Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

VOV.VN - Nếu Nga dấy lên mối đe dọa đối với các nước thành viên NATO giáp biên giới Ukraine, họ sẽ kêu gọi hỗ trợ quân sự từ liên minh. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều đồng minh miễn cưỡng triển khai binh sỹ.

Trong bối cảnh các hoạt động quân sự của Nga đang tiến gần về phía biên giới giữa Ukraine với NATO, nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO ngày càng gia tăng.

Hôm 13/3, Nga tấn công vào Trung tâm quốc tế gìn giữ hòa bình và an ninh Yavoriv, cách biên giới Ukraine với Ba Lan, một thành viên NATO, chỉ khoảng 20km.

Khả năng một đơn vị quân đội Nga vô tình vượt qua biên giới được nhận định là khá cao. Sai lầm có thể xảy ra ở mọi hoạt động quân sự. Có thể thấy rõ điều này từ sự việc Ấn Độ vô tình phóng tên lửa sang Pakistan – 2 nước vốn có quan hệ căng thẳng từ nhiều năm qua.

Ấn Độ có khả năng bị Pakistan đáp trả. Tuy nhiên, không giống như ở Ukraine, Pakistan và Ấn Độ không có cuộc xung đột mở nào khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Nếu một sự việc tương tự như vậy xảy ra giữa Ba Lan và lực lượng Nga ở Ukraine, chính phủ Ba Lan có thể sẽ không nghĩ một vụ phóng tên lửa sang lãnh thổ nước này chỉ là sự cố nhầm lẫn.

Mối lo ngại khác nhau giữa các thành viên NATO

Theo ông Kenton White, Giảng viên về Quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Reading của Anh, các nước phía Đông của NATO lo ngại về ý định của Nga nhiều hơn so với các nước ở phía Tây.

Hôm 15/3, Thủ tướng Ba Lan, Slovenia và Cộng hòa Séc đã có chuyến thăm Ukraine bằng tàu hỏa và gặp Tổng thống Ukraine Zelensky ở thủ đô Kiev.

Cả 3 nước nêu trên đối mặt với nguy cơ trở thành chiến trường tiếp theo nếu xung đột lan rộng.

Chỉ một viên đạn bay qua biên giới vốn yên tĩnh nhưng căng thẳng, hoặc một quan chức không ở thực địa hiểu nhầm tình huống cụ thể và quyết định hành động gây hấn, cũng có thể khiến cuộc giao tranh nhanh chóng leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát của các chỉ huy địa phương.

Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần kêu gọi NATO thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo NATO khước từ đề nghị này, cho rằng làm như vậy có nguy cơ dẫn tới đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.

Lý do tương tự cũng được NATO đưa ra để từ chối đề nghị của Tổng thống Ukraine Zelensky về việc cung cấp máy bay cho Không quân nước này. Nếu NATO trực tiếp cung cấp máy bay cho Ukraine, Nga có thể coi đó là hành động vì mục đích tấn công chứ không phải phòng vệ. Nga cũng đã tuyên bố bất cứ đoàn vận chuyển vũ khí nào vào Ukraine cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công.

Có khả năng ông Zelensky kêu gọi NATO thiết lập vùng cấm bay vì ông biết chắc chắn điều này là bất khả thi, nhưng sự khước từ của NATO có thể trở thành lý do để ông không còn mặn mà với tham vọng đưa Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự. Điều này có thể tạo điều kiện cho Ukraine đàm phán và đi đến thỏa thuận với Nga.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu trực tuyến trước các thành viên Quốc hội Mỹ, ông Zelensky cũng nhắc nhở Mỹ về cuộc tấn công Trân Châu Cảng và vụ khủng bố 11/9/2001. Ông cảnh báo sẽ có nhiều hậu quả nếu NATO không hành động.

Điều 5 NATO

Quy chế thành viên cho phép một quốc gia kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước NATO nhằm kêu gọi hỗ trợ từ các thành viên khác trong liên minh. Trong lịch sử NATO, Điều 5 mới chỉ được sử dụng 1 lần. Mỹ đã kích hoạt Điều 5 sau các vụ tấn công khủng bố ở New York và Washington DC ngày 11/9/2001.

