“Đánh thức” tuyến vận tải thủy nội địa Hải Phòng-Bắc Ninh

VOV.VN - Sự phát triển của đường thủy nội địa Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và tỷ lệ vận tải hàng hóa, container bằng đường thủy nội địa còn rất khiêm tốn.

Vận tải đường thuỷ nội địa là phương thức vận tải “xanh” thân thiện với môi trường được xem là “đầu tàu” trong chiến lược của ngành giao thông vận tải với nhiều thế mạnh chở khối lượng hàng lớn, cự ly vận chuyển dài với chi phí rẻ, nhưng lại bị lãng quên, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, chưa thu hút mạnh nguồn lực đầu tư phát triển.

Giá trị vận tải thấp vì “vướng” trên, “mắc” dưới…

Theo ông Lê Minh Đạo-Phó Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam, vận tải đường thủy nội địa chủ yếu là mặt hàng vật liệu xây dựng, than và hàng rời, trong khi 70% hàng hóa thông qua các cảng biển hiện nay là hàng container.

Cùng với đó, hoạt động vận tải container đường thủy chủ yếu phát triển ở khu vực phía Nam, khu vực phía Bắc còn rất hạn chế. Hiện chỉ có khoảng 100.000 TEU (chưa đến 2%) trong tổng số 6,2 triệu TEU thông qua cảng biển Hải Phòng được vận chuyển bằng đường thủy nội địa.

Lý giá tỷ lệ đảm nhận hàng container còn rất khiêm tốn, ông Đạo cho rằng, do vận tải container bằng đường thủy nội địa có chi phí chưa cạnh tranh, đặc biệt, còn một số điểm nghẽn về tĩnh không cầu (khoảng sáng từ dầm cầu đến mặt nước cho tàu thuyền qua lại) và độ sâu luồng làm cản trở doanh nghiệp đầu tư phương tiện cỡ lớn, cảng bến hiện đại.

Cùng với đó, chưa hình thành được các cảng thông quan nội địa (ICD) là đầu mối giao thông kết hợp vận tải thủy, vận tải bộ giúp gom và rút hàng giữa các cảng biển và các khu công nghiệp.

“Hiện Cục Đường thuỷ nội địa đang đẩy mạnh xu hướng container hóa vận tải thuỷ, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao cũng như giảm tải hệ thống đường bộ. Gần đây, ICD Tân Cảng Quế Võ được khai trương và trở thành cảng cạn đầu tiên ở khu vực phía Bắc có kết nối vận tải đường thủy nội địa...”, ông Đạo cho hay.

Tại tuyến đường thủy Hải Phòng-Bắc Ninh cho thấy, những hạn chế ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh của vận tải đường thủy so với vận tải đường bộ. 

Hiện nay có ICD Quế Võ là cảng cạn, thuộc tuyến vận tải hành lang thủy Hải Phòng – Bắc Ninh với chiều dài gần 156km, nằm trung tâm các khu công công nghiệp của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần của Quảng Ninh về đến Hải Phòng. Với nhiều lợi thế về giao thông, có thể tiếp nhận được những xà lan chở với khối lượng lớn, lên đến hơn 100 TEU, nếu phát huy hiệu quả, ICD Quế Võ chiếm đến gần 70% lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, tương ứng khoảng 4 triệu TEU/năm.

"Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trên trục Bắc Ninh - Hải Phòng, dự báo sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống đường bộ hiện tại, dẫn đến ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường kết nối đến cảng biển và các khu công nghiệp, tạo áp lực về kinh phí bảo trì đường bộ, tăng rủi ro tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường", lãnh đạo Cục Đường thuỷ nhìn nhận.

Ông Phạm Hoài Chung-Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng đánh giá: "Đây là hành lang vận tải thủy quan trọng đốivới khu vực miền Băc gắn với khu công nghiệp thì chúng ta trú trọng phát triển hành lang này trở thành hàng lang chiến lược đối với vận tải thủy là hết sức đúng đắn để khai thông được những điểm nghẽn để phát triển thủy nội địa".

