VN trong tuần:Hội nghị TW4 khóa XII bàn các vấn đề quan trọng
VOV.VN - Hội nghị TW4 khóa XII, mưa lũ ở miền Trung, Bộ Nội vụ kiểm điểm về trách nhiệm vụ Trịnh Xuân Thanh… được nhiều người quan tâm
- >> Ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Trung ương 4, khóa XII
- >> Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Trung ương 4
- >> Tổng Bí thư: Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm
- >> “Dân biết rõ cán bộ tốt hay xấu, có tham nhũng hay không”
Từ 9-14/10, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị đã để thảo luận, cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2016, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 của Ban cán sự đảng Chính phủ và thống nhất nhận định: Năm 2016, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bên cạnh thuận lợi, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt.
Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về Đề án Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu; cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nhân, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Đẩy mạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật; chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh; giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực hiện các cam kết, nhất là trong những lĩnh vực liên quan đến ổn định chính trị - xã hội.
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm…
Việt Nam không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh
- >> Hai tàu chiến hiện đại của Ấn Độ lần đầu cập cảng Cam Ranh
- >> Cận cảnh chiến hạm Tonnerre lớn thứ 2 nước Pháp cập cảng Cam Ranh
- >> Hình ảnh: Hai tàu chiến hiện đại của Nhật Bản đến vịnh Cam Ranh
- >> Hai tàu Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam
- >> Tàu ngầm kilo 186 - Đà Nẵng đã neo trong vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa)
Phóng viên hãng thông tấn nước ngoài tiếp tục đặt câu hỏi liệu Việt Nam có mở ra khả năng cho nước ngoài mở lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh hay không, ông Lê Hải Bình cho biết: "Lập trường nhất quán của Việt Nam như quý vị đã biết là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam và tất cả những lập trường mà tôi đã nêu đều không thay đổi".
Đà Nẵng phản đối Trung Quốc bầu cử ở Hoàng Sa, Trường Sa
- >> Trung Quốc ngang nhiên kêu gọi đầu tư vào “thành phố Tam Sa”
- >> Việt Nam đề nghị chỉnh sửa lại bản đồ hàng không có chữ "Tam Sa"
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phản đối Trung Quốc bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân của cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Ảnh: Dân trí. |
Mưa lũ ở miền Trung làm hơn 20 người chết, mất tích và bị thương
- >> Những hình ảnh nhói lòng trong trận mưa lũ lịch sử ở miền Trung
- >> Thủ tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó với mưa lũ ở miền Trung
- >> Mưa lũ tại các tỉnh miền Trung diễn biến nghiêm trọng
- >> Mưa lũ miền Trung: 4 người thiệt mạng, mất tích, đường sắt Bắc Nam tắc
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai, tính đến ngày 15/10, mưa lũ đã làm 21 người chết, mất tích và bị thương. Trong đó, Quảng Bình có 3 người chết, 4 người mất tích và 7 người bị thương, Thừa Thiên Huế 2 người chết và 2 người bị thương, Quảng Trị có 3 người bị thương.
Mưa lớn cũng làm gần 30.000 nhà dân bị sập đổ, hư hại tốc mái và ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở...Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới và bão Sarika, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai lực lượng ứng phó; Sơ tán dân, bố trí hướng dẫn giao thông tại những khu vực thường xuyên bị ngập lụt; Vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; các ngầm, tràn; các bến đò ngang, đò dọc.
Các địa phương kiểm tra an toàn các hồ chứa, các phương án đảm bảo an toàn hạ du; chuẩn bị phương án chỉ đạo điều hành trong trường hợp cần xả lũ khẩn cấp; Tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, huy động lực lượng khắc phục hậu quả.
Bộ Nội vụ kiểm điểm nghiêm túc về trách nhiệm vụ Trịnh Xuân Thanh
- >> Không có chuyện bao che, dung túng cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn
- >> Kỷ luật Đại tá cấp biển số xanh cho xe Lexus của Trịnh Xuân Thanh
- >> Việt Nam phối hợp với các bên liên quan giải quyết vụ Trịnh Xuân Thanh
Tại cuộc họp báo, phóng viên các cơ quán báo chí đề cập vấn đề kiểm điểm vụ ông Trịnh Xuân Thanh đến đâu? Và vấn đề cả họ làm quan, đúng quy trình, nhưng dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nhiều về quy trình.
