Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá: Khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, cần tinh thần, trách nhiệm mỗi cá nhân, tập thể đoàn kết, xem việc của tỉnh như việc nhà mình.

Sáng 30/6, tại Thanh Hóa diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 22 khoá 19.

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, ước đạt 7,0%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 20.577 tỷ đồng, bằng 58% dự toán năm; các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh (PAPI, PAR INDEX, SIPAS) đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước…

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm; hoạt động đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về thể chế, về thủ tục hành chính, về giá vật liệu xây dựng.

Một số dự án chậm triển khai đã nhiều năm nhưng chưa có dấu hiệu đẩy nhanh tiến độ. Tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 của tỉnh rất chậm. Việc tính tiền sử dụng đất của nhiều dự án còn bất cập, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh....

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, người đứng đầu chưa chủ động, thiếu sáng tạo, có tâm lý né trách, sợ sai, sợ trách nhiệm. Trách nhiệm trước hết thuộc về cá nhân người đứng đầu, tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành. Việc thực hiện nhiệm vụ từ nay đến cuối năm cần một tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết; mỗi cá nhân, tập thể, cần xem việc của tập thể như là việc nhà mình.

"Phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về thể chế phải rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của tỉnh. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế thuộc thẩm quyền Trung ương, đặc biệt là vướng mắc về đầu tư, đất đai, đấu thầu, phòng cháy chữa cháy".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: “Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo”
Đại biểu Quốc hội: “Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo”

VOV.VN - Quốc hội sáng 1/6 tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Vấn đề một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm tiếp tục làm “nóng” nghị trường. 

Đại biểu Quốc hội: “Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo”

Đại biểu Quốc hội: “Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo”

VOV.VN - Quốc hội sáng 1/6 tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Vấn đề một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm tiếp tục làm “nóng” nghị trường. 

Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể
Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể

VOV.VN - Theo ông Lê Quốc Lý, cần phải thay đổi cách đánh giá cán bộ. Nếu một cán bộ ở vị trí lãnh đạo mà lúc nào cũng giữ mình tròn trĩnh, không hành động vì lợi ích chung sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Mà hệ lụy lớn nhất là đánh mất niềm tin của nhân dân.

Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể

Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể

VOV.VN - Theo ông Lê Quốc Lý, cần phải thay đổi cách đánh giá cán bộ. Nếu một cán bộ ở vị trí lãnh đạo mà lúc nào cũng giữ mình tròn trĩnh, không hành động vì lợi ích chung sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Mà hệ lụy lớn nhất là đánh mất niềm tin của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội tranh luận: Làm sao để cán bộ không đùn đẩy, sợ sai?
Đại biểu Quốc hội tranh luận: Làm sao để cán bộ không đùn đẩy, sợ sai?

VOV.VN - Vấn đề “một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai” gây ách tắc, làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước nhận được nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội trên hội trường trong phiên thảo luận sáng nay (31/5).

Đại biểu Quốc hội tranh luận: Làm sao để cán bộ không đùn đẩy, sợ sai?

Đại biểu Quốc hội tranh luận: Làm sao để cán bộ không đùn đẩy, sợ sai?

VOV.VN - Vấn đề “một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai” gây ách tắc, làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước nhận được nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội trên hội trường trong phiên thảo luận sáng nay (31/5).