Tuy nhiên, Điều 5 không đảm bảo tất cả các quốc gia còn lại trong NATO sẽ gửi lực lượng vũ trang nhằm đáp trả một cuộc tấn công, mà chỉ nêu hành động quân sự là một lựa chọn có thể tính đến trong nguyên tắc “phòng vệ tập thể” của liên minh.

Dựa trên những tuyên bố công khai từ Westminster, Anh được cho là sẽ tuân thủ nghĩa vụ nhằm đáp trả một cuộc tấn công của Nga. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid trong một cuộc phỏng vấn với LBC giữa tháng này từng nói: “Nếu chỉ một mũi giày của Nga bước vào lãnh thổ NATO, họ sẽ có một cuộc chiến với NATO”.

Ngày 25/2, một ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, lãnh đạo các nước NATO họp tại Brussels , sau đó ra tuyên bố chỉ trích chiến dịch của Nga, đồng thời cam kết hỗ trợ Ukraine. Liên minh cam kết “tiếp tục thực hiện mọi biện pháp và quyết định cần thiết để đảm bảo an ninh và bảo vệ tất cả các đồng minh”.

Theo đó, NATO đã triển khai lực lượng cả trên bộ và trên biển dọc khu vực phía Đông đồng thời “kích hoạt kế hoạch phòng thủ NATO nhằm chuẩn bị phản ứng trước một loạt tình huống khẩn cấp và bảo vệ lãnh thổ liên minh”.

Tuy nhiên, ông Kenton White cho biết, những nghiên cứu của ông về NATO bao gồm các cuộc thảo luận không chính thức với một số quan chức từ nhiều quốc gia thành viên, khiến ông tin rằng, những quốc gia thành viên ở xa vùng xung đột hơn sẽ không muốn điều động các lực lượng chiến đấu tham gia vào một cuộc tấn công đáp trả Nga, ngay cả trong trường hợp Điều 5 được kích hoạt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tuyên bố “không còn quan hệ với NATO”, cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng
Nga tuyên bố “không còn quan hệ với NATO”, cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng

VOV.VN - Nga hiện không còn quan hệ với NATO và các mối quan hệ tương lai sẽ phụ thuộc vào những bước đi mà liên minh quân sự này thực hiện, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nhận định với báo giới ngày 22/3.

Nga tuyên bố “không còn quan hệ với NATO”, cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng

Nga tuyên bố “không còn quan hệ với NATO”, cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng

VOV.VN - Nga hiện không còn quan hệ với NATO và các mối quan hệ tương lai sẽ phụ thuộc vào những bước đi mà liên minh quân sự này thực hiện, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nhận định với báo giới ngày 22/3.

Quốc gia NATO phản đối lệnh trừng phạt Nga và vùng cấm bay ở Ukraine
Quốc gia NATO phản đối lệnh trừng phạt Nga và vùng cấm bay ở Ukraine

VOV.VN - Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với những người đồng cấp thuộc các nước thành viên EU ở Brussels ngày 21/2, Ngoại trưởng Hungary - Peter Szijjarto cho biết, Hungary không thể ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Quốc gia NATO phản đối lệnh trừng phạt Nga và vùng cấm bay ở Ukraine

Quốc gia NATO phản đối lệnh trừng phạt Nga và vùng cấm bay ở Ukraine

VOV.VN - Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với những người đồng cấp thuộc các nước thành viên EU ở Brussels ngày 21/2, Ngoại trưởng Hungary - Peter Szijjarto cho biết, Hungary không thể ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Máy bay Mỹ bị rơi trong cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga
Máy bay Mỹ bị rơi trong cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga

VOV.VN - Quân đội Na Uy hôm 18/3 xác nhận một máy bay của thủy quân lục chiến Mỹ đã bị rơi và mất tích ở miền Bắc Na Uy trong khi tham gia tập trận "Phản ứng Lạnh" của NATO ở vùng Bắc cực và gần biên giới với Nga.

Máy bay Mỹ bị rơi trong cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga

Máy bay Mỹ bị rơi trong cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga

VOV.VN - Quân đội Na Uy hôm 18/3 xác nhận một máy bay của thủy quân lục chiến Mỹ đã bị rơi và mất tích ở miền Bắc Na Uy trong khi tham gia tập trận "Phản ứng Lạnh" của NATO ở vùng Bắc cực và gần biên giới với Nga.