Đường Trường Sơn Đông huyền thoại hôm qua và hôm nay

VOV.VN -Tiếp nối con đường huyền thoại, đường Trường Sơn Đông được đầu tư mở rộng đang làm thay đổi diện mạo cuộc sống người dân nơi con đường đi qua

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn ở cả hai cánh Đông và Tây, đã góp phần quan trọng để quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Sau ngày giải phóng, ở cánh Tây đã hình thành Quốc lộ 14, nay được nâng cấp, mở rộng thành đường Hồ Chí Minh. Còn ở cánh Đông, Chính phủ đã giao cho Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng triển khai Dự án đường Trường Sơn Đông. Con đường này có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược phòng thủ quốc gia, củng cố quốc phòng - an ninh và  phát triển kinh tế - xã hội. 

Đường Đông Trường Sơn đi qua xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Sau 40 năm giải phóng, bà con dân tộc Ca Dong và H’rê ở xã Ngọk Tem, một xã đặc biệt khó khăn của huyện nghèo Kon Plông, tỉnh Kon Tum lại có thêm niềm vui lớn khi đường Trường Sơn Đông đi qua xã đã được mở rộng. Tuyến đường mòn Trường Sơn năm xưa, bà con đã từng góp sức cùng bộ đội băng rừng thồ lương, tải đạn, chi viện cho chiến trường miền Nam, nay đã được đổ bê tông, thảm nhựa phẳng lỳ. Bà Y Xai - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông cho biết, cùng với con đường lịch sử này, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, trường học, trạm y tế và nhiều chính sách khác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, nên diện mạo nông thôn ở đây ngày càng khởi sắc.

“Đường Trường Sơn trước là con đường mòn, nhỏ đi lại rất khó khăn. Từ khi mở rộng con đường Trường Sơn cuộc sống của bà con từng bước thay đổi, thu nhập bình quân đầu người của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng cũng được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt đối với người Ca Dong, từ khi có đường, bà con làm ra bắp mì cũng có chỗ tiêu thụ, trao đổi hàng hóa cũng được đảm bảo”.

Từ điểm đầu là thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đường Trường Sơn Đông đi qua tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum rồi đến tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tại vùng căn cứ cách mạng Sơn Lang, huyện Kbang - quê hương Anh hùng Núp, bà con dân tộc Bana ở đây hân hoan vì tuyến đường mòn xuyên rừng năm xưa giờ đã thênh thang rộng mở, đi lại thuận tiện. Cũng trên con đường mòn này năm xưa, bà con Bana ở đây còn tự hào đã khai thác gỗ từ rừng Kbang mang ra tận thủ đô Hà Nội để xây Lăng Bác Hồ.

Đường Trường Sơn Đông huyền thoại năm xưa, hiện nay tiếp tục được đầu tư mở rộng, đi qua nhiều vùng căn cứ cách mạng ở 4 tỉnh Tây Nguyên, kết nối nhiều vùng đất Anh hùng như: xã Đăk Ring, Đăk Nên (tỉnh Kon Tum); xã Sơn Lang, Tơ Tung, Đất Bằng (tỉnh Gia Lai). Đó cũng là quê hương của các Anh hùng như: Đinh Núp, A Gió, Kpă K’lơng, Wừu... Chính những vùng đất anh hùng ấy, những người con anh hùng ấy, cùng với đường mòn Trường Sơn Đông năm xưa đã góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.

Ý nghĩa lịch sử, giá trị thực tiễn cũng như tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn Đông đã được khẳng định. Ông Hà Sơn Nhin - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nói: “Đầu tư xây dựng đường Trường Sơn Đông là việc làm chiến lược và có ý nghĩa to lớn. Riêng tỉnh Gia Lai con đường này chạy qua tỉnh là 247km, qua 6 huyện và 26 xã, đa phần là những xã đặc biệt khó khăn, những xã vùng căn cứ địa cách mạng. Có đường Trường Sơn Đông sẽ góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo”.

Còn Đại tá Hà Huy Hùng, Ban quản lý Dự án đường Trường Sơn Đông, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng cho biết: “Đồng bào vùng sâu vùng xa là hầu hết các dân tộc thiểu số ở khu vực này sau 40 năm giải phóng rồi mà cuộc sống vẫn cực kì khó khăn. Từ khi có đường đến thì nâng cao đời sống nhận thức, phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc. Đây là con đường mà Đảng và Nhà nước trả ơn cho những người đã tham gia làm cách mạng nhiều năm. Sau giải phóng chưa có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội thì nay có con đường này sẽ góp phần thay đổi rất tốt cho đồng bào.”

