Di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long: Đừng để ai bị bỏ lại phía sau

VOV.VN - Cách đây 5 năm, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu thực hiện đề án di dời ngư dân sinh sống nhà bè trên vịnh Hạ Long lên bờ...

Sau 5 năm thực hiện đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long, hàng nghìn người dân từ 7 làng chài trên Vịnh đã có nhà ở kiên cố trên bờ, không còn canh cánh nỗi lo mỗi khi mưa bão.

Tuy nhiên, không phải người dân làng chài nào cũng may mắn có được nóc nhà mơ ước. 5 năm qua, nhiều chục hộ dân làng chài không đủ điều kiện lên bờ tái định cư vẫn lênh đênh trên biển với cuộc sống thiếu thốn đủ bề, con cái thất học.

Nhiều hộ dân trên làng chài không đủ điều kiện lên bờ tái định cư phải lênh đênh trên biển.

Theo chính sách bồi thường, các hộ là công dân của thành phố Hạ Long, có nhà bè neo đậu ổn định trước thời điểm 21/3/2008 và không có nhà ở trên bờ sẽ được bồi thường 1 lô đất tái định cư 80m2 có nhà ở tại khu 8, phường Hà Phong, TP Hạ Long. Đề án đã giải quyết định cư cho hơn 351 hộ dân với hơn 1.700 khẩu.

Những hộ không đủ điều kiện lên bờ, buộc phải quay về biển mưu sinh, tiếp tục lênh đênh trên các con thuyền chật hẹp, tồi tàn. Vợ chồng anh Vũ Văn Nam, Nguyễn Thị Hoa trú tại tổ 4, khu 9 phường Hồng Hà đã bàn giao bè cho thành phố Hạ Long từ 5 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được cấp đất làm nhà. Không còn các làng chài truyền thống trên vịnh, thuyền của gia đình anh nay ở chỗ này, mai lại chui vào vụng kia để neo đậu.

Cuộc sống trên biển bấp bênh và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mỗi khi mưa bão về.

Anh Vũ Văn Nam cho biết: “Trước khi lấy bè, chính quyền phường Hồng Hà đã hứa cho em một cái nhà tái định cư trên đất liền để cho các con, các cháu ăn học. Nhưng cứ năm này qua năm khác chẳng nhận được cái gì. Bè thì tận tay em đã giao cho phường Hồng Hà. Cứ hẹn từ ngày này qua ngày khác đi bốc nhà nhưng được gọi lên thì lại bảo cứ chờ...”

Cũng hoàn cảnh tương tự, 7 người trong gia đình anh Nguyễn Văn Quang có hộ khẩu tại phường Hùng Thắng cũng quẩn quanh sinh hoạt trên chiếc thuyền 26 m2 sau khi bàn giao bè cho thành phố theo tinh thần đề án. 5 đứa con của anh đều thất học.

"Một đứa 20, 1 đứa 17, 1 đứa 15. Chả đứa nào được đi học cả. Tất cả ở dưới sông. Giờ đi làm mấy ngày trên sông mới về. Trên đất liền thì không có nhà. Vậy chẳng lẽ cứ sáng đi rồi tối lại về đón thì không làm ăn được gì cả. Trước có nhà bè thì kinh tế hơn và con cái được học. Nhưng từ ngày tịch thu bè thì không đứa nào được đi học cả”, anh Quang nói.

Đầu năm nay (2019), Trung tâm phát triển quỹ đất, thành phố Hạ Long cùng 4 phường Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng và Hùng Thắng đã thực hiện rà soát hàng chục hộ dân đang sinh sống trên các tàu, thuyền neo đậu trên Vịnh Hạ Long. Trong đó có nhiều chục hộ dân làng chài là công dân thành phố Hạ Long không có sổ bè, không biết chữ. 

