã xếp hạng như thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, do không được đầu tư tôn tạo đã xuống cấp và trở thành nơi chứa rác, nhìn đâu cũng thấy túi nilon, có cả kim tiêm. Ở nơi được đầu tư lò đốt rác như mới đây tại Dốc Đỏ - Khánh Hòa thì khổ sở vì khói bụi từ lò đốt rác ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, đe dọa cây trồng vật nuôi…

Rõ ràng, không chỉ “ô nhiễm trắng”, mà thực trạng như vừa mô tả cho thấy ở nước ta ô nhiễm môi trường rất đa dạng, nhiều sắc thái, và từ lâu nay, bất chấp mọi nỗ lực, vẫn không đổi màu báo động.

Ô nhiễm không đổi màu vì đại đa số trường hợp không có ai phải chịu trách nhiệm. Tình trạng báo động ở nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, những nhà máy, công xưởng xen lẫn vào khu dân cư, ở ven biển, ven sông suối. Đối với rác thải sinh hoạt, do không được phân loại từ đầu nên xử lí rất khó khăn, không thể biết khi đốt rác xả ra khói bụi chứa chất độc hại gì.

Ô nhiễm không đổi màu vì tại những đô thị lớn, lúc nào cũng có thể gặp xe chở rác che đậy qua quít, thậm chí mở thùng xe toang hoác luồn lách vượt ẩu, vừa đe dọa an toàn giao thông vừa phả ra mùi xú uế nồng nặc. Càng khó chịu khi giữa trưa nắng oi bức xe rác ào tới xúc bốc, cạnh đó là quán cơm phở, xôi, trà đá,…khách hàng thản nhiên ăn uống.

Ô nhiễm không đổi màu vì thỉnh thoảng, thường là ngày kỉ niệm, lễ lạt mới có từng nhóm thanh niên đi nhặt rác, thu gom vật dụng bừa bộn trên bãi biển hoặc ở khu phố, quảng trường. Nhưng những hình ảnh, hành động đẹp như thế quá ít, không đủ sức lan tỏa, dễ dàng bị vùi lấp, bị xóa nhòa bởi thói quen sinh hoạt tùy tiện, bởi hành vi xấu xa xả rác bừa bãi của nhiều nhóm người vô ý thức đang có số lượng áp đảo.

Ô nhiễm không đổi màu, nên nhiều người đề nghị rằng, đã đến lúc phải bảo vệ môi trường quyết tâm như chống tham nhũng. Bởi, hủy hoại môi trường dù trực tiếp hay gián tiếp, dù ngay lập tức hay dần dần, đều hoặc là vô ý hoặc là cố ý cướp đi thành quả xây dựng đất nước. Đó là một loại giặc, vừa lộ mặt vừa lẩn khuất, vô cùng nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ phá hoại không thể phục hồi, cần tiễu trừ bằng quyết tâm mạnh mẽ, bằng sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân ta./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cụ ông 68 tuổi tận dụng phế liệu đan sọt rác thân thiện môi trường
Cụ ông 68 tuổi tận dụng phế liệu đan sọt rác thân thiện môi trường

VOV.VN - Từ những sợi dây phế phẩm của các cơ sở gạch men, ông Đoàn Túc ở phường Hòa Thọ Đông, (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã tận dụng làm ra những chiếc sọt đựng rác.

Cụ ông 68 tuổi tận dụng phế liệu đan sọt rác thân thiện môi trường

Cụ ông 68 tuổi tận dụng phế liệu đan sọt rác thân thiện môi trường

VOV.VN - Từ những sợi dây phế phẩm của các cơ sở gạch men, ông Đoàn Túc ở phường Hòa Thọ Đông, (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã tận dụng làm ra những chiếc sọt đựng rác.

Lùi dự Luật sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường để đánh giá thận trọng
Lùi dự Luật sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường để đánh giá thận trọng

VOV.VN - Các Uỷ ban tán thành với đề nghị của Chính phủ lùi thời điểm trình Quốc hội dự luật này sang kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian nghiên cứu.