Đầu tháng 3/2015, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cùng đoàn công tác của Quốc hội đi kiểm tra thực tế toàn tuyến đường Đông Trường Sơn.

Với ý nghĩa quan trọng đó, năm 2007, Chính phủ đã giao cho Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư Dự án đường Trường Sơn Đông, với số vốn hơn 10.000 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài khoảng 700km, là trục giao thông xuyên suốt 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk đến Lâm Đồng.

Cũng với tầm quan trọng của Dự án, mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cùng đoàn công tác của Quốc hội đã đi kiểm tra thực tế trên toàn tuyến. Qua đó cho thấy, tuyến đường Đông Trường Sơn đã cơ bản hình thành và đã thông tuyến được ¾ chiều dài toàn tuyến, hoàn chỉnh được 410km mặt đường, 2 đường đôi lưỡng dụng, 100 cây cầu các loại và 1 hầm, nghiệm thu và bàn giao cho Bộ Giao thông - Vận tải đưa vào khai thác sử dụng 33/57 gói thầu.

Kết thúc chuyến kiểm tra thực tế,  Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả triển khai toàn dự án. Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định Dự án này có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược phòng thủ quốc gia, củng cố an ninh – quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội; Đề nghị chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó, riêng đoạn đường từ Thạnh Mỹ - Quảng Nam đến M’Đrắk - Đắk Lắk phải đảm bảo hoàn thành việc đấu nối trong năm nay, chậm nhất là trong tháng 1/2016.

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị chủ đầu tư và các đơn vị thi công tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công đường Đông Trường Sơn. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị: “Ban quản lý dự án chỉ đạo tập trung khắc phục để hoàn thành các đoạn dở dang, bảo đảm chất lượng. Nhanh chóng triển khai, bảo đảm tiến độ thi công các đoạn đường còn lại đã được phê duyệt. Chú ý kiểm tra tất cả những vấn đề như thoát nước, sạt lở, mất chân dễ trôi ở các móng cầu… Nghiên cứu các nhà thầu đã thi công có chất lượng tốt bổ sung tiếp cho các nhà thầu đó họ làm. Đề nghị phấn đấu hoàn thành tuyến từ Thạnh Mỹ - Quảng Nam đến M’Đrắk - Đắk Lắk vào cuối năm 2015, chậm nhất là tháng 1/2016”.

Đường mòn Đông Trường Sơn huyền thoại năm xưa cùng với đồng bào các dân tộc sinh sống trên dải Trường Sơn hùng vĩ đã một lòng theo cách mạng, đoàn kết cùng các lực lượng làm nên chiến thắng vẻ vang, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau 40 năm giải phóng, con đường huyền thoại ấy lại tiếp tục được Nhà nước đầu tư mở rộng, kết nối những vùng đất anh hùng, giữ vững thành quả cách mạng, thực hiện chiến lược phòng thủ quốc gia, củng cố an ninh – quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc
40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

VOV.VN - Sử dụng chiến thuật nghi binh ta đã khiến địch không còn cách gì để cứu vãn khi lực lượng của ta đánh vào mục tiêu chính.

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

VOV.VN - Sử dụng chiến thuật nghi binh ta đã khiến địch không còn cách gì để cứu vãn khi lực lượng của ta đánh vào mục tiêu chính.

Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng
Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

VOV.VN - Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng tạo ra một thế và lực mới cho toàn Quân khu 8 trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. 

Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

VOV.VN - Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng tạo ra một thế và lực mới cho toàn Quân khu 8 trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. 

Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh
Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

VOV.VN - Ông Robert Hodierne không thể tin nổi rằng mình có thể tìm gặp lại được những người dân tại một ngôi làng mà ông từng chụp ảnh 40 năm trước.

Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

VOV.VN - Ông Robert Hodierne không thể tin nổi rằng mình có thể tìm gặp lại được những người dân tại một ngôi làng mà ông từng chụp ảnh 40 năm trước.

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh
Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

VOV.VN - Huyện Tánh Linh được giải phóng đã mở đường cho chiến thắng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi hoàn toàn miền Nam vào 30/4/1975.

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

VOV.VN - Huyện Tánh Linh được giải phóng đã mở đường cho chiến thắng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi hoàn toàn miền Nam vào 30/4/1975.

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng
Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long
Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long

VOV.VN -Chiến thắng Phước Long được đánh giá là một trong những kỳ tích của quân và dân Phước Long, gắn liền với truyền thống vẻ vang của Quân đoàn 4 anh hùng.

Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long

Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long

VOV.VN -Chiến thắng Phước Long được đánh giá là một trong những kỳ tích của quân và dân Phước Long, gắn liền với truyền thống vẻ vang của Quân đoàn 4 anh hùng.