Họ vẫn mong mỏi một ngày nào đó may mắn được lên bờ, có nóc nhà để thờ cúng ông bà, tổ tiên, để con cái không còn thất học, như chia sẻ của ông Nguyễn Văn Bội, Bí thư chi bộ khu phố 8, phường Hà Phong, thành phố Hạ Long: “Hiện tại bây giờ cũng còn phải 50 đến 60 hộ trên biển. Chủ yếu là họ hàng những người dân đã lên đây tái định cư. Họ không có nhà nên ngày lễ, tết về đây ở nhờ rất đông. Nguyện vọng của họ là mong muốn được tái định cư trên bờ. Đây cũng là xu hướng phát triển lâu dài vì không có nhà neo đậu trên vịnh thì ít nhiều vẫn ảnh hưởng tới môi trường vịnh”.

Khu tái định cư làng chài phường Hà Phong, thành phố Hạ Long.

Nguyện vọng chính đáng này, được phóng viên Đài TNVN đặt lên bàn của những người có trách nhiệm và nhận được câu trả lời từ ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long:“Riêng các đối tượng không đảm bảo đủ điều kiện theo đề án di dời thì khẳng định là không có câu chuyện bố trí nhà TĐC. Còn nếu khó khăn họ viết đơn đề nghị, thành phố sẽ xem xét và giải quyết từng trường hợp chứ không thể giải quyết cho tất cả được. Vì còn liên quan đến chính sách, đến ngân sách nhà nước chứ làm sai cũng không được".

Ý nghĩa của Đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long là bảo vệ môi trường di sản , tạo nơi ở ổn định, tạo việc làm, xóa mù chữ, xây dựng tương lai  tốt đẹp hơn cho người dân làng chài bao năm lênh đênh trên biển. Nên chăng, thành phố Hạ Long cần linh hoạt biện pháp, chính sách phù hợp để giúp những hộ dân làng chài chạm được vào giấc mơ có nhà trên bờ.  Có như vậy, đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long mới trọn vẹn tính nhân văn. Thành phố Hạ Long bên bờ di sản sẽ đẹp hơn, văn minh hơn, đáng sống hơn và điều quan trọng là “không để ai bị bỏ lại phía sau”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yêu cầu di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, không để lũ gây chết người
Yêu cầu di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, không để lũ gây chết người

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hoà di dời dân khỏi nơi nguy hiểm.

Yêu cầu di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, không để lũ gây chết người

Yêu cầu di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, không để lũ gây chết người

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hoà di dời dân khỏi nơi nguy hiểm.

Dừng 12 dự án BOT, những trạm thu phí nào phải di dời?
Dừng 12 dự án BOT, những trạm thu phí nào phải di dời?

VOV.VN -Ít nhất 12 dự án BOT đã phải dừng lại, nhiều trạm thu phí đang được xử lý, 67 cuộc kiểm toán được thực hiện tại 60 dự án BOT, BT giao thông.

Dừng 12 dự án BOT, những trạm thu phí nào phải di dời?

Dừng 12 dự án BOT, những trạm thu phí nào phải di dời?

VOV.VN -Ít nhất 12 dự án BOT đã phải dừng lại, nhiều trạm thu phí đang được xử lý, 67 cuộc kiểm toán được thực hiện tại 60 dự án BOT, BT giao thông.

Yêu cầu di dời gấp chất thải nguy hại tại Nhà máy nước Sông Đà
Yêu cầu di dời gấp chất thải nguy hại tại Nhà máy nước Sông Đà

VOV.VN -Tỉnh Hoà Bình yêu cầu khẩn trương chuyển toàn bộ chất thải nguy hại ra khỏi Nhà máy nước sạch Sông Đà sau vụ đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn nước.

Yêu cầu di dời gấp chất thải nguy hại tại Nhà máy nước Sông Đà

Yêu cầu di dời gấp chất thải nguy hại tại Nhà máy nước Sông Đà

VOV.VN -Tỉnh Hoà Bình yêu cầu khẩn trương chuyển toàn bộ chất thải nguy hại ra khỏi Nhà máy nước sạch Sông Đà sau vụ đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn nước.