Lùi dự Luật sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường để đánh giá thận trọng

Lùi dự Luật sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường để đánh giá thận trọng

VOV.VN - Các Uỷ ban tán thành với đề nghị của Chính phủ lùi thời điểm trình Quốc hội dự luật này sang kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian nghiên cứu.

Phát hiện vụ xả thải trái phép gần 3 tấn nhớt cặn ra môi trường
Phát hiện vụ xả thải trái phép gần 3 tấn nhớt cặn ra môi trường

VOV.VN - Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện và tạm giữ một xe bồn lén lút xả thải trái phép 3 tấn cặn nhớt ra môi trường.

Phát hiện vụ xả thải trái phép gần 3 tấn nhớt cặn ra môi trường

Phát hiện vụ xả thải trái phép gần 3 tấn nhớt cặn ra môi trường

VOV.VN - Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện và tạm giữ một xe bồn lén lút xả thải trái phép 3 tấn cặn nhớt ra môi trường.

Mong Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời ngắn gọn hơn
Mong Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời ngắn gọn hơn

VOV.VN -Bên lề Quốc hội chiều 4/6, các đại biểu đánh giá Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời khá thẳng thắn, dám nhận trách nhiệm nhưng cần ngắn gọn hơn.

Mong Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời ngắn gọn hơn

Mong Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời ngắn gọn hơn

VOV.VN -Bên lề Quốc hội chiều 4/6, các đại biểu đánh giá Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời khá thẳng thắn, dám nhận trách nhiệm nhưng cần ngắn gọn hơn.

Một công nhân vệ sinh môi trường bị đánh nhập viện ở Hà Nội
Một công nhân vệ sinh môi trường bị đánh nhập viện ở Hà Nội

VOV.VN - Do trời mưa nên chị Huệ nói với khách là xin ghế để dọn hàng, nhưng lại bị người phụ nữ này hành hung bị thương phải nhập viện.

Một công nhân vệ sinh môi trường bị đánh nhập viện ở Hà Nội

Một công nhân vệ sinh môi trường bị đánh nhập viện ở Hà Nội

VOV.VN - Do trời mưa nên chị Huệ nói với khách là xin ghế để dọn hàng, nhưng lại bị người phụ nữ này hành hung bị thương phải nhập viện.

Ảnh: Lời cảnh báo lạnh người về “sát thủ” tận diệt môi trường toàn cầu
Ảnh: Lời cảnh báo lạnh người về “sát thủ” tận diệt môi trường toàn cầu

VOV.VN - Nhựa là vật liệu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng, nó chính là “sát thủ” tận diệt môi trường ghê gớm nhất.

Ảnh: Lời cảnh báo lạnh người về “sát thủ” tận diệt môi trường toàn cầu

Ảnh: Lời cảnh báo lạnh người về “sát thủ” tận diệt môi trường toàn cầu

VOV.VN - Nhựa là vật liệu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng, nó chính là “sát thủ” tận diệt môi trường ghê gớm nhất.

Nghị quyết TƯ7: Cán bộ có  khả năng làm việc trong môi trường quốc tế
Nghị quyết TƯ7: Cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế

VOV.VN -Cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế- đó là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ các cấp đến năm 2030. 

Nghị quyết TƯ7: Cán bộ có  khả năng làm việc trong môi trường quốc tế

Nghị quyết TƯ7: Cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế

VOV.VN -Cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế- đó là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ các cấp đến năm 2030. 

Thủ tướng tiếp Giám đốc Điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu
Thủ tướng tiếp Giám đốc Điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu

VOV.VN -Việt Nam sẽ là nơi tổ chức Kỳ họp lần thứ 6 của Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).

Thủ tướng tiếp Giám đốc Điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu

Thủ tướng tiếp Giám đốc Điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu

VOV.VN -Việt Nam sẽ là nơi tổ chức Kỳ họp lần thứ 6 của Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).

Trên 95% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường
Trên 95% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trên 95% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường trong khi năng lực xử lý của làng nghề truyền thống hạn chế.

Trên 95% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường

Trên 95% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trên 95% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường trong khi năng lực xử lý của làng nghề truyền thống hạn chế.