Điểm danh những dự án của Hà Nội khiến dư luận dậy sóng

VOV.VN - Quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu khoa học, chạy theo tốc độ đô thị hóa, quản lý yếu kém khiến cho quy hoạch Thủ đô trở nên lạc lõng gây dậy sóng dư luận

Dự án mở rộng đường Đường Trường Chinh- đường cong mềm mại: Để phát triển hạ tầng, Thành phố Hà Nội mở rộng con đường Trường Chinh, đường vành đai 2, đoạn ngã Tư Vọng- ngã Tư Sở một con đường có ý nghĩa quan trọng trong việc chống ùn tắc ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố. Nhưng buồn thay, con đường ấy lẽ ra phải đi thẳng để tránh tốn kém thị lại bị những người làm quy hoạch nắn "cong" để tránh đụng vào những lợi ích nào đó.

Đường Trường Chinh được nắn thành đường cong để tiết kiệm 200 tỷ đồng.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, rõ ràng sự bẻ cong này đã là điều chỉnh, còn mục tiêu là gì thì cần phải làm rõ. Tuyến đường này căn cứ vào quy hoạch chung của thủ đô được duyệt năm 1998 là căn cứ vào quy hoạch chi tiết quận Đống Đa được duyệt năm 2000. Theo đó, tuyến đường Trường Chinh được thể hiện là một đường thẳng. Như vậy về mặt pháp lý các đồ án quy hoạch, các bản vẽ đều là tuyến thẳng.

Quan điểm của ông Nghiên cho rằng, trong tổ chức giao thông với chức năng lưu thông tuyến đường đi thẳng bao giờ cũng giải tòa ùn tắc giao thông, tiết kiệm năng lượng đảm bảo mỹ quan nhiều hơn là đường cong.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo TP Hà Nội, xây dựng đường Trường Chinh mở rộng đã chọn phương án ít phải giải phóng mặt bằng, để giảm chi tiêu ngân sách cho nhà nước, hơn nữa vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thì dù cong, hay thẳng không còn là vấn đề quan trọng.

Tranh cãi và khiếu kiện quanh việc đường Trường Chinh đang thẳng biến thành cong khép lại khi lãnh đạo Hà Nội khẳng định sẽ không điều chỉnh và quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Kết luận của ông Thảo không đề cập đến việc điều chỉnh thiết kế phương án đang được triển khai tại đường Trường Chinh và khẳng định "chủ trương của thành phố là quyết tâm tổ chức thực hiện dự án xây dựng đường vành đai II - đường Trường Chinh để hoàn thành theo tiến độ kế hoạch đã phê duyệt".

Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, liên quan đến lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, một dự án nổi tiếng về độ tai tiếng trên địa bàn Hà Nội phải kể đến tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Sau 5 năm thi công, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do thay đổi một loạt yếu tố đầu vào nên tổng mức đầu tư không dừng ở con số 552 triệu USD như kế hoạch ban đầu mà cần thêm 315 triệu USD. Nguyên nhân đẩy chi phí của dự án tăng cao gồm điều chỉnh, bổ sung thiết kế cơ sở; biến động giá nguyên, vật liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách và giải phóng mặt bằng kéo dài…

Sự cố tai nạn gây sập giàn giáo chết người ở tuyến Cát Linh- Hà Đông.

Đến nay dự án vẫn bị chậm tiến độ do năng lực của tổng thầu có tính chuyên nghiệp không cao - khi nhiều lần cam kết nhưng đều không thực hiện được.

Thông báo về tiến độ của Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, tại buổi họp báo Quý III/2015 của Bộ GT-VT chiều 13/10, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đây là dự án “nóng” về chất lượng, tiến độ cũng như về ATGT. “Hiện nay vấn đề về chất lượng và ATGT đã cơ bản giải quyết được, nhưng về tiến độ của dự án còn rất nhiều vấn đề cần phải xử lý”, ông Trường nói.