Cần “khơi thông” luồng cho tuyến vận tải xanh

Rất nhiều doanh nghiệp chở hàng container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh cho rằng phương thức vận chuyển bằng đường bộ tuy nhanh nhưng lại không chở được nhiều khối lượng, thường xuyên bị ách tắc, trong khi chi phí lại cao, ảnh hưởng đến nhiều chi phí dịch vụ logictisc.

Ông Trần Đức Thành-Tổng giám đốc Công ty Vận tải biển SHT cho rằng: “Nếu như chở 1 container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh thì cước đường bộ giao động khoảng 3-4 triệu đồng/công, nhưng nếu đi bằng đường thủy rẻ hơn khoảng 30% so với đường bộ. Và nếu có phương án tổ chức tốt nữa thì chi phí sẽ giảm thêm rất nhiều”.

Ông Nguyễn Công Bình-Phó giám đốc ICD Quế Võ, Bắc Ninh thừa nhận, đang có một thực tế là “cầu hãm tàu” do hạ tầng chưa đồng bộ khiến hàng container không thể đi đường thủy nội địa.

“Trên luồng tuyến thủy này có một số cầu như cầu Đuống (Hà Nội), cầu Bình (Bắc Ninh)…với khoảng tĩnh không thông thuyền thấp, không thể bảo đảm cho phương tiện trên 2.000 tấn hoặc phương tiện thủy chở hàng container 3 lớp hoạt động thông suốt, an toàn. Đây là những hạn chế ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh của vận tải đường thủy so với vận tải đường bộ”, ông Bình cho biết.

Cùng quan điểm, ông Đinh Văn Thanh-Phó Tổng thư ký Hội Cảng đường thủy thềm lục địa Việt Nam thừa nhận, do ảnh hưởng của tĩnh không nên việc khai thác của các tầu lớn sông pha biển là trở ngại lớn giảm hiệu quả kinh tế, giảm hiệu quả năng lực vận chuyển.

“Để khai thác tiềm năng, lợi thế đường thủy nội địa, Cục Đường thủy Việt Nam, Bộ GTVT xây dựng tuyến vận tải thủy kiểu mẫu từ ICD Tân Cảng Quế Võ đến cảng biển Hải Phòng, hình thành một hệ thống vận tải thủy “xanh” trên trục Bắc Ninh - Hải Phòng bằng loạt các giải pháp, trong đó có cả cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Thanh nói.

Ông Lê Minh Đạo-Phó Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam phân tích, xung quanh tỉnh Bắc Ninh hiện có 56 khu công nghiệp, gồm 14 khu công nghiệp tại Bắc Ninh, 7 khu công nghiệp tại Bắc Giang, 5 khu công nghiệp tại Thái Nguyên, 15 tại Hà Nội, Vĩnh Phúc 8 và 7 khu công nghiệp tại Phú Thọ, đây là nguồn hàng hóa dồi dào của tuyến vận tải này.

“Nếu so với vận tải đường bộ, 1 sà lan chở được khoảng 100 TEU, bằng khoảng 50 xe container chạy trên đường bộ, với chi phí thấp hơn khoảng 20%, mức độ sử dụng nhiên liệu và lượng phát thải khí nhà kính/tấn-km chỉ bằng khoảng 30%, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường thủy thấp hơn rất nhiều so với đường bộ.

Mục tiêu trước mắt đối với tuyến này sẽ nâng được tỉ trọng container kết nối với Hải Phòng là 20% đến năm 2030 nhưng với giải pháp thực hiện đồng bộ thì tôi kỳ vọng tăng cao hơn nhiều…”, ông Đạo nói.

Việc hình thành tuyến vận tải “xanh” trục Bắc Ninh - Hải Phòng sẽ mang lại hiệu quả không chỉ giảm phát thải khí thải ra môi trường thấp hơn 4-5 lần so với đường bộ mà còn giảm từ 10-15% chi phí logistics cho doanh nghiệp cũng như giảm thời gian di chuyển vận chuyển container đường thủy nội địa từ khoảng 12 giờ xuống còn khoảng 8-9 giờ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Giang tăng cường xử lý vi phạm tại bến thủy nội địa, bến bãi ven sông
Bắc Giang tăng cường xử lý vi phạm tại bến thủy nội địa, bến bãi ven sông

VOV.VN - Lực lượng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quân triển khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, nguyên vật liệu trên đường thủy.

Bắc Giang tăng cường xử lý vi phạm tại bến thủy nội địa, bến bãi ven sông

Bắc Giang tăng cường xử lý vi phạm tại bến thủy nội địa, bến bãi ven sông

VOV.VN - Lực lượng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quân triển khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, nguyên vật liệu trên đường thủy.

Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa
Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa

VOV.VN - Xét báo cáo của Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về vụ nạn giao thông đường thủy trên tuyến Hội An - Cù Lao Chàm, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa

Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa

VOV.VN - Xét báo cáo của Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về vụ nạn giao thông đường thủy trên tuyến Hội An - Cù Lao Chàm, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Yêu cầu rà soát toàn bộ hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa
Yêu cầu rà soát toàn bộ hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa

VOV.VN - Cục CSGT vừa ban hành văn bản đề nghị Công an các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa, rà soát, đánh giá những tồn tại bất cập trong hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Yêu cầu rà soát toàn bộ hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa

Yêu cầu rà soát toàn bộ hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa

VOV.VN - Cục CSGT vừa ban hành văn bản đề nghị Công an các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa, rà soát, đánh giá những tồn tại bất cập trong hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021

VOV.VN - Từ chỗ lỗ 145 tỷ đồng trong năm 2020, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã bứt phá lãi gần 4.000 tỷ đồng trong năm 2021, riêng vận tải biển lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021

VOV.VN - Từ chỗ lỗ 145 tỷ đồng trong năm 2020, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã bứt phá lãi gần 4.000 tỷ đồng trong năm 2021, riêng vận tải biển lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Bộ GTVT đề nghị kiểm toán Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Bộ GTVT đề nghị kiểm toán Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

VOV.VN - Bộ GTVT đề nghị Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện kiểm toán trong năm 2014 đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn

Bộ GTVT đề nghị kiểm toán Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Bộ GTVT đề nghị kiểm toán Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

VOV.VN - Bộ GTVT đề nghị Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện kiểm toán trong năm 2014 đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn

Báo động tình trạng bến thủy nội địa không phép, hoạt động “chui”
Báo động tình trạng bến thủy nội địa không phép, hoạt động “chui”

VOV.VN - Tình trạng bến thủy nội địa hoạt động không phép tràn lan kém an toàn giao thông và lấn chiếm hành lang thủy bộ trong khi đó, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương chưa cương quyết xử lý.

Báo động tình trạng bến thủy nội địa không phép, hoạt động “chui”

Báo động tình trạng bến thủy nội địa không phép, hoạt động “chui”

VOV.VN - Tình trạng bến thủy nội địa hoạt động không phép tràn lan kém an toàn giao thông và lấn chiếm hành lang thủy bộ trong khi đó, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương chưa cương quyết xử lý.

Phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và đường Vành đai 3 TP.HCM
Phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1829 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thống nhất việc giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và đường Vành đai 3 TP.HCM

Phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1829 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thống nhất việc giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Quy định mới nhất của Bộ GTVT về hàng hải, vận tải thuỷ nội địa
Quy định mới nhất của Bộ GTVT về hàng hải, vận tải thuỷ nội địa

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải, vận tải thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.

Quy định mới nhất của Bộ GTVT về hàng hải, vận tải thuỷ nội địa

Quy định mới nhất của Bộ GTVT về hàng hải, vận tải thuỷ nội địa

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải, vận tải thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.