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết: Luật cán bộ công chức quy định cấm người đứng đầu không được bố trí người thân vào những vị trí như Kế toán trưởng, Trưởng phòng tổ chức….Tuy nhiên, vừa rồi, báo chí nêu một số địa phương ở xã, huyện… có những người cùng họ hàng giữ nhiều chức vụ.Bộ Nội vụ đã theo dõi sát sao và tham mưu với các cấp có thẩm quyền về vấn đề tuyển dụng, sao cho những người có đức, có tài vào được các cơ quan nhà nước.
Người ngoài hay người trong thì nếu cứ đủ tài năng, đáp ứng được công việc thì rất tốt. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: Bổ nhiệm phải theo quy định của pháp luật, là tiêu chuẩn, quy trình. Tuy nhiên, đúng quy trình còn liên quan đến người đứng đầu và vai trò của cấp ủy.
Liên quan đến trách nhiệm Bộ Nội vụ trong việc khen thưởng, trình Thủ tướng phê chuẩn ông Trịnh Xuân Thanh, Bộ Nội vụ cho biết đã thành lập tổ công tác để xử lý, kiểm điểm việc này.
Ngay cả tập thể Ban cán sự Đảng của Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn nhìn nhận, đảm bảo tính cầu thị, khách quan, đúng trách nhiệm của từng người.
Hiện Bộ Nội vụ đã báo cáo gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Khi có kết quả các cơ quan có thẩm quyền có ý kiến, Bộ sẽ công bố kết quả kiểm điểm.
Nhiều người mang cá chết chặn Quốc lộ 51
Sáng 13/10, hàng chục hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và thuộc địa bàn xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã mang xác cá ra chặn đường khiến Quốc lộ 51 tại khu vực ngã ba Long Sơn bị ùn tắc nghiêm trọng.
Nhiều người nuôi cá đã bất ngờ đem xác cá ra chặn Quốc lộ 51, đoạn qua ngã ba Long Sơn, không cho các phương tiện lưu thông. Hai hướng quốc lộ bị ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài nhiều cây số.Trước đó, từ ngày 10 đến ngày 12/10, theo phản ánh của người nuôi cá trên sông Chà Và, cá nuôi của các hộ dân lại bị chết hàng loạt, chủ yếu là cá bớp. Hầu hết số cá chết đều ở các hộ nuôi thuộc tiểu khu 1,2,3,4,5. Theo nhiều hộ dân, cá chết hàng loạt là do các nhà máy xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngay khi vụ việc xảy ra, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có mặt tại hiện trường cùng với lãnh đạo thành phố Vũng Tàu và các đơn vị chức năng vận động người dân không phong tỏa Quốc lộ 51.
Theo các hộ nuôi cá, nhiều ngày qua có mưa to, một lượng lớn nước thải do các nhà máy xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, khiến cá chết hàng loạt nên mới kéo nhau mang xác cá chết ra quốc lộ phản ứng.
Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016
- >> Chương trình tổng thể của Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016
- >> Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở cửa miễn phí 10 buổi hòa nhạc
- >> Festival âm nhạc lớn nhất khu vực sẽ được tổ chức tại đảo Phú Quốc
- >> Festival Huế 2016: Đậm hương xưa và nhiều bất ngờ
Đây là lần thứ 2 liên tiếp, Việt Nam được vinh dự đăng cai Festival Âm nhạc mới Á-Âu. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà soạn nhạc trong và ngoài nước vào khả năng tổ chức thành công 1 sự kiện âm nhạc mang tầm quốc tế. Festival năm nay với chủ đề “Âm nhạc – Hội tụ và lan tỏa” được tổ chức tại thủ đô Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 12-18/10 với sự tham dự của 200 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 30 quốc gia của hai châu lục Á – Âu.
Gần 100 tác phẩm được biểu diễn trong 11 buổi hòa nhạc chính với các thể loại từ Giao hưởng, Thính phòng, Nhạc kịch, Vũ kịch, Hợp xướng đến ca khúc nhạc đại chúng. Đây là cơ hội thuận lợi để giới thiệu những thành tựu của nền âm nhạc cách mạng, âm nhạc mới của Việt Nam, quảng bá những tác phẩm mới của các nhạc sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Festival còn là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ nước ngoài giới thiệu những tác phẩm âm nhạc đương đại, những xu hướng phát triển âm nhạc của các nước Á - Âu. Bên cạnh đó, là dịp để bạn bè hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam, về nền văn hóa, âm nhạc lâu đời của dân tộc ta, góp phần củng cố và thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới./.