Về tiến độ dự án, theo Bộ GT-VT, đến thời hạn tháng 6/2016 sẽ hoàn thành xong phần thô bao gồm hệ thống dầm, các nhà ga sau đó mới tiến hành hoàn thiện. Phần hoàn thiện này sẽ gồm nhiều hạng mục kỹ thuật cũng như trang trí, dự kiến mất thời gian khoảng 3 tháng.

Bên cạnh việc thi công chậm tiến độ, đội vốn, dự án này cũng gây ra nhiều vụ tai nạn ảnh hưởng đến sinh mạng người đi đường. Điển hình ngày 6/11/2014, một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại công trình này khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng. Theo đó, sáng 6/11, khi công nhân vận chuyển thép xây dựng lên phía trên để thi công thì nhiều thanh sắt đã rơi xuống dòng người đang di chuyển khiến 3 nạn nhân trên gặp nạn. Nạn nhân tử vong là thượng úy Nguyễn Như Ngọc (33 tuổi), công tác tại Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội). Bộ GT-VT đã đình chỉ thi công toàn bộ dự án nhằm rà soát, thực hiện các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, an toàn thi công và hướng dẫn giao thông. Thế nhưng, sau khi được thi công trở lại chưa lâu, đến ngày 28/12/2014, trên công trườ

ng thi công lại tiếp tục để xảy ra tai nạn khi giàn giáo trên công trường đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đoạn đối diện với Bến xe Hà Đông cũ bất ngờ bị sập xuống 1 xe taxi đang lưu thông bên dưới khiến 1 người bị thương, xe ô tô hư hỏng nặng. Sau sự cố này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ra quyết định đình chỉ công tác với Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án, ngoài ra, hàng loạt cá nhân, đơn vị cũng bị đình chỉ do liên đới trách nhiệm trong sự cố. Chưa dừng lại, ngày 12/5/2015, tại công trường thi công đoạn gần số nhà 341 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội lại tiếp tục xảy ra sự cố. Một thanh sắt dài hơn 1m bất ngờ rơi trúng xe Honda Civic đang lưu thông trên đường, khiến cửa trước, bên trái của xe ô tô bị méo, xước sơn...

Đề án thay thế 6.700 cây xanh trên các tuyến phố nội đô thành phố Hà Nội dự kiến thực hiện trong 3 năm (2015-2017) với kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô

Vì vậy, ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố và phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra  việc chặt hạ cây diễn ra hàng loạt, với cả những cây to đang sinh trưởng tốt.

Cây xanh bị chặt hạ thay thế có cả những cây hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau đó, Kết luận thanh tra được công bố cho thấy nhiều thiếu sót như: khi triển khai chưa tranh thủ rộng rãi ý kiến các nhà khoa học, cộng đồng cư dân nơi chịu tác động; chưa làm rõ tiêu chí, số lượng cây có nguy cơ đổ, khô chết, sâu mục; cây trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh là mỡ chứ không phải vàng tâm như cam kết…

Liên quan đến đề án này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhận trách nhiệm người đứng đầu, Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng bị kiểm điểm, nhiều cá nhân khác bị cách chức, buộc thôi việc sau hoạt động thay thế cây xanh gây bức xúc dư luận vừa qua.

Trong công bố kết luận xử lý trách nhiệm sau thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn. "UBND thành phố đã xem xét toàn diện tính chất, mức độ, động cơ, mục đích, nguyên nhân và hậu quả của các sai phạm; với tinh thần nghiêm túc tự phê bình, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với từng tập thể và cá nhân liên quan", thông báo nêu.

Nguyên Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi dù đã nghỉ hưu cũng được thông báo kết luận thanh tra và nội dung kiểm điểm trách nhiệm vì đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng, phê duyệt Đề án cải tạo và thay thế cây xanh giai đoạn 2014-2015.

Với vai trò tham mưu đề xuất triển khai thực hiện, Sở Xây dựng và các cá nhân công tác tại Sở bị đề nghị nhiều hình thức kỷ luật.

Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục bị yêu cầu "nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc"; Phó giám đốc Sở Hoàng Nam Sơn bị cảnh cáo; Sở Xây dựng được yêu cầu xem xét giáng chức với Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Trần Trọng Hiếu cùng Phó phòng Quản lý hạ tầng Trịnh Văn Lý. 

Dự án 8B Lê Trực, tại dự án này một lần nữa cho thấy bất nhất trong công tác quy hoạch và sự buông lỏng quản lý trật tự xây dựng của Hà Nội.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, sai phạm của chủ đầu tư trong việc xây dựng công trình sai so với giấy phép được cấp là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc cảnh quan khu vực, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và các cơ quan có chức năng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn đã để xảy ra việc xây dựng công trình sai phép của chủ đầu tư.

Công trình 8B Lê Trực vượt 5 tầng so với giấy phép cấp.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội khẳng định, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao vượt 16m, tương đương 5 tầng; diện tích sàn cũng vượt trên 6.000 m2 so với giấy phép xây dựng.

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị UBND quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư lập phương án phá dỡ bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện phá dỡ diện tích sai phép thì UBND quận Ba Đình chỉ đạo phường Điện Biên xây dựng kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền đối với tòa nhà chỉ cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 400m, nhưng có chiều cao gấp hơn 3 lần chiều cao của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh  và cao hơn tòa nhà Quốc hội cách đó không xa tới 30m./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Tháng 6 xử lý các đơn vị, cá nhân liên quan
Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Tháng 6 xử lý các đơn vị, cá nhân liên quan

VOV.VN - Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Thanh tra.

Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Tháng 6 xử lý các đơn vị, cá nhân liên quan

Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Tháng 6 xử lý các đơn vị, cá nhân liên quan

VOV.VN - Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Thanh tra.

Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Cách chức, giáng chức nhiều cán bộ sai phạm
Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Cách chức, giáng chức nhiều cán bộ sai phạm

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu UBND TP để các cơ quan, đơn vị có những thiếu sót.

Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Cách chức, giáng chức nhiều cán bộ sai phạm

Vụ chặt cây xanh Hà Nội: Cách chức, giáng chức nhiều cán bộ sai phạm

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu UBND TP để các cơ quan, đơn vị có những thiếu sót.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Công trình 8B Lê Trực, sai đến đâu cắt đến đó
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Công trình 8B Lê Trực, sai đến đâu cắt đến đó

VOV.VN - Ông Phạm Quang Nghị đề nghị Sở Xây dựng và Kiến trúc xử lý nghiêm theo quy định của thành phố bằng biện pháp “cắt ngọn công trình” 8B Lê Trực.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Công trình 8B Lê Trực, sai đến đâu cắt đến đó

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Công trình 8B Lê Trực, sai đến đâu cắt đến đó

VOV.VN - Ông Phạm Quang Nghị đề nghị Sở Xây dựng và Kiến trúc xử lý nghiêm theo quy định của thành phố bằng biện pháp “cắt ngọn công trình” 8B Lê Trực.

Tòa nhà 8B Lê Trực: Trong bao lâu mới tháo dỡ xong phần vi phạm?
Tòa nhà 8B Lê Trực: Trong bao lâu mới tháo dỡ xong phần vi phạm?

VOV.VN - Sau khi chủ đầu tư đưa ra phương án phá dỡ, phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình xem xét có ý kiến bằng văn bản về phương án phá dỡ của chủ đầu tư.

Tòa nhà 8B Lê Trực: Trong bao lâu mới tháo dỡ xong phần vi phạm?

Tòa nhà 8B Lê Trực: Trong bao lâu mới tháo dỡ xong phần vi phạm?

VOV.VN - Sau khi chủ đầu tư đưa ra phương án phá dỡ, phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình xem xét có ý kiến bằng văn bản về phương án phá dỡ của chủ đầu tư.