Đổi thay trên quê hương của anh hùng, liệt sĩ Vừ A Dính

VOV.VN - Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và sự quan tâm của cấp ủy chính quyền các cấp, cùng tinh thần đoàn kết, cần cù của nhân dân, Pú Nhung đã khoác lên mình cuộc sống mới ấm no hơn.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo là căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh Lai Châu (cũ) - nay là tỉnh Điện Biên. Đây cũng chính là quê hương của anh hùng, liệt sĩ Vừ A Dính.

Pú Nhung là địa bàn miền núi, xa xôi hẻo lánh, rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (cũ), nay là tỉnh Điện Biên. Do cách biệt với các tỉnh miền xuôi, nên ngay cả khi Cách mạng Tháng Tám thành công thì Tuần Giáo vẫn chưa có tổ chức đảng cộng sản và phong trào cách mạng.

Thế nhưng, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Pú Nhung đã được chọn làm căn cứ cách mạng của Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu. Dưới sự chỉ đạo của chi bộ Lai Châu, cuối năm 1949, Ủy ban Kháng chiến của hai xã Pú Nhung và Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo) được thành lập. Đầu năm 1950, đội du kích xã Pú Nhung ra đời. Ngay từ những ngày đầu thành lập, bằng các vũ khí thô sơ nhưng với tinh thần chiến đấu dũng cảm mưu trí, đội du kích Pú Nhung đã chặn được nhiều cuộc càn quét đẫm máu, gây cho địch tổn thất lớn, tạo tiếng vang cũng như niềm tin trong nhân dân.

Ông Ly Giống Lềnh, Bí thư Chi bộ bản Tênh Lá, xã Pú Nhung chia sẻ, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, cuộc sống người dân nơi đây bắt đầu bước sang trang mới. Từ một vùng quê nghèo khó với nhiều cái “không”: Không đường, không điện, không trường học, không trạm y tế; số người dân biết tiếng phổ thông chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, sự quan tâm của cấp ủy chính quyền các cấp, cùng tinh thần đoàn kết, cần cù của nhân dân, Pú Nhung đã khoác lên mình cuộc sống mới ấm no hơn.

"Được Đảng, Nhà nước quân tâm thì giờ đã có đường ô tô lên bản, đời sống kinh tế của người dân cũng dần khá lên, được nâng lên rõ rệt. Có nhà văn hóa để bà con giao lưu sinh hoạt hàng năm, con em trong bản đều được đến trường lớp đầy đủ. Các loại hàng hóa như cây ngô, cây lúa, đậu tương đem bán thì người ta có thể đến tận bản thu mua, cuộc sống dần được nâng lên hơn", ông Ly Giống Lềnh nói.

Trong phát triển kinh tế, dù còn nhiều khó khăn vì địa hình xa xôi cách trở, nhưng bằng ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, người dân Pú Nhung đã cất công đi nhiều nơi tìm hiểu, học tập để đưa thêm nhiều loại cây ăn quả, cây lấy gỗ về trồng. Cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn từ Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, theo thời gian, đã dần hình thành nên nhiều sản vật nông nghiệp mang thương hiệu Pú Nhung, như cây mía “xương đen”, cây dứa...

Toàn xã đã phát triển được trên 10 ha cây mắc ca; trên 60 ha cây ăn quả. Nhiều tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng cho thu nhập từ 50 đến hơn 100 triệu đồng/năm.

Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng Vừ A Dính, phong trào học tập cũng không ngừng được xây dựng và trở thành điểm sáng của Pú Nhung. Nhiều “Dòng họ hiếu học” như: dòng họ Vừ ở bản Ðề Chia, dòng họ Sùng ở bản Phiêng Pi… góp phần thắp lửa cho phong trào học tập của nhiều thế hệ tại địa phương.

Ông Sùng A Chứ - Tổ phó tổ dòng họ Sùng bản Phiêng Pi, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo cho biết: "Năm vừa rồi, dòng họ Sùng đã phấn đấu, tuyên truyền vận động các chủ dòng họ, chủ gia đình đoàn kết, giúp đỡ nhau làm kinh tế, giúp nhau dạy bảo, giáo dục các cháu đi học. Năm qua, 100% các cháu đi học đầy đủ, không có cháu nào bỏ học, các kỳ thi các cháu đều đạt thành tích, lên lớp 100%".

Ông Vừ A Kỷ, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo cho biết, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền xã Pú Nhung đã phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên, người có uy tín, vận động nhân dân thay đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế. Nếu như năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn trên 50% thì đến nay đã giảm còn 37%. Từ xã “trắng” tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, hiện tại Pú Nhung đã cơ bản đạt 15/19 tiêu chí.

"Cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định rõ mục tiêu phải phát triển kinh tế xã hội,ổn định thu nhập cho bà con, xoá đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây Pú Nhung được đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, trạm y tế, trường học, đường giao thông, tạo điều kiện cho bà con về vận chuyển nông sản, phát triển hàng hoá. Bà con đã tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng mía, dứa phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình", cho biết thêm.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, người dân Pú Nhung một lòng theo Đảng, những tấm gương anh dũng hy sinh để bảo vệ cách mạng như Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính, Anh hùng quân đội Sùng Phái Sinh đã mãi mãi ghi vào sử sách. Trong thời bình, lớp lớp các thế hệ con cháu trên quê hương cách mạng Pú Nhung vẫn đang tiên phong trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới tại địa phương. Cùng với đó là lòng tự hào dân tộc, niềm tin sắt son theo Đảng luôn được phát huy mạnh mẽ trên mảnh đất lịch sử này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến thăm xóm nghèo và khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, Cao Bằng
Đến thăm xóm nghèo và khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, Cao Bằng

VOV.VN - Từ một xóm vùng cao khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng với nhiều hủ tục lạc hậu cùng sự phức tạp về an ninh trật tự, những năm qua, người dân xóm Khau Ho, xã Sơn Lập, (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) đã phát huy được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp để từng bước vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương.

Đến thăm xóm nghèo và khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, Cao Bằng

Đến thăm xóm nghèo và khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, Cao Bằng

VOV.VN - Từ một xóm vùng cao khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng với nhiều hủ tục lạc hậu cùng sự phức tạp về an ninh trật tự, những năm qua, người dân xóm Khau Ho, xã Sơn Lập, (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) đã phát huy được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp để từng bước vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương.

Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề
Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

VOV.VN - Từ các lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức, nhiều lao động ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi tư duy, "biến" kiến thức trên các lớp học thành những mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả.

Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

VOV.VN - Từ các lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức, nhiều lao động ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi tư duy, "biến" kiến thức trên các lớp học thành những mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả.

Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao
Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao

VOV.VN - Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặt ra với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ không dễ đối với vùng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.

Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao

Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao

VOV.VN - Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặt ra với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ không dễ đối với